Thứ ba 07/05/2024 11:57

Covid-19 là một bệnh nghề nghiệp - Quan điểm và đề xuất

Nghiên cứu - TS. Nguyễn Tuấn Anh - Viện Nghiên cứu Thanh niên

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã phân loại bệnh nghề nghiệp thành 29 nhóm với hàng trăm bệnh khác nhau. Còn ở Việt Nam, danh mục các loại bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành sau khi lấy ý kiến của Tổng LĐLĐ Việt Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động. Hiện ở Việt Nam mới có 34 bệnh nghề nghiệp được đưa vào danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm.
Covid-19 là một bệnh nghề nghiệp - Quan điểm và đề xuất
Thăm khám, hội chẩn cho bệnh nhân Covid-19 nặng tại khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Minh Quyết

1. Về khái niệm bệnh nghề nghiệp

Theo Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động (2015), bệnh nghề nghiệp là “bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động”. Bệnh nghề nghiệp xảy ra cấp tính hoặc từ từ (hay còn gọi là mãn tính). Một số bệnh không chữa khỏi và để lại di chứng. Tuy nhiên, bệnh nghề nghiệp có thể phòng tránh được. Nguyên nhân của bệnh nghề nghiệp là do phải thường xuyên và lâu dài tiếp xúc với điều kiện lao động không tốt. Ngay từ khi có lao động, bệnh nghề nghiệp đã xuất hiện và gây ảnh hưởng tới người lao động.

Bệnh nghề nghiệp đã được Chính phủ quy định trong Nghị định số 37/2016/NĐ-CP về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc. Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng ban hành Danh mục bệnh nghề nghiệp và Hướng dẫn quản lý trong Thông tư số 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội và Thông tư số 28/2016/TT-BYT hướng dẫn quản lý bệnh nghề nghiệp.

2. Quan điểm coi Covid-19 là một bệnh nghề nghiệp

Đại dịch Covid-19 đang tác động mạnh đến những người lao động tiếp xúc với vi rút trong môi trường làm việc của họ. Theo Văn phòng Thống kê châu Âu (Eurostat), hầu hết các nước thành viên đều công nhận Covid-19 là một bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên, vẫn có những quốc gia có quan điểm trái ngược về vấn đề này.

Covid-19 là một bệnh nghề nghiệp - Quan điểm và đề xuất

Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho công nhân tại Khu công nghiệp Vân Trung (Bắc Giang).

Ở Tây Ban Nha, Covid-19 đáp ứng mọi điều kiện để được coi là một bệnh nghề nghiệp, song ở Italia, Covid-19 được coi là một tai nạn nghề nghiệp. Các quốc gia như Thụy Điển, Phần Lan cũng công nhận Covid-19 là một bệnh nghề nghiệp. Ở Malta, mặc dù Covid-19 không nằm trong danh sách các bệnh nghề nghiệp, song luật pháp vẫn để mở và danh sách bệnh nghề nghiệp có thể được cập nhật với Covid-10. Ở Ireland, bệnh này vẫn chưa được công nhận là bệnh nghề nghiệp, nhưng nó đang trải qua quá trình xem xét sẽ cần sự hỗ trợ của chính phủ trong trường hợp có khuyến nghị tích cực. Tại Vương quốc Anh, bất chấp nỗ lực bổ sung Covid-19 vào danh sách, Bộ trưởng về An sinh Xã hội Vương quốc Anh kết luận rằng, hiện tại, bằng chứng là không đủ.

Danh mục bệnh nghề nghiệp ở hầu hết các nước châu Âu được phân loại theo danh sách phù hợp với danh sách bệnh nghề nghiệp của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) hoặc Liên minh châu Âu (EU). Theo luật của Pháp, chỉ những người lao động từ khu vực tư nhân mới có thể được công nhận là mắc bệnh nghề nghiệp khi nhiễm Covid-19. Để được coi là bệnh nghề nghiệp, cần phải thiết lập mối liên hệ rõ ràng giữa bệnh và những tiếp xúc tại nơi làm việc. Mối liên hệ này có vẻ rõ ràng liên quan đến những nhân viên y tế và những người làm trong lĩnh vực dịch vụ xã hội trong bối cảnh của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, nó phải đáp ứng các yêu cầu về y tế và hành chính của từng quốc gia. Thậm chí, người lao động tại nhiều nước châu Âu mất nhiều thời gian để chứng minh mình mắc Covid-19 trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp. Ở Bulgaria, Covid-19 có thể được coi là bệnh nghề nghiệp nếu mối liên hệ với phơi nhiễm tại nơi làm việc chắc chắn được thiết lập.

Ở Cộng hòa Séc, việc cung cấp các bằng chứng chứng minh Covid-19 thực sự liên quan trực tiếp đến kết quả công việc là không cần thiết. Ở Bồ Đào Nha, chỉ có nhân viên y tế và nhân viên an ninh mới có quyền yêu cầu các nhà chức trách công nhận việc mình bị nhiễm Covid-19 đồng nghĩa với việc mắc bệnh nghề nghiệp. Ở Pháp, vì một loạt các lĩnh vực lao động đã bị loại trừ, do đó, các thủ tục pháp lý đã trở thành con đường duy nhất cho người lao động đòi quyền lợi của họ. Đất nước Hà Lan có sự khác biệt với các nước khác ở châu Âu vì bản thân luật của họ không có quy định bồi thường cho một bệnh nghề nghiệp, do đó, Covid-19 không được công nhận là bệnh nghề nghiệp có thể bồi thường.

Covid-19 là một bệnh nghề nghiệp - Quan điểm và đề xuất

Xét nghiệm mẫu bệnh phẩm Covid-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh

Một khi Covid-19 được coi là bệnh nghề nghiệp, người lao động sẽ được hưởng lợi từ khoản bồi thường bao gồm toàn bộ hoặc một phần thiệt hại thu nhập của họ. Tổ chức UNICARE đã thực hiện một dự án nghiên cứu về ảnh hưởng của Covid-19 đến đội ngũ nhân viên y tế. Nghiên cứu này thấy rằng các hỗ trợ xã hội mà các quốc gia châu Âu dành cho đội ngũ nhân viên y tế thực hiện công tác điều trị Covid-19 là tốt; song, sự đa dạng về chính sách và sự khác nhau trong quan điểm của nhiều quốc gia khiến cho nhu cầu cấp thiết cần có một quy tắc chung để công nhận Covid-19 là một bệnh nghề nghiệp.

Mặc dù nhân viên y tế và chăm sóc xã hội thuộc nhóm nghề nghiệp có nguy cơ rủi ro cao mắc Covid-19 nhưng tất cả các ngành nghề trong xã hội đều quan tâm vấn đề này bởi Covid-19 đang không loại trừ một ai. Đặc biệt, cần có dữ liệu chính xác để xem xét mức độ ảnh hưởng của Covid-19 đến người lao động và các lĩnh vực liên quan. Vì một bệnh nghề nghiệp phải liên quan đến mức độ phơi nhiễm nhất định tại nơi làm việc, trong khi việc đánh giá này là khá khó khăn. Bên cạnh đó, việc xác định các triệu chứng lâm sàng cũng như các biện pháp cần thực hiện khi một người lao động có kết quả xét nghiệm dương tính cũng có thể dẫn đến các phương pháp tiếp cận khác nhau. Từ đó dẫn đến sự khó thống nhất trong đề xuất các chính sách chung.

Covid-19 là một bệnh nghề nghiệp - Quan điểm và đề xuất
Học viên tham gia thực hành kỹ năng chăm sóc, điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại Lớp tập huấn hướng dẫn tiếp nhận điều trị, chăm sóc, lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 do Sở Y tế Lai Châu tổ chức

3. Đề xuất

Bộ Lao động - Thương binh, Xã hội dự báo, với tình hình dịch bệnh bùng phát hiện nay, sẽ có trên 30 triệu lao động bị ảnh hưởng tiêu cực, khoảng 4 triệu lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp, Khu chế xuất bị tác động trực diện, lao động làm việc trong tất cả các ngành, lĩnh vực đều bị tác động mạnh. Theo Tổng cục Thống kê, trong quý I/2021, dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến 9,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên, trong đó 540 nghìn người bị mất việc và hàng triệu lao động phải tạm nghỉ, nghỉ giãn việc, giảm thu nhập (2,8 triệu người phải tạm nghỉ/tạm ngừng sản xuất kinh doanh; 3,1 triệu người cho biết họ bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên và 6,5 triệu lao động bị giảm thu nhập). Trước tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 đã và đang tác động, ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Nghị quyết được ban hành nhằm mục đích góp phần phục hồi sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch, ổn định sản xuất, kinh doanh, đảm bảo đời sống và an toàn cho người lao động.

Thời gian qua, chúng ta thấy, Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành từ Trung ương tới địa phương đang nỗ lực hết sức mình cùng với toàn dân tích cực phòng, chống đại dịch Covid-19. Để tăng cường hiệu quả hỗ trợ và đảm bảo quyền lợi cho người lao động, thiết nghĩ, thời gian tới, ngành Lao động, Thương binh, Xã hội và ngành Y tế cần có những đánh giá chi tiết hơn về hệ quả của Covid-19 đến người lao động; xây dựng dữ liệu thống kê, theo dõi về mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến người lao động tại nơi làm việc. Ngoài ra, đồng thời kiến nghị xem xét việc cân nhắc đưa Covid-19 vào trong danh mục bệnh nghề nghiệp đối với một số ngành nghề có môi trường làm việc nguy hiểm và rủi ro cao như ngành Y tế, An ninh, Môi trường, An toàn, vệ sinh lao động với những chế độ chính sách phù hợp để giúp lao động những ngành này yên tâm làm việc và cống hiến.

Covid-19 là một bệnh nghề nghiệp - Quan điểm và đề xuất

Người lao động Công ty TNHH xuất nhập khẩu Sung IL Vina tại Hòa Bình luôn đeo khẩu trang trong suốt quá trình làm việc

Cán bộ công đoàn vừa là nguồn tin chính xác, vừa kể câu chuyện xúc động trong đại dịch Cán bộ công đoàn vừa là nguồn tin chính xác, vừa kể câu chuyện xúc động trong đại dịch

Theo bà Vũ Thị Giáng Hương, Quyền Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng LĐLĐ Việt Nam, để công tác thông tin, tuyên truyền trong bối cảnh ...

Nhiệm vụ cấp bách phòng chống Covid-19 trong các cấp công đoàn Nhiệm vụ cấp bách phòng chống Covid-19 trong các cấp công đoàn

Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn vừa ban hành công văn yêu cầu LĐLĐ các tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương ...

Khơi dậy tinh thần đoàn kết phòng, chống dịch Covid-19 trong điều kiện mới Khơi dậy tinh thần đoàn kết phòng, chống dịch Covid-19 trong điều kiện mới

Dịch bệnh Covid-19 tiếp tục lan rộng như cú đánh bồi vào cơ thể vốn đã ốm yếu của nhiều nền kinh tế. Trong lúc ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động

Công đoàn -

Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động

Trên cương vị Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam (nay là Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam), đồng chí Hoàng Quốc Việt hết sức coi trọng công tác chăm lo đời sống cho công nhân, viên chức mà tiền lương, tiền thưởng là vấn đề quan tâm hàng đầu.

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Công đoàn -

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Đồng chí Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 30/3/1980) sống 92 năm tuổi đời, có gần 70 năm hoạt động cách mạng, 17 năm bị thực dân, đế quốc giam cầm, tù đày và đã giữ nhiều trọng trách trong Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội.

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Nghiên cứu -

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Tổ chức Công đoàn là một chủ thể quan trọng trong việc tham gia bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động.

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Nghiên cứu -

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Công đoàn Việt Nam từ khi thành lập đến nay luôn là một bộ phận khăng khít của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng; là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Việc trong thời gian tới có thể xuất hiện tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết.

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Hoạt động Công đoàn -

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Theo TS. Bùi Sỹ Lợi, xuất phát từ yêu cầu khắc phục một số hạn chế, bất cập của Luật Công đoàn, đáp ứng hoạt động của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ mới, việc sửa đổi Luật Công đoàn là rất cần thiết.

Cần hơn nữa vai trò phản biện chính sách và đồng quyết định của công đoàn

Công đoàn -

Cần hơn nữa vai trò phản biện chính sách và đồng quyết định của công đoàn

Với vai trò là tổ chức đại diện cho người lao động (NLĐ), công đoàn (CĐ) thực hiện nhiệm vụ của mình thông qua ba hình thức sau: chăm lo – tiếng nói – đồng quyết định, gọi là ba nấc thang đại diện.

Khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, công nhân có được từ chối làm việc? Tôi công nhân

Khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, công nhân có được từ chối làm việc?

Theo quy định của pháp luật, người lao động có quyền từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình.

Quy định về ngày nghỉ hằng tuần năm 2024: Người lao động cần biết Tôi công nhân

Quy định về ngày nghỉ hằng tuần năm 2024: Người lao động cần biết

Theo quy định, người lao động sẽ được nghỉ hằng tuần ít nhất là 1 ngày. Trong trường hợp đặc biệt không thể nghỉ hằng tuần thì sẽ bố trí nghỉ ít nhất 04 ngày/tháng.

Talk Công đoàn: Để tai nạn lao động không còn là nỗi đau dai dẳng Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Để tai nạn lao động không còn là nỗi đau dai dẳng

Talk Công đoàn là cuộc trò chuyện với đồng chí Hồ Thị Kim Ngân, Phó Trưởng ban Quan hệ Lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam về vấn đề an toàn vệ sinh lao động.

10 đơn vị dẫn đầu cuộc thi tìm hiểu công tác ATVSLĐ tính đến ngày 6/5/2024 Infographic

10 đơn vị dẫn đầu cuộc thi tìm hiểu công tác ATVSLĐ tính đến ngày 6/5/2024

Cuộc thi trực tuyến CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ do Ban Quan hệ lao động Tổng liên đoàn phối hợp với Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức, diễn ra từ ngày 15/04/2024. Dưới đây là 10 đơn vị có số đoàn viên tham gia dự thi đông nhất tính đến 10 giờ,
Bản tin công nhân: Nữ công nhân mất ngay 1 tháng lương vì ham làm "nhiệm vụ kim cương" Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Nữ công nhân mất ngay 1 tháng lương vì ham làm "nhiệm vụ kim cương"

Bản tin công nhân ngày 6/5 gồm những nội dung chính: Nữ công nhân mất ngay 1 tháng lương vì ham làm "nhiệm vụ kim cương"; Lao động Việt ít hài lòng về công việc, tỷ lệ cao nhất khu vực Đông Nam Á; Thất nghiệp, công nhân thuê phòng trọ mở nhà trẻ, 6 bé chung 1 cái quạt...

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động Video

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động

Cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động" được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn).

Đọc thêm

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Hoạt động Công đoàn -

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, LĐLĐ tỉnh An Giang đã phát hiện hàng loạt nhân tố tiêu biểu, xuất sắc nhất. Bằng niềm đam mê nghiên cứu khoa học, sáng tạo không ngừng, họ đã cống hiến, làm lợi hàng tỷ đồng cho cơ quan, đơn vị.

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Nghiên cứu -

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Công tác cán bộ là công việc quan trọng của Đảng và các đoàn thể. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm đến xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng, mà còn chú trọng đến xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn thể nói chung và rèn luyện, đào tạo đội ngũ cán bộ công đoàn nói riêng.

Bài 16: Thách thức và giải pháp đổi mới hoạt động nữ công công đoàn trong tình hình mới

Nghiên cứu -

Bài 16: Thách thức và giải pháp đổi mới hoạt động nữ công công đoàn trong tình hình mới

Với tỷ lệ chiếm gần 50% lực lượng lao động, lao động nữ (LĐN) ngày càng khẳng định vị thế, vai trò của mình trên mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội đất nước. Việc thu hút lực lượng LĐN gia nhập Công đoàn Việt Nam (CĐVN) được coi là nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Công đoàn nói chung, của Ban Nữ công công đoàn (NCCĐ) các cấp nói riêng. Điều này đòi hỏi hoạt động NCCĐ các cấp thời gian tới cần có nhiều đổi mới để tiếp cận ngày một sát hơn với nhu cầu, nguyện vọng của LĐN.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò và sứ mệnh của Công đoàn Việt Nam

Nghiên cứu -

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò và sứ mệnh của Công đoàn Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm lớn lao, sâu sắc đối với giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn.

Tổ chức Công đoàn ngày càng phải hoạt động chuyên nghiệp, năng động, hiệu quả hơn

Nghiên cứu -

Tổ chức Công đoàn ngày càng phải hoạt động chuyên nghiệp, năng động, hiệu quả hơn

Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ, mục tiêu nhằm xây dựng, củng cố tổ chức Công đoàn theo hướng ngày càng chuyên nghiệp, năng động, hiệu quả hơn.

Bàn giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn lớn mạnh

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Bàn giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn lớn mạnh

Cán bộ là gốc rễ của mọi sự thành bại của tổ chức và điều này đã chứng minh qua thực tiễn. Trước những yêu cầu của thời kì mới, nhiệm vụ đặt ra trong xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn (CBCĐ) là gì? Yêu cầu đặt ra đối với vấn đề năng lực, trình độ, chất lượng đội ngũ CBCĐ trong thời gian tới như thế nào? Cần đưa ra giải pháp, kiến nghị gì để xây dựng đội ngũ CBCĐ ngày càng lớn mạnh cả về số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đoàn viên, người lao động và bối cảnh hội nhập quốc tế. Đây là vấn đề tổ chức Công đoàn Việt Nam cần quan tâm thực hiện trong nhiệm kỳ 2023-2028.

Vai trò đại diện cho NLĐ của Công đoàn Việt Nam ở doanh nghiệp chưa có công đoàn

Nghiên cứu -

Vai trò đại diện cho NLĐ của Công đoàn Việt Nam ở doanh nghiệp chưa có công đoàn

Việc đại diện của NLĐ tại doanh nghiệp bao gồm rất nhiều nội dung như đại diện tham gia đảm bảo việc làm, tiền lương, hợp đồng lao động, đào tạo nghề, đối thoại, thương lương, ký kết thỏa ước lao động tập thể, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, an toàn, vệ sinh lao động, BHXH, BHYT, lãnh đạo đình công...

Bài 2: Các giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Nghiên cứu -

Bài 2: Các giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh bằng tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, ý thức giai cấp, tinh thần dân tộc, lòng tự hào, tự tôn dân tộc cho giai cấp công nhân; đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác giáo dục giác ngộ giai cấp.

Bài 1: Quan niệm thế nào về giai cấp công nhân trong cơ cấu xã hội - giai cấp hiện nay

Nghiên cứu -

Bài 1: Quan niệm thế nào về giai cấp công nhân trong cơ cấu xã hội - giai cấp hiện nay

Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh đáp ứng yêu cầu thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước đến năm 2030 và 2045: “Đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao” được Đại hội XIII của Đảng đề ra.

Những vấn đề đặt ra sau 10 năm thực hiện Luật Công đoàn 2012

Nghiên cứu -

Những vấn đề đặt ra sau 10 năm thực hiện Luật Công đoàn 2012

Luật Công đoàn 2012 là cơ sở pháp lý quan trọng để Công đoàn Việt Nam tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát huy vai trò và ảnh hưởng rộng lớn trong đời sống chính trị - xã hội. Sau hơn 10 năm áp dụng, Luật Công đoàn 2012 đã phát sinh một số vướng mắc, bất cập từ thực tiễn, đặt ra yêu cầu đòi hỏi cần tiếp tục sửa đổi hoàn thiện nhằm đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật và hội nhập kinh tế quốc tế.