Có thể gìn giữ lịch sử bằng nhiều cách
Cà phê tối - 16/04/2022 12:23 AN VINH
Công trình nhà 61 phố Trần Phú, quận Ba Đình, TP. Hà Nội. Ảnh: An Vinh |
Gọi là nhà 61 Trần Phú nhưng đó là một khu đất bốn mặt phố, trên đó từ những năm đầu thế kỷ 20 người Pháp đã xây nhà xưởng, sau năm 1954 là Nhà máy Thiết bị Bưu điện (POSTEF).
Tại Quyết định số 3841 của UBND TP. Hà Nội năm 2017 về phê duyệt chủ trương đầu tư dự án, Dự án Postef có tổng diện tích ô đất nghiên cứu khoảng 9.078 mét vuông. Trong đó, diện tích lập dự án khoảng 7.523 mét vuông, diện tích đất trong phạm vi mở đường theo quy hoạch khoảng 1.555 mét vuông; diện tích đất xây dựng công trình khoảng 3.757 mét vuông (mật độ xây dựng 50%); diện tích sân đường nội bộ, cây xanh, bãi xe khoảng 3.766 mét vuông.
Mấy ngày qua ý kiến chỉ đạo của Bí thư Thành ủy Hà Nội về việc tạm dừng công trình này đã gây tranh cãi trong dư luận, xoay quanh hai nội dung chính:
1. Có nên dỡ bỏ khu nhà xưởng ở 61 Trần Phú?
2. Có nên xây toà nhà cao 11 tầng tại địa điểm đó?
Về nội dung 2, tôi không có ý kiến thế là cao hay thấp, to hay nhỏ, có phá vỡ quy hoạch hay không vì không có trong tay các số liệu, tài liệu về kiến trúc đô thị, tổng quan quần thể khu vực Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quảng trường Ba Đình, Nhà Quốc hội…
Tôi chỉ biết rằng, công trình đã được cấp phép xây dựng nghĩa là các cơ quan có thẩm quyền đã xem xét. Nay các cơ quan đó cần rà soát xem các quyết định trước đây có hợp lý hay không. Nếu đúng thì cho chủ đầu tư làm tiếp, sai phải sửa. Nếu sai, ai là người chịu trách nhiệm.
Điều cần lưu ý ở công trình 61 Trần Phú nữa là vấn đề giao thông. Giống như rất nhiều công trình ở Hà Nội được cấp phép xây dựng nhưng hầu như chưa tính toán hết áp lực lên hệ thống giao thông hiện đã quá tải của thành phố, nhất là đối với khu vực xung quanh Quảng trường Ba Đình.
Về nội dung 1, tôi xin nói luôn ý kiến cá nhân là nên đập bỏ. Công trình nhà xưởng do người Pháp xây dựng không có giá trị kiến trúc, văn hoá hay lịch sử đến mức phải bảo tồn. Riêng bức phù điêu kỷ niệm bắn rơi máy bay Mỹ nếu cần có thể giữ lại, việc này không khó, thậm chí tạo điểm nhấn cho công trình.
Để chứng minh cho việc có thể đập bỏ công trình cũ ở 61 Trần Phú, tôi xin nêu một ví dụ, giống như một tiền lệ đã từng có trong quá khứ ở Hà Nội. Đó là chuyện đập bỏ Nhà máy Điện Yên Phụ
Giống như Nhà máy Thiết bị Bưu điện ở 61 Trần Phú, Nhà máy Điện Yên Phụ cũng được khởi công xây dựng từ đầu thế kỷ trước, nằm ngay đầu phố Cửa Bắc, dưới chân đê Yên Phụ.
Lần ngược thời gian của ngành Điện Hà Nội, có lẽ đỉnh cao lịch sử phải là Nhà máy Điện Yên Phụ. Nhà máy được người Pháp xây dựng năm 1925. Đến năm 1932 đưa vào vận hành đợt một. Những năm sau đó, Nhà máy tiếp tục được nâng công suất. Đây là Nhà máy nhiệt điện lớn nhất miền Bắc thời đó với công suất 22,5MW. Điện Yên Phụ một thời gian dài cung cấp điện chủ yếu cho Hà Nội nhất là giai đoạn chiến tranh.
Trong sự kiện Toàn quốc kháng chiến, Nhà máy điện Yên Phụ giữ vai trò đặc biệt quan trọng, bởi đây là nơi phát đi hiệu lệnh tiến công, mở đầu cho Toàn quốc kháng chiến. Chiều ngày 19/12/1946, Nhà máy Điện Yên Phụ được giao nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, tiến hành nổ mìn nhằm cắt điện, lấy đó là hiệu lệnh báo hiệu cho các nơi trong toàn Thành phố Hà Nội phối hợp tiến công địch, mở đầu cho cuộc Toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Trong cuộc chiến tranh chống sự phá hoại của Không quân Mỹ tại miền Bắc Việt Nam (1964-1972) vào lúc 11h 45 phút ngày 26/10/1967, một máy bay A4 từ Hạm đội 7 vào đánh phá Thủ đô và Nhà máy bị trúng đạn chúc đầu đâm thẳng xuống bể xỉ than của Nhà máy Điện Yên Phụ, bốc cháy ngùn ngụt. Viên thiếu tá phi công lái chiếc máy bay này là John McCain nhảy dù xuống Hồ Trúc Bạch gần đó. Chiến công này có các chiến sĩ tự vệ Nhà máy Điện Yên Phụ góp lửa.
5 năm sau, vào lúc 9 giờ 41 phút ngày 10/5/1972, hàng tốp máy bay Mỹ gầm rít, hùng hổ lao vào đánh phá cầu Long Biên và Nhà máy Điện Yên Phụ. Lực lượng Phòng không Quốc gia và tự vệ Nhà máy đã sẵn sàng đón đánh. Các trận địa khẩn trương, hối hả, quyết “chia lửa” lập công bắn rơi máy bay Mỹ. Khẩu đội trưởng Nguyễn Trọng Khải với lá cờ lệnh đỏ sẫm trong tay, đanh thép hô lớn: “Đón chiếc đi đầu, bắn”. Ngay lập tức, chiếc F4H loạng choạng, mang theo vệt khói đen rồi bốc cháy dữ dội, chúc đầu đâm thẳng theo hướng Tây Nam rơi xuống.
Chiến thắng oanh liệt này đã ghi lại kỳ tích anh hùng của những người thợ điện Thủ đô lập công trực tiếp bắn rơi máy bay F4. Nhà nước đã tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba cho Đội tự vệ Nhà máy Điện Yên Phụ (1972) và Huân chương Kháng chiến hạng Nhất cho Nhà máy Điện Yên Phụ (1973) và vinh dự lớn hơn nữa là Nhà máy được phong tặng Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang.
Năm 1988, Nhà máy Điện Yên Phụ đã ngừng hoạt động sau 63 năm vừa sản xuất vừa chiến đấu, góp phần bảo vệ Thủ đô. Trên phần đất của Nhà máy điện Yên Phụ năm xưa, giờ là Tòa tháp đôi hiện đại - trụ sở làm việc của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị ngành Điện.
Trụ sở làm việc của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Ảnh: An Vinh |
Ngày nay, Nhà máy Điện Yên Phụ không còn, nhưng còn đó những chứng tích lịch sử vẫn được gìn giữ như: Chiếc cầu dao điện 3 pha, được các đồng chí công nhân Nhà máy Điện Yên Phụ dùng để cắt điện báo hiệu giờ toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược theo lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch đang được lưu giữ tại Bảo tàng Chiến thắng B52.
Lá cờ Quyết tử bảo vệ dòng điện của Thủ đô của cán bộ, công nhân Nhà máy ký bằng máu trong Lễ tuyên thệ đêm ngày 25/10/1967 lưu giữ ở tại Bảo tàng Cách mạng. Bức phù điêu chiến thắng ở đầu phố Nguyễn Khắc Nhu... đó sẽ là điểm gắn kết ký ức về Nhà máy Điện Yên Phụ, với những đóng góp thầm lặng của cán bộ, công nhân Nhà máy, góp phần quan trọng làm nên những kỳ tích đi vào huyền thoại của Hà Nội anh hùng.
Kinh nghiệm gìn giữ các hiện vật nói trên của Nhà máy Điện Yên Phụ rất đáng để học tập đối với việc đập bỏ Nhà máy Thiết bị Bưu điện 61 Trần Phú. Nó cũng cho chúng ta thấy, hoàn toàn có thể lưu giữ được các giá trị lịch sử của các công trình ở Thủ đô bằng nhiều cách chứ không nhất thiết phải giữ nguyên trạng, nếu công trình đó không phải là di tích lịch sử - văn hoá đã được xếp hạng quốc gia.
Nếu bạn đồng tình với góc nhìn trong bài viết thì có thể mời tác giả An Vinh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. Để đăng ký và sử dụng Ví MoMo, xem chi tiết hướng dẫn tại đây. "Buy me a coffee"
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả An Vinh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả An Vinh".
|
Những người làm nghệ thuật, trước hết cần phải có văn hoá. Thoạt nghe câu đó có vẻ vô lý, bởi trong quan niệm xã ... |
Đằng sau bức bích họa trên ngôi đình cổ Đình Tự Đông ̣(TP. Hải Dương) có từ thời Hậu Lê (cách đây chừng 300 đến 400 năm) vừa bị xâm hại nghiêm trọng. Điều ... |
Những ý kiến rất sâu sắc về văn hoá Có thể nói đã lâu lắm lắm rồi, tôi mới lại có cảm giác hứng thú và khâm phục khi nghe một bài phát biểu ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng