Cần thận trọng, đánh giá toàn diện khi điều chỉnh lương tối thiểu vùng

Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam dự kiến sẽ đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng vào đầu tháng 3/2025, sau khi khảo sát, đánh giá tổng thể tình hình kinh tế - xã hội.
Tiền lương tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội năm 2025 có tăng không?

Công nhân mong mỏi chờ tăng lương

Anh Lê Văn Long, kỹ thuật viên bộ phận linh kiện máy tại một công ty sản xuất phụ tùng ô tô (TP Hải Phòng), chia sẻ: "Giá cả mọi thứ đều tăng chóng mặt, từ rau, thịt đến điện nước, xăng xe, thuê nhà... Tiền lương hiện tại của tôi và vợ chỉ vừa đủ trang trải cuộc sống, không dám mơ đến chuyện tích lũy. Chúng tôi mong muốn mức tăng lương đủ để bù đắp trượt giá và có thêm một chút để cải thiện cuộc sống, lo cho con cái ăn học”.

Tương tự, anh Trịnh Minh Quang, nhân viên bảo vệ tại một bệnh viện tư nhân ở Hà Nội, cho biết, lương bảo vệ của anh vốn đã thấp, lại phải làm thêm giờ mới đủ sống. Anh Quang quê ở Nam Định, lên Hà Nội kiếm sống, trừ tiền thuê nhà, mỗi tháng cố gắng tằn tiện chi tiêu để gửi về quê 3 - 4 triệu, phụ vợ là công nhân nuôi con ăn học.

Anh Quang chia sẻ: “Năm ngoái, tôi mừng vì được tăng lương từ 4,8 triệu lên 5,2 triệu đồng, làm thêm giờ có thêm 1-2 triệu. Nhưng giá cả leo thang nhanh quá, tiền thuê trọ bình dân đã 1 triệu, phải ở ghép để tiết kiệm. Điện, nước, ăn uống, thuốc men... tính ra chẳng còn dư. Nhiều khi ốm cũng không dám nghỉ vì sợ mất thu nhập. Nếu lương tăng thêm, cuộc sống sẽ bớt chật vật, có thể lo cho gia đình tốt hơn.”

Có thể thấy, người lao động không chỉ mong muốn một mức lương đủ "sống được" mà còn hướng đến một cuộc sống "sống tốt”, có điều kiện để tái tạo sức lao động, nâng cao trình độ, kỹ năng và chăm sóc gia đình.

Cần thận trọng, đánh giá toàn diện khi điều chỉnh lương tối thiểu vùng
Tăng lương tối thiểu sẽ giúp đảm bảo cuộc sống cho người lao động. Ảnh: Phương Mai

Trao đổi tại buổi gặp mặt, giao ban báo chí mới đây, đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, theo thường lệ, cơ quan này sẽ đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng vào thời điểm tháng 3 hằng năm, sau khi đánh giá tổng thể tình hình kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, năm 2025, các bộ, ngành đang tập trung cao độ cho việc thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy. “Do đó, khoảng cuối tháng 2, đầu tháng 3, sau khi các cơ quan hoàn thành xong việc hợp nhất, Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ chính thức đề xuất mức lương tối thiểu vùng” - đồng chí Ngọ Duy Hiểu thông tin.

Cần thận trọng, đánh giá toàn diện khi điều chỉnh lương tối thiểu vùng
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam (giữa) tại buổi gặp mặt, giao ban báo chí, ngày 11/2/2025.

Năm ngoái, tại phiên họp của Hội đồng Tiền lương quốc gia, Tổng LĐLĐ Việt Nam - tổ chức đại diện người lao động, là một trong những thành viên quan trọng trong các cuộc đàm phán về lương tối thiểu vùng, đề xuất 2 phương án điều chỉnh lương tối thiểu. Cụ thể, Tổng Liên đoàn đề xuất phương án 1 tăng 7,3% (tăng từ 250.000 đồng – 320.000 đồng), và phương án 2 tăng gần 6,5% (tăng từ 220.000 đồng – 290.000 đồng).

Trưa 20/12/2024, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã tiến hành bỏ phiếu, chốt phương án tăng lương tối thiểu vùng vùng năm 2024 là 6%, thời gian áp dụng từ 1/7/2024.

Cần có lộ trình tăng lương lên gấp đôi đến năm 2030

Mới đây, tại kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội, trong phiên thảo luận của Quốc hội về Đề án bổ sung phát triển kinh tế xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng trên 8%, đại biểu Nguyễn Thiện Nhân (đoàn TP Hồ Chí Minh) đặt vấn đề về tiền lương, thu nhập phải đảm bảo đủ sống để người dân mạnh dạn sinh con. Với mức lương tối thiểu hiện nay, đại biểu Nguyễn Thiện Nhân cho rằng chỉ đủ trang trải cho người hưởng lương, còn không thể nuôi thêm con.

Đại biểu cũng đề nghị cần có lộ trình chuyển từ lương tối thiểu sang lương đủ sống tối thiểu. Theo ông Nhân, hiện nay qua khảo sát, lương tối thiểu vùng 1 chỉ khoảng 5 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, để một gia đình có hai người lao động nuôi được hai con, thu nhập cần đạt khoảng 21 triệu đồng/tháng. Điều này có nghĩa là lương đủ sống phải ở mức 10,5 triệu đồng/người/tháng.

“Chúng ta cần có lộ trình tăng dần lương lên gấp đôi từ nay đến năm 2030. Chậm nhất trong vòng 10 năm phải chuyển được từ lương tối thiểu sang lương đủ sống tối thiểu”, ông Nhân nói.

Cần thận trọng, đánh giá toàn diện khi điều chỉnh lương tối thiểu vùng
Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân (đoàn TP. Hồ Chí Minh) phát biểu tại kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội. Ảnh: Media Quốc hội

Bàn về những ý kiến lo ngại việc tăng lương sẽ làm giảm sức hút đầu tư nước ngoài, đại biểu này nhận định, nếu so sánh với các nước khác, ngay cả khi tăng lương gấp đôi, mức lương của Việt Nam vẫn chỉ bằng 26% mức lương tối thiểu của Nhật Bản và 27% của Hàn Quốc. Do đó, việc tăng lương vẫn đảm bảo lợi thế cạnh tranh của Việt Nam.

“Ngoài tiền lương, cần quan tâm đến các vấn đề nhà ở, giáo dục và y tế. Nếu người lao động không đủ thu nhập để nuôi con, chính sách dân số sẽ khó đạt hiệu quả. Điều này phải được giải quyết trước năm 2040, bởi theo kinh nghiệm từ các nước, nếu tình trạng này kéo dài 25 năm thì sẽ xuất hiện một thế hệ thanh niên “3 không” - không lấy vợ, lấy chồng; không sinh con; không bức xúc. Nếu điều này trở thành ý thức trong thế hệ thanh niên hiện nay sẽ rất khó sửa. Việt Nam đang trong thời cơ vàng để tăng lương để đủ sống để tăng tỷ lệ sinh”, ông Nhân băn khoăn.

Cân nhắc sự cân bằng và bền vững

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực lao động, tiền lương, TS. Phạm Minh Huân - nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH), nguyên Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia, chia sẻ: “Việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng cần được xem xét một cách thận trọng, dựa trên những phân tích khoa học và đánh giá tác động toàn diện. Cần đảm bảo sự cân bằng giữa việc cải thiện đời sống người lao động và duy trì sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu tăng lương quá cao, có thể gây áp lực lên chi phí sản xuất, khiến doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí phải cắt giảm lao động, nhất là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ”.

Cần thận trọng, đánh giá toàn diện khi điều chỉnh lương tối thiểu vùng
TS. Phạm Minh Huân - nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ,TB&XH, nguyên Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia. Ảnh: Phùng Nguyên

Theo ông Huân, khi xem xét điều chỉnh lương tối thiểu vùng, cần đặc biệt quan tâm đến các chỉ số kinh tế - xã hội như: tăng trưởng GDP, lạm phát, năng suất lao động, tỷ lệ thất nghiệp, biến động giá cả hàng hóa thiết yếu,...

Thực tế, trước đó, Bộ LĐ,TB&XH đã điều tra tình hình lao động, tiền lương tại 3,4 ngàn doanh nghiệp của 18 tỉnh, thành, đại diện cho 8 vùng kinh tế của cả nước có số doanh nghiệp lớn, thị trường lao động phát triển.

Việc điều tra này nhằm thu thập thông tin về sản xuất, kinh doanh, lao động, tiền lương trong doanh nghiệp, từ đó có cơ sở cho Hội đồng Tiền lương quốc gia xem xét, tính toán tăng lương tối thiểu vùng trong năm 2025 cũng như phục vụ quản lý, công bố định kỳ tiền lương bình quân. Kết quả của cuộc điều tra sẽ phục vụ công tác quản lý, công bố mức tiền lương bình quân trên thị trường lao động để doanh nghiệp, người lao động tham khảo làm cơ sở thương lượng tiền lương.

Theo thống kê của Bộ LĐ,TB&XH, năm 2024, tiền lương bình quân của người lao động ước đạt gần 9 triệu đồng/tháng, tăng 4% so với năm 2023 (8,5 triệu đồng/tháng). Trong đó, công ty TNHH một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là gần 11 triệu đồng/tháng; doanh nghiệp dân doanh là 8,1 triệu đồng/tháng; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là trên 9 triệu đồng/tháng.

Lương tối thiểu vùng đã được điều chỉnh 16 lần, kể từ năm 2009. Gần đây nhất, từ ngày 1/7/2024, Chính phủ đã điều chỉnh tăng lương tối thiểu theo tháng ở mức 6%.

Từ những ý kiến, phân tích trên, có thể thấy việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng là một bài toán phức tạp, đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng và sự tham gia của tất cả các bên liên quan. Lương tối thiểu vùng không chỉ là một con số, mà là câu chuyện về cuộc sống của hàng triệu người lao động, về sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và nền kinh tế.

Theo quy định tại Bộ luật Lao động, mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường, nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Mức lương tối thiểu này được xác lập theo vùng và được Chính phủ công bố dựa trên khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương Quốc gia.

Mỗi năm, Hội đồng Tiền lương quốc gia đều nhóm họp để tham mưu cho Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu phù hợp, nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động.

Dự kiến đầu tháng 3 sẽ đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng
"Bức tranh" thu nhập đa sắc màu năm 2024

Giữa bối cảnh kinh tế có nhiều biến động, thị trường lao động năm 2024 chứng kiến sự phân hóa rõ rệt về thu nhập ...

Lương thưởng Tết năm 2025 tăng mạnh, tranh chấp lao động giảm một nửa Lương thưởng Tết năm 2025 tăng mạnh, tranh chấp lao động giảm một nửa

Trước thềm Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, tình hình quan hệ lao động tại các doanh nghiệp trong cả nước ghi nhận những chuyển ...

Bãi bỏ một số quy định về lao động, tiền lương từ ngày 15/2/2025 Bãi bỏ một số quy định về lao động, tiền lương từ ngày 15/2/2025

Thông tư số 15/2024/TT-BLĐTBXH do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) ban hành cho biết 10 văn bản quy phạm pháp ...

Niềm vui lớn của anh công nhân đảng viên

Niềm vui lớn của anh công nhân đảng viên

Anh Lê Tam Quân, Tổ trưởng Tổ điện, Công ty TNHH Sakurai Việt Nam (Khu công nghiệp Lễ Môn, TP Thanh Hóa) chia sẻ, khi biết được Tổng LĐLĐ Việt Nam chọn tuyên dương công nhân tiêu biểu là đảng viên, anh xúc động như ngày được kết nạp Đảng cách đây 20 năm.
Phan Thị Hường – Người đảng viên gương mẫu, sáng tạo vì đời sống người lao động

Phan Thị Hường – Người đảng viên gương mẫu, sáng tạo vì đời sống người lao động

Trong dòng chảy hối hả của cuộc sống công nghiệp, có những con người lặng lẽ cống hiến, miệt mài lao động, sáng tạo không ngừng. Chị Phan Thị Hường (sinh năm 1975), Tổ trưởng Tổ Chế biến 5, Công ty CP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước (Đà Nẵng) là một điển hình như thế...
Người công nhân chè phấn đấu vào Đảng để giúp đỡ đoàn viên được nhiều hơn

Người công nhân chè phấn đấu vào Đảng để giúp đỡ đoàn viên được nhiều hơn

“Phấn đấu vào Đảng để rèn luyện mình tốt hơn và giúp đỡ đoàn viên, công nhân lao động được nhiều hơn”, đó là tâm nguyện của anh Nguyễn Đình Luân - Đội trưởng đội sản xuất ở nông trường II, Công ty TNHH chè Vina Suzuki (huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) suốt 27 năm gắn bó với công việc ở đây.
Nữ đảng viên 9x và những sáng tạo không ngừng

Nữ đảng viên 9x và những sáng tạo không ngừng

Chị Lê Thị Bích Hạnh, đảng viên trẻ sinh năm 1994, sống và làm việc tại TP. Huế, là một tấm gương sáng trong lao động, sản xuất, hoạt động Công đoàn. Đặc biệt chị có nhiều sáng kiến được ứng dụng làm lợi cho doanh nghiệp, người lao động, là tấm gương luôn truyền cảm hứng cho đồng nghiệp.
Chuyện đời cay đắng của người shipper bạc mệnh

Chuyện đời cay đắng của người shipper bạc mệnh

Căn nhà thờ tộc nhỏ nằm nép mình trong xóm nghèo thôn Nhơn Thọ 1 (xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng) thời gian qua chìm trong không khí đau thương.
Gương sáng người Đảng viên kỹ sư Dầu khí nơi đầu sóng Đại Hùng

Gương sáng người Đảng viên kỹ sư Dầu khí nơi đầu sóng Đại Hùng

Mồ hôi lấm tấm trên trán sau một ngày dài vận hành hệ thống điện trên giàn khoan Đại Hùng 01, anh Hảo nhanh chóng thu dọn đồ nghề trước khi về cabin nghỉ ngơi. Trong khi đầu óc vẫn còn miên man với những sơ đồ kỹ thuật điện phức tạp, trái tim anh rộn ràng nghĩ về tổ ấm nhỏ. Hôm nay là ngày làm việc cuối cùng của ca làm việc kéo dài 21 ngày lênh đênh giữa biển khơi, chỉ ngày mai thôi anh sẽ lên trực thăng trở về đất liền, về với gia đình yêu thương đang ngóng đợi.
Khát vọng vươn lên từ sự dìu dắt của Đảng

Khát vọng vươn lên từ sự dìu dắt của Đảng

Xuất thân từ một gia đình khó khăn, hơn ai hết, chị Duyên thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc với những vất vả của công nhân lao động. Chính vì vậy, mỗi ngày, dù nắng hay mưa, chị vẫn lặng lẽ đi sớm về muộn, tận tâm cùng Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở lo chu toàn từng chính sách, phúc lợi cho công nhân.
Hành trình sáng kiến từ bàn tay, biến điều không thể thành vàng

Hành trình sáng kiến từ bàn tay, biến điều không thể thành vàng

“Được đứng vào hàng ngũ của Đảng là ước mơ cháy bỏng từ thuở ấu thơ tôi…” - ánh mắt anh Nguyễn Hữu Phước, đảng viên thuộc Chi bộ Ban Kỹ thuật, Đảng bộ Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, không giấu nổi niềm tự hào, xúc động khi nhớ về chặng đường phấn đấu để hiện thực hóa khát vọng và những sáng kiến của mình.
Từ tia lửa hàn đến khát vọng cống hiến

Từ tia lửa hàn đến khát vọng cống hiến

Những tia lửa hàn, tiếng máy móc rộn rã và đôi tay thoăn thoắt của những người thợ là nhịp điệu quen thuộc mỗi ngày tại khu vực sản xuất của Công ty CP Sản xuất Ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam (Ninh Bình). Giữa không gian ấy, anh Bùi Văn Thịnh, người công nhân kỹ thuật ngày ngày miệt mài làm việc, có nhiều sáng kiến trong lao động sản xuất.
Bác sĩ Trương Thanh Mẫn - người đi tới mùa Xuân

Bác sĩ Trương Thanh Mẫn - người đi tới mùa Xuân

Với 23 năm gắn bó trong ngành y, bác sĩ Trương Thanh Mẫn, công tác tại khoa Phụ sản, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) khu vực Triệu Hải, Sở Y tế tỉnh Quảng Trị, đã nhiều lần chứng kiến khoảnh khắc thiêng liêng khi những em bé chào đời đúng thời khắc giao thừa và ngày đầu năm mới.