Quy trình, thủ tục thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp

Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp là tổ chức đại diện cho người lao động, được thành lập dựa trên sự tự nguyện của người lao động nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ. Đây là cầu nối quan trọng giúp người lao động thương lượng tập thể với doanh nghiệp về chế độ làm việc, lương thưởng và phúc lợi.

Điều kiện thành lập công đoàn cơ sở

Theo Bộ luật Lao động 2019 và Hướng dẫn của Tổng LĐLĐ Việt Nam, để thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, cần đáp ứng các điều kiện sau: Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp; có ít nhất 05 đoàn viên hoặc 05 người lao động trở lên có đơn xin gia nhập Công đoàn Việt Nam; có thể tổ chức theo các hình thức: công đoàn cơ sở độc lập, công đoàn có tổ công đoàn, công đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở thành viên.

Quy trình, thủ tục thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp
Đồng chí Đỗ Xuân Quý – Chủ tịch LĐLĐ thành phố Pleiku trao quyết định thành lập công đoàn cơ sở. Ảnh: ĐVCC

Quy trình thành lập công đoàn cơ sở

Quy trình thành lập công đoàn cơ sở gồm 4 bước chính:

Bước 1: Thành lập Ban vận động công đoàn cơ sở

Người lao động tự nguyện lập ban vận động để tuyên truyền, vận động công nhân gia nhập công đoàn.

Ban vận động liên hệ với công đoàn cấp trên để nhận hỗ trợ và hướng dẫn.

Khi có từ 05 đoàn viên trở lên, ban vận động có thể tổ chức đại hội thành lập công đoàn cơ sở.

Bước 2: Tổ chức Đại hội thành lập công đoàn cơ sở

Thành phần tham dự gồm Ban vận động, người lao động có đơn xin gia nhập công đoàn, đại diện công đoàn cấp trên và đại diện doanh nghiệp (nếu có).

Nội dung đại hội bao gồm: Công bố danh sách đoàn viên tự nguyện tham gia công đoàn; tuyên bố thành lập công đoàn cơ sở; bầu cử ban chấp hành công đoàn cơ sở; xây dựng kế hoạch hoạt động của Công đoàn cơ sở; việc bầu cử được tiến hành bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Quy trình, thủ tục thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp
Lễ ra mắt CĐCS tháng 5/2024 tại Công đoàn Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An. Ảnh: HOÀNG YẾN

Bước 3: Lập hồ sơ đề nghị công nhận công đoàn cơ sở

Sau đại hội, trong vòng 15 ngày làm việc, Ban chấp hành công đoàn cơ sở mới thành lập phải hoàn thiện hồ sơ gửi công đoàn cấp trên để được công nhận.

Hồ sơ bao gồm:

Văn bản đề nghị công nhận đoàn viên và Công đoàn cơ sở.

Danh sách đoàn viên và đơn xin gia nhập Công đoàn Việt Nam.

Danh sách trích ngang lý lịch ủy viên Ban chấp hành Công đoàn cơ sở.

Biên bản đại hội thành lập công đoàn.

Biên bản kiểm phiếu bầu cử.

Bước 4: Công đoàn cấp trên công nhận công đoàn cơ sở

Trong vòng 15 ngày làm việc, công đoàn cấp trên thẩm định hồ sơ và ra quyết định công nhận Công đoàn cơ sở nếu đủ điều kiện.

Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, công đoàn cấp trên sẽ hướng dẫn bổ sung.

Sau khi được công nhận, Công đoàn cơ sở tiến hành khắc dấu và triển khai các hoạt động theo kế hoạch đã đề ra.

Thành lập Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp giúp bảo vệ quyền lợi của người lao động, thúc đẩy quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ. Doanh nghiệp cần nắm rõ quy trình để hỗ trợ người lao động thực hiện đúng các thủ tục pháp lý, góp phần xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp và bền vững.

Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã chọn năm 2025 là “Năm phát triển đoàn viên”.

Chỉ tiêu đặt ra là phấn đấu kết thúc năm 2025, cả nước có ít nhất 13,5 triệu đoàn viên công đoàn. Số cần tăng thêm năm 2025 là 1.648.388 đoàn viên, trong đó kết nạp mới 100.000 đoàn viên khu vực phi chính thức.

Giải quyết khiếu nại về lao động, an toàn vệ sinh lao động thuộc thẩm quyền của ai?

Giải quyết khiếu nại về lao động, an toàn vệ sinh lao động thuộc thẩm quyền của ai?

Trong môi trường lao động, việc phát sinh khiếu nại liên quan đến quyền lợi và an toàn vệ sinh lao động là điều không thể tránh khỏi. Để bảo vệ quyền lợi của người lao động và đảm bảo sự công bằng trong quan hệ lao động, việc hiểu rõ quy trình và thẩm quyền giải quyết khiếu nại là rất quan trọng.
Giao kết nhiều hợp đồng lao động thì đóng BHXH như thế nào?

Giao kết nhiều hợp đồng lao động thì đóng BHXH như thế nào?

Theo Bộ luật Lao động 2019, người lao động (NLĐ) có quyền giao kết nhiều hợp đồng lao động (HĐLĐ) với nhiều người sử dụng lao động (NSDLĐ). Tuy nhiên, việc tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ, BNN) phải tuân theo các quy định cụ thể nhằm đảm bảo quyền lợi cho NLĐ.
Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện 2025: những thông tin cần biết

Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện 2025: những thông tin cần biết

Bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện là một chính sách quan trọng nhằm bảo vệ người lao động trước những rủi ro trong quá trình làm việc. Với những thay đổi trong mức đóng và chế độ hỗ trợ từ năm 2025, người lao động cần nắm rõ để đảm bảo quyền lợi của mình một cách đầy đủ và kịp thời.
Những quy định cần biết về hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động

Những quy định cần biết về hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động

Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được tổ chức định kỳ mỗi năm một lần sau khi kết thúc năm công tác của cơ quan, đơn vị nhưng không chậm hơn 03 tháng của năm công tác tiếp theo.
Một số quy định về quản lý tài sản công đoàn

Một số quy định về quản lý tài sản công đoàn

Quyết định 1408/QĐ-TLĐ của Tổng LĐLĐ Việt Nam quy định về quản lý tài chính, tài sản công đoàn, thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu, nộp tài chính công đoàn.
Từ 1/7/2025, người lao động nghỉ ốm nửa ngày được hưởng trợ cấp

Từ 1/7/2025, người lao động nghỉ ốm nửa ngày được hưởng trợ cấp

Luật Bảo hiểm xã hội 2024 sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ 01/7/2025. Theo đó, Luật mới này cho phép người lao động nghỉ ốm nửa ngày sẽ được hưởng bảo hiểm.
Công đoàn các cấp thực hiện công khai tài chính hằng năm như thế nào?

Công đoàn các cấp thực hiện công khai tài chính hằng năm như thế nào?

Công khai, minh bạch tài chính là nguyên tắc quan trọng trong hoạt động công đoàn. Theo Luật Công đoàn 2024, công đoàn các cấp phải công khai tài chính hàng năm và sử dụng nguồn lực này để bảo vệ quyền lợi đoàn viên, nâng cao phúc lợi và phát triển tổ chức.
Cán bộ công đoàn không chuyên trách được sử dụng bao nhiêu giờ để làm công tác công đoàn?

Cán bộ công đoàn không chuyên trách được sử dụng bao nhiêu giờ để làm công tác công đoàn?

Cán bộ công đoàn không chuyên trách có thể được sử dụng 24 giờ hoặc 12 giờ trong một tháng tùy thuộc vào mỗi đối tượng.
Định hướng nhiệm vụ nâng cao công tác nữ công năm 2025

Định hướng nhiệm vụ nâng cao công tác nữ công năm 2025

Trên tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, Luật Công đoàn 2024 và Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành Hướng dẫn nhiệm vụ trọng tâm công tác nữ công năm 2025.
Những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tuyên giáo Công đoàn năm 2025

Những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tuyên giáo Công đoàn năm 2025

Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đưa ra định hướng một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tuyên giáo công đoàn năm 2025.