Bác sĩ Trương Thanh Mẫn - người đi tới mùa Xuân

Với 23 năm gắn bó trong ngành y, bác sĩ Trương Thanh Mẫn, công tác tại khoa Phụ sản, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) khu vực Triệu Hải, Sở Y tế tỉnh Quảng Trị, đã nhiều lần chứng kiến khoảnh khắc thiêng liêng khi những em bé chào đời đúng thời khắc giao thừa và ngày đầu năm mới.

Đối với bác sĩ khoa sản, mỗi ca đỡ sinh trong khoảnh khắc đặc biệt ấy không chỉ là trách nhiệm nghề nghiệp, mà còn là niềm hạnh phúc vô bờ bến khi được chào đón những “thiên thần nhỏ” đầu tiên của năm, mang đến khởi đầu đầy ý nghĩa cho bệnh viện.

Trong ca trực đầu năm mới, bác sĩ Trương Thanh Mẫn đã đón em bé đầu tiên của năm 2025 chào đời vào lúc 0 giờ 30 phút ngày 1/1/2025. Sau ca sinh đặc biệt ấy, bác sĩ tiếp tục thăm khám, sàng lọc sức khỏe cho 9 trẻ sơ sinh và thực hiện các ca siêu âm thai.

Đặc biệt, trong ca trực đêm Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025, bác sĩ Mẫn đã tiến hành hai ca phẫu thuật, chào đón hai bé trai cất tiếng khóc chào đời trong niềm hân hoan của kíp trực. Xen lẫn giữa những lời chúc năm mới an khang, thịnh vượng của các y bác sĩ là tiếng khóc oe oe của trẻ sơ sinh – khoảnh khắc thiêng liêng khiến niềm xúc động trong lòng bác sĩ Mẫn càng trở nên sâu sắc. Với ông, không gì ý nghĩa hơn khi được đón những "thiên thần nhỏ" xông đất BVĐK khu vực Triệu Hải ngay thời khắc giao thừa.

Bác sĩ Trương Thanh Mẫn - người đi tới mùa Xuân
Bác sĩ Trương Thanh Mẫn thăm, khám trẻ sơ sinh. Ảnh: NVCC.

Bước sang năm thứ 23 trong sự nghiệp, bác sĩ Trương Thanh Mẫn đã nhiều lần chứng kiến khoảnh khắc thiêng liêng khi trẻ sơ sinh cất tiếng khóc chào đời vào phút giao thừa, ngày đầu năm mới hay trong những dịp lễ trọng đại.

Điển hình, vào ngày mùng 1 Tết Giáp Thìn 2024, bác sĩ Mẫn cùng ê-kíp đã đón chào 5 công dân nhí ra đời, trong đó có một sản phụ bị viêm ruột thừa cấp, phải phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa an toàn ngay trước khi sinh. Đặc biệt, vào dịp lễ 30/4/2024, ông đã đỡ đẻ thành công một ca sinh con bọc điều – khoảnh khắc hiếm gặp khi trẻ sơ sinh nằm trọn vẹn trong bọc nước ối. Với sự tận tâm và kinh nghiệm, bác sĩ Mẫn đã giúp em bé chào đời an toàn, đồng thời dành tặng lời chúc phúc trọn vẹn cho mẹ con sản phụ trong ngày đặc biệt này.

Hạnh phúc đón trẻ sơ sinh và cứu sống sản phụ

Là người đầu tiên ôm những trẻ sơ sinh chào đời, thậm chí trước cả cha mẹ các bé, bác sĩ Trương Thanh Mẫn luôn xúc động khi nghe tiếng khóc đầu tiên, thấy trẻ lành lặn, khỏe mạnh. Chính những khoảnh khắc ấy giúp ông ngày càng thấu hiểu hơn cảm xúc của bậc làm cha mẹ và niềm hạnh phúc của một bác sĩ sản khoa – đặc biệt là với những cặp vợ chồng đã trải qua bao nỗ lực, chờ mong.

Như vợ chồng sản phụ H. Ng. và Th. G., sau 13 năm gắn bó, họ vỡ òa trong xúc động khi được nghe tiếng khóc chào đời của con vào ngày 16/1/2025. Hay trường hợp một sản phụ 45 tuổi mang song thai con so, được bác sĩ Mẫn trực tiếp phẫu thuật giúp mẹ tròn con vuông khi thai kỳ bước sang tuần thứ 37.

Mỗi ca trực thành công, mỗi ca phẫu thuật sản khoa trọn vẹn đều mang đến cho bác sĩ Mẫn cảm giác tuyệt vời. Trong vô hạn ý nghĩa của sự sinh nở, ông càng thấu hiểu ân sủng đặc biệt của nghề y, của khoa sản – nơi từng chứng kiến những ca "khai hoa nở nhụy" tưởng chừng không thể.

Điển hình là câu chuyện vợ chồng chị Võ Thị Hồng (sinh năm 1991, xã Hải Quy) và anh Võ Văn Lưu (sinh năm 1995, xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng), cả hai đều không may bị câm điếc bẩm sinh nhưng đã hạnh phúc đón cặp song sinh kháu khỉnh vào ngày 13/11/2022.

Đặc biệt, hành trình làm cha mẹ của vợ chồng chị Diễm Phúc và anh Hoài Vọng để lại nhiều xúc cảm. Trải qua 8 lần mang thai nhưng đều bị thai lưu ở tuần thứ 7 hoặc 8, hai vợ chồng được bác sĩ tư vấn về nguy cơ bệnh lý di truyền trên gen, rất khó giữ thai. Không đủ điều kiện điều trị tại tuyến Trung ương, họ đành chia tay, mỗi người mang theo hy vọng một ngày nào đó vẫn có thể thực hiện thiên chức làm cha mẹ.

Sau này, chị Diễm Phúc đi bước nữa với anh Đức, người huyện láng giềng, và sinh một bé trai khỏe mạnh, nặng 3,3kg vào dịp Giáng sinh năm 2021 tại BVĐK khu vực Triệu Hải. Còn anh Hoài Vọng cũng tìm được hạnh phúc mới và chào đón con yêu vào tháng 5/2022. Những câu chuyện như thế, chỉ những người làm sản khoa mới có thể thấu hiểu trọn vẹn…

Bác sĩ Trương Thanh Mẫn - người đi tới mùa Xuân
Bác sĩ Trương Thanh Mẫn phẫu thuật bóc u nang buồng trứng qua nội soi. Ảnh: NVCC.

Nhiều khi, công việc của bác sĩ sản khoa đặt bác sĩ Trương Thanh Mẫn vào những tình huống đầy thử thách, từ phẫu thuật song thai, thai ngôi ngược, dây rốn bám màng và vô ối, đến những ca thai ngoài tử cung hay u xơ tử cung lớn trong dây chằng rộng. Áp lực càng lớn hơn khi trong cùng một ca trực, ông phải đỡ đẻ cho sản phụ thuộc diện F2 nhập viện trong tình trạng mang thai lần đầu, thai 36 tuần 3 ngày, ối vỡ non, tại khu cách ly của BVĐK khu vực Triệu Hải theo đúng quy định phòng dịch.

Thế nhưng, vượt qua tất cả những thử thách và trách nhiệm nặng nề, niềm hạnh phúc của bác sĩ Mẫn chính là khoảnh khắc thấy trẻ hồng hào, khóc to, bú tốt và mẹ khỏe mạnh sau sinh. Chính những điều giản dị ấy càng khiến ông thêm yêu nghề, gắn bó với công việc của một bác sĩ sản khoa.

Không chỉ tận tâm trong chuyên môn, bác sĩ Mẫn còn lan tỏa tình yêu thương đến bệnh nhân. Ông đã dành tặng quà cho sản phụ sinh thường có hoàn cảnh đặc biệt – một cặp vợ chồng khiếm thị vừa đón con thứ ba, một bé trai nặng 2.300 gram, không may mắc chứng teo cơ cẳng chân bẩm sinh chưa rõ nguyên nhân.

Bên cạnh công việc tại bệnh viện, bác sĩ Mẫn còn đồng hành cùng Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ thị xã Quảng Trị, tổ chức khám, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân thuộc hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn.

Trong sự nghiệp của mình, bác sĩ Mẫn cũng đã thực hiện nhiều ca phẫu thuật ấn tượng, như đón thành công trẻ sơ sinh nặng 6.300 gram, cắt bỏ khối u xơ tử cung có kích thước 10 x 20 cm, hay bóc tách khối u nang buồng trứng khổng lồ kích thước 25 x 20 cm, nặng 4.430 gram – khối u lớn nhất từng được xử trí thành công tại BVĐK khu vực Triệu Hải. Đặc biệt, khối u này đã tồn tại suốt 3 năm trong cơ thể một phụ nữ 36 tuổi, khiến chị trông như đang mang thai đủ tháng.

Bác sĩ Trương Thanh Mẫn - người đi tới mùa Xuân
Bác sĩ Trương Thanh Mẫn (ngoài cùng bên phải) tại một chương trình tình nguyện của Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh Quảng Trị. Ảnh: NVCC.

Với tinh thần trách nhiệm cao, sự đoàn kết và tình yêu thương người bệnh, bác sĩ Trương Thanh Mẫn cùng đồng nghiệp đã nỗ lực cứu sống sản phụ Lê Thị Ng. (27 tuổi, xã Hải Hưng) thoát khỏi tình trạng nguy kịch do đờ tử cung, băng huyết sau sinh.

Sau khi sinh thường một bé trai khỏe mạnh, sản phụ bất ngờ bị đờ tử cung, băng huyết. Các bác sĩ lập tức áp dụng phác đồ điều trị bằng thuốc co hồi tử cung kết hợp các biện pháp cơ học để kiểm soát tình trạng chảy máu. Nhờ đó, tử cung co tốt, lượng máu mất dần ổn định và sản phụ tiếp tục được theo dõi, chăm sóc tích cực.

Tuy nhiên, khoảng 60 phút sau, sản phụ bất ngờ tái phát đờ tử cung, băng huyết lần hai. Lúc này, tử cung mềm nhão, máu ra ồ ạt, huyết áp tụt xuống 90/60 mmHg, sản phụ rơi vào trạng thái lơ mơ, chỉ số hồng cầu giảm xuống còn 1,5 triệu tế bào, huyết sắc tố chỉ còn 4,6 mg/dl. Nếu không được cầm máu kịp thời, nguy cơ tử vong là rất cao.

Ngay lập tức, hệ thống báo động đỏ và ngân hàng máu sống của BVĐK khu vực Triệu Hải được kích hoạt. Bác sĩ Trương Thanh Mẫn cùng các bác sĩ Mai Thanh Tuấn, Lê Xuân Toản và Lê Quý Đạt vừa hồi sức tích cực, vừa tiến hành truyền khẩn cấp 3 đơn vị máu tươi toàn phần và 2 đơn vị hồng cầu khối. Trong quá trình can thiệp, có lúc huyết áp sản phụ tụt xuống chỉ còn 60/40 mmHg, độ bão hòa oxy trong máu giảm xuống mức nguy hiểm 41%.

Sau 120 phút nỗ lực không ngừng, ca phẫu thuật thành công, sức khỏe sản phụ dần ổn định và hồi phục. Hai ngày sau, chị Lê Thị Ng. đã có thể nở nụ cười tươi, khi các chỉ số sinh học hoàn toàn trở về mức bình thường.

Bác sĩ Trương Thanh Mẫn - người đi tới mùa Xuân
Phẫu thuật cứu sống sản phụ bị băng huyết, mất máu nặng sau sinh. Ảnh: NVCC.

Bữa cơm trưa lúc 12 giờ giữa ca trực của bác sĩ Trương Thanh Mẫn phải dừng lại ngay khi nhận cuộc gọi khẩn từ đồng nghiệp tại Trung tâm Y tế huyện Hải Lăng, thông báo về một ca thai ngoài tử cung vỡ gây choáng nặng, chuẩn bị chuyển gấp đến BVĐK khu vực Triệu Hải.

Hệ thống báo động đỏ lập tức được kích hoạt. Khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ ghi nhận tình trạng nguy kịch: mạch không bắt được, huyết áp tụt còn 80/50 mmHg, bụng trướng căng, chỉ số hồng cầu giảm xuống 2,2 triệu tế bào, huyết sắc tố chỉ còn 66 g/l.

Ngay lập tức, ekip tiến hành hồi sức chống choáng, hội chẩn nhanh và quyết định phẫu thuật cấp cứu. Đồng thời, người nhà bệnh nhân cùng các thành viên trong kíp trực đã tình nguyện hiến máu khẩn cấp để hỗ trợ truyền máu.

Dưới sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ y bác sĩ, bệnh nhân dần hồi sức, thoát khỏi tình trạng nguy kịch…

Hiểu rằng mình chọn đúng nghề

Những thông tin và dòng trạng thái về các ca lâm sàng do bác sĩ Trương Thanh Mẫn can thiệp thành công ngày càng dày dặn, mang theo nhiều cung bậc cảm xúc. Từ những “việc nho nhỏ nhưng mang lại niềm vui to lớn”, niềm vui của sự tận tụy vì sức khỏe nhân dân, bác sĩ Mẫn cảm thấy may mắn, tự hào và hạnh phúc khi đã chọn đúng nghề. Chính điều đó trở thành động lực để ông cùng các đồng nghiệp tại BVĐK khu vực Triệu Hải không ngừng nỗ lực mỗi ngày.

Đó là những ca phẫu thuật thành công trong những tình huống đầy thử thách: thai bị dây rốn thắt nút, dây rốn quấn cổ ba vòng, thai lạc chỗ ở vết mổ cũ tử cung, thai ngoài tử cung sắp vỡ hay thận phải lạc chỗ nằm sát tử cung – dễ nhầm lẫn với khối u buồng trứng. Ông cũng từng xử trí thành công những trường hợp phức tạp như khối u trong ống cổ tử cung xâm lấn gây chảy máu, vòng tránh thai xuyên vào cơ mặt trước tử cung ở người bệnh 40 tuổi, hay đón trẻ sơ sinh từ một sản phụ lần đầu sinh song thai sau 18 năm.

Bác sĩ Mẫn cũng không quên những khoảnh khắc đặc biệt khi đỡ đẻ cho sản phụ mang quốc tịch Lào không biết tiếng Việt, hay những lần chứng kiến niềm vui vỡ òa của những gia đình tưởng chừng không còn cơ hội được đón con yêu chào đời.

Bác sĩ Trương Thanh Mẫn - người đi tới mùa Xuân
Bác sĩ Trương Thanh Mẫn trao quà hỗ trợ sản phụ có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: NVCC.

Tiếp nhận một sản phụ mang thai lần thứ ba ở tuần 38 với chẩn đoán nhau tiền đạo trung tâm mặt trước cài răng lược, BVĐK khu vực Triệu Hải đã nhanh chóng hội chẩn, chuẩn bị sẵn sàng 2 đơn vị máu và các phương án can thiệp khẩn cấp.

Bác sĩ Trương Thanh Mẫn trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật trên nền vết mổ cũ hai lần. Ca mổ diễn ra thành công, em bé nặng 2.600 gram cất tiếng khóc chào đời khỏe mạnh. Trong khi đó, sản phụ vừa trải qua cắt tử cung bán phần thấp nhưng đã có thể nở nụ cười tươi đầy nhẹ nhõm, đánh dấu một hành trình sinh nở an toàn.

“Đón trẻ sơ sinh chào đời khỏe mạnh, an toàn luôn là niềm vui của bác sỹ sản khoa hòa chung niềm hạnh phúc của người mẹ, người cha và cảm xúc tuyệt vời ấy được chúng tôi chia sẻ đến nhiều người nên tôi rất yêu công việc nâng đỡ hài nhi cất tiếng khóc chào thế giới trên tay mình”, bác sĩ Mẫn chia sẻ.

Công tác tại BVĐK khu vực Triệu Hải, bác sĩ Trương Thanh Mẫn và các đồng nghiệp luôn chú trọng nâng cao chất lượng chuyên môn, không ngừng cải tiến và phát triển các kỹ thuật mới nhằm nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh cho người dân trên địa bàn huyện Triệu Phong, huyện Hải Lăng và thị xã Quảng Trị. Đây là khu vực có nhiều hộ dân làm nông nghiệp, đời sống kinh tế còn khó khăn, vì vậy, việc triển khai và phát triển các kỹ thuật sản phụ khoa không chỉ giúp nâng cao chất lượng điều trị mà còn giảm bớt gánh nặng cho người bệnh, hạn chế tình trạng phải chuyển lên tuyến trên để tiếp cận dịch vụ y tế kỹ thuật cao.

Không ngừng học hỏi, bác sĩ Mẫn tích cực tham gia các hội nghị và khóa đào tạo chuyên sâu, như hội nghị siêu âm toàn quốc để cập nhật kỹ thuật chẩn đoán dị tật bẩm sinh thai nhi, hội thảo khoa học về tiếp cận bệnh đơn gen trong tầm soát trước sinh, tập huấn sàng lọc ung thư cổ tử cung, xét nghiệm sàng lọc tiền sinh không xâm lấn, cũng như các buổi sinh hoạt khoa học khác.

Chính sự kết hợp giữa kiến thức chuyên môn vững vàng, tâm huyết với nghề và lòng nhân ái đã giúp bác sĩ Mẫn thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân, hướng đến sự hài lòng và an toàn cho người bệnh.

Bác sĩ Trương Thanh Mẫn - người đi tới mùa Xuân
Bác sĩ Trương Thanh Mẫn nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Ảnh: NVCC.

Bên cạnh công tác chuyên môn, bác sĩ Trương Thanh Mẫn còn tận tâm tư vấn cho người bệnh về các vấn đề sức khỏe quan trọng như u nang buồng trứng, bệnh lý thượng bì di truyền trên gen, cũng như tầm quan trọng của khám tiền thai và sàng lọc trước sinh để có một thai kỳ an toàn, giúp em bé chào đời khỏe mạnh. Ông cũng hướng dẫn cách điều trị đau cổ tay sau sinh, tư vấn cho sản phụ mang song thai nhằm phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.

Bác sĩ Mẫn luôn khuyến khích phụ nữ mang thai uống đủ nước, phụ nữ nuôi con nhỏ bổ sung sữa và nước đầy đủ trong những đợt nắng nóng cực đoan. Đồng thời, ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khám thai định kỳ trong mùa mưa lạnh để phòng ngừa tiền sản giật, cũng như khuyến khích phụ nữ đi khám định kỳ để tầm soát ung thư cổ tử cung và ung thư buồng trứng. Đặc biệt, ông đã đồng hành, động viên những sản phụ có trường hợp thai kỳ đặc biệt như song thai dính nhau vùng ngực và bụng, chung một quả tim, có nhiều nang bạch huyết vùng cổ, với độ mờ da gáy lên đến 5mm.

Không chỉ dừng lại ở bệnh viện, trong nhịp điệu công tác hằng ngày, bác sĩ Mẫn còn dành thời gian tham gia những hoạt động ý nghĩa do Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ thị xã Quảng Trị tổ chức vào các dịp lễ lớn trong năm. Ông tích cực góp mặt trong Ngày hội "Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng", lan tỏa giá trị nhân văn của nghề y.

Với bác sĩ Trương Thanh Mẫn, niềm tự hào lớn nhất không phải là những danh hiệu, mà chính là sự tin yêu của đồng nghiệp và người bệnh. Đôi khi, chỉ cần nghe những câu nói bình dị vang lên trong hành lang khoa Phụ sản như: "Ông ni nhìn ra dáng bác sĩ thiệt", hay "Bác sĩ Mẫn mát tay và nhiệt tình lắm", cũng đủ khiến ông cảm thấy ấm lòng. Tình yêu thương từ gia đình, sự quý mến của bạn bè và hiệu quả công tác đã đưa ông đến với một dấu mốc đáng trân trọng: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ – một sự ghi nhận xứng đáng cho những cống hiến không ngừng nghỉ.

Video: Bác sĩ Trương Thanh Mẫn tiến hành phẫu thuật ca thai ngôi ngược tại BVĐK khu vực Triệu Hải.

Cán bộ, nhân viên ngành Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế mỏi mòn chờ “lương mới” Cán bộ, nhân viên ngành Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế mỏi mòn chờ “lương mới”

Mặc dù Nghị định 73 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, ...

Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Bác sĩ Lê Khắc Thu - Trưởng khoa Khám bệnh, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, đang rơi vào ...

Cán bộ Y tế TP. Huế mới chỉ nhận được nửa khoản “lương mới” theo Nghị định 73 Cán bộ Y tế TP. Huế mới chỉ nhận được nửa khoản “lương mới” theo Nghị định 73

Mặc dù đã có những động thái tích cực từ phía cơ quan chức năng, việc chi trả đầy đủ khoản lương mới được điều ...

Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 4: Rủi ro chực chờ trên từng cuốc xe

Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 4: Rủi ro chực chờ trên từng cuốc xe

Nghề xe ôm công nghệ, shipper ngày càng trở thành lựa chọn của nhiều lao động phổ thông do tính linh hoạt và không yêu cầu trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, ẩn sau vẻ ngoài tự do là một thực tế đầy rủi ro: Thu nhập bấp bênh, nguy cơ tai nạn cao, bị lừa đảo, hành hung, và không có bảo hiểm lao động.
Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 3: Cần mạnh tay xử lý hành vi bạo lực với shipper

Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 3: Cần mạnh tay xử lý hành vi bạo lực với shipper

Hai vụ việc shipper bị hành hung tại Hà Nội và Đà Nẵng mới đây đã gây bức xúc trong dư luận, đặt ra vấn đề về sự an toàn và bảo vệ quyền lợi cho lực lượng lao động giao hàng – những người đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế số.
Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 2: Shipper và những lỗ hổng bảo vệ

Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 2: Shipper và những lỗ hổng bảo vệ

Sự phát triển của nền kinh tế nền tảng đã thay đổi hoàn toàn cách thức làm việc của shipper, biến họ từ người lao động (NLĐ) truyền thống thành “đối tác” của các công ty công nghệ. Từ đó, shipper rơi vào tình trạng yếu thế, không được bảo vệ bởi pháp luật lao động, không có BHXH, y tế hay cơ chế giải quyết tranh chấp hợp lý. Lỗ hổng pháp lý và sự kiểm soát bằng thuật toán càng khiến họ bị động trước những quyết định từ phía công ty nền tảng.
TS Nguyễn Ngọc Ân: “Thay đổi cách thi cử, học thêm sẽ không còn chỗ đứng”

TS Nguyễn Ngọc Ân: “Thay đổi cách thi cử, học thêm sẽ không còn chỗ đứng”

Trao đổi với Tạp chí Lao động và Công đoàn, TS Nguyễn Ngọc Ân – Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho rằng vấn đề cốt lõi của dạy thêm, học thêm nằm ở câu hỏi: “Học thêm để làm gì? Để học sinh giỏi hơn, hay để các em thi đỗ?".
TS Nguyễn Ngọc Ân: Giáo viên có “lách luật” dạy thêm cũng không hẳn vì tăng thu nhập

TS Nguyễn Ngọc Ân: Giáo viên có “lách luật” dạy thêm cũng không hẳn vì tăng thu nhập

TS Nguyễn Ngọc Ân - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam, đã có những chia sẻ thẳng thắn xoay quanh Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về vấn đề dạy thêm, học thêm. Ông nhấn mạnh rằng việc dạy thêm cần được quản lý chặt chẽ nhưng cũng phải nhìn nhận thực tế từ nhiều góc độ.
Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 1: Lao động tự do ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 1: Lao động tự do ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Lao động tự do (còn được biết đến là lao động phi chính thức hay lao động có việc làm phi chính thức) là những người làm công việc tự do, thời vụ như bán hàng rong, bán hàng tại các khu chợ, phụ hồ, xe ôm, những người làm thuê khoán trong các xưởng sản xuất, gia công... Họ luôn đối mặt với sự vất vả trong điều kiện làm việc và thiệt thòi trong tham gia mạng lưới an sinh xã hội do thường làm việc không có hợp đồng lao động. Việc tồn tại tỷ lệ bộ phận lao động này cao sẽ là rào cản cho sự phát triển của thị trường lao động cũng như phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Nữ đảng viên luôn “dấn thân” vì công nhân lao động

Nữ đảng viên luôn “dấn thân” vì công nhân lao động

Với chị Như, khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng, từ chỗ một người đến tuổi trưởng thành, lên đường lập nghiệp nhưng chưa có lý tưởng phấn đấu rõ ràng, chị Như đã trở thành người có ước mơ, khát vọng cống hiến, đóng góp cho quê hương, đất nước…
Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm: Nỗi lo, giải pháp và kỳ vọng

Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm: Nỗi lo, giải pháp và kỳ vọng

Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành từ 14/2/2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), mang theo kỳ vọng về một sự chấn chỉnh mạnh mẽ trong hoạt động dạy thêm, học thêm, đảm bảo quyền lợi chính đáng của cả giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, vẫn còn đó những trăn trở, khó khăn mà các giáo viên cùng với các bậc phụ huynh đang phải đối mặt.
Bài 2: Thời điểm thuận lợi để đàm phán tăng lương công nhân dệt may

Bài 2: Thời điểm thuận lợi để đàm phán tăng lương công nhân dệt may

Đã đến lúc công đoàn chủ động đàm phán, thương lượng để tăng lương cho công nhân dệt may; đây cũng là con đường ngắn và hiệu quả nhất giúp cải thiện đời sống người lao động làm việc trong ngành này.
Bài 1: Công nhân ngành Dệt may lương thấp, môi trường làm việc khắc nghiệt

Bài 1: Công nhân ngành Dệt may lương thấp, môi trường làm việc khắc nghiệt

Công nhân ngành Dệt may làm việc trong môi trường khắc nghiệt, thu nhập thấp hơn thu nhập bình quân chung của cả nước; trong đó tỷ lệ tiền lương chỉ chiếm 72% trong cơ cấu thu nhập.