Người công nhân chè phấn đấu vào Đảng để giúp đỡ đoàn viên được nhiều hơn

“Phấn đấu vào Đảng để rèn luyện mình tốt hơn và giúp đỡ đoàn viên, công nhân lao động được nhiều hơn”, đó là tâm nguyện của anh Nguyễn Đình Luân - Đội trưởng đội sản xuất ở nông trường II, Công ty TNHH chè Vina Suzuki (huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) suốt 27 năm gắn bó với công việc ở đây.
Người công nhân chè phấn đấu vào Đảng để giúp đỡ đoàn viên được nhiều hơn
Anh Nguyễn Đình Luân (bên trái) luôn bồi dưỡng, giúp đỡ, kết nạp công nhân lao động vào Đảng. Ảnh: NVCC

Chúng tôi đến nông trường trồng chè của Công ty TNHH chè Vina Suzuki để được gặp người công nhân tiêu biểu ngành chè ở Lâm Đồng. Anh Nguyễn Đình Luân là 1 trong 95 gương công nhân tiêu biểu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam biểu dương nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).

Giữa cái nắng hanh có phần nóng gắt của mùa khô ở Tây Nguyên, từ xa, anh Luân hòa vào những luống cây chè trải dài như bất tận khắp triền đồi. Cẩn thận kiểm tra từng gốc cây có dấu hiệu sâu bệnh, thiếu phân, thiếu nước hay từng tán cành lá lỡ lứa thu hoạch, vươn quá khổ…

Sau cái bắt tay, chào hỏi và nụ cười đôn hậu, đưa tay áo gạt những giọt mồ hôi trên trán, anh Luân bảo với chúng tôi: “Thời gian này đang là đỉnh điểm mùa khô ở Tây Nguyên nên nắng nóng và khô hạn. Anh chị em công nhân phải tập trung tưới nước nhiều hơn để giữ cho cây chè phát triển”.

Như để chúng tôi hiểu thêm về công việc vất vả của anh chị em công nhân sản xuất ở nông trường chè, anh Luân cho biết thêm, ngày trước, người dân bản địa ở đây tròng giống chè hạt, rễ cây rất khỏe, bám sâu vào lòng đất nên cây chịu hạn tốt hơn, nhưng năng suất và chất lượng búp chè thì hạn chế.

Công ty TNHH chè Vina Suzuki là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, chuyên sản xuất chè xuất khẩu, hoạt động từ năm 1995. Khi ấy, những cây chè giống mới, trồng bằng cành cũng được nhân giống ở đây, thay thế dần những giống chè bản địa để cho năng suất, chất lượng cao hơn gấp nhiều lần. Đó cũng là niềm vui mừng của những người công nhân lao động ngành chè trên cao nguyên Di Linh này.

Người công nhân chè phấn đấu vào Đảng để giúp đỡ đoàn viên được nhiều hơn
Anh Nguyễn Đình Luân (bên phải) luôn động viên anh chị em công nhân lao động vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Ảnh: NVCC

Anh Luân cho hay, cây chè giống mới cho năng suất, chất lượng tốt hơn, nhưng yêu cầu kỹ thuật chăm sóc cũng khó hơn rất nhiều, nhất là trong mùa khô hanh, thiếu nước và nắng nóng. Bởi vậy, công nhân phải thăm nom hằng ngày, phòng ngừa và phát hiện sớm, ngay từ khi cây có dấu hiệu sâu bệnh để chữa trị kịp thời…

Anh Nguyễn Đình Luân bộc bạch với chúng tôi cùng ánh mắt trầm tư, nhìn về những vạt chè bạt ngàn: “Chúng tôi thường động viên nhau, dù da có rám thêm, tóc có xơ cứng hơn vì nắng, nhưng búp chè lên xanh non hơn thì anh chị em công nhân cũng sẵn lòng. Bởi đã từ lâu chúng tôi coi những luống chè ở nông trường này như con em của mình”…

Đến đây, tôi đã phần nào mường tượng được những khó khăn, vất vả và cả niềm lạc quan, yêu nghề của những người công nhân sản xuất chè. Tôi cũng phần nào hiểu được những suy tư, trăn trở của anh Nguyễn Đình Luân - người công nhân gắn bó với những cây chè ở vùng đất cao nguyên này từ khi tuổi còn rất trẻ, đến nay mái tóc đã điểm bạc.

Như bà Trần Thị Hồng Hà - Bí thư chi bộ, Phó Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty TNHH chè Vina Suzuki – tự hào cho biết về người công nhân Nguyễn Đình Luân: “Anh ấy làm công nhân ở đây từ ngày công ty này thành lập, đến nay đã hơn 27 năm. Dù ở cương vị hay công việc nào, anh ấy cũng cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Anh Luân là tấm gương sáng cho công nhân và Đảng viên ở công ty noi theo”.

Người công nhân chè phấn đấu vào Đảng để giúp đỡ đoàn viên được nhiều hơn
Anh Luân là tấm gương sáng cho công nhân và Đảng viên ở công ty noi theo. Ảnh: NVCC

Bà Hà cho hay, anh Nguyễn Đình Luân không ngừng phấn đấu vượt qua khó khăn, tự học tập, rèn luyện tay nghề. Từ lao động phổ thông, đến nay anh Luân đạt trình độ công nhân bậc 5/7. Thấy anh làm việc có trách nhiệm, lãnh đạo công ty tin tưởng giao anh phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động, rồi làm đội trưởng đội sản xuất ở nông trường chè.

“Trong công việc, anh ấy không chỉ làm tốt nhiệm vụ của mình mà còn tận tình hướng dẫn, giúp đỡ anh chị em công nhân khác cùng tiến bộ”, bà Trần Thị Hồng Hà chia sẻ.

Bà Hà cho biết thêm, trong cuộc sống anh Luân luôn gần gũi và là trung tâm đoàn kết mọi người ở công ty cũng như nơi cư trú. Anh Nguyễn Đình Luân cũng luôn đi đầu trong các phong trào thi đua do địa phương, các ngành các cấp phát động...

Bởi vậy, từ năm 2000 anh Nguyễn Đình Luân vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Anh Luân cũng được đảng viên tín nhiệm bầu cử chức danh Phó Bí thư chi bộ công ty này.

“Không chỉ xứng đáng được nhận danh hiệu đảng viên hoàn thành tốt và xuất sắc nhiệm vụ hằng năm, đoàn viên công đoàn còn tín nhiệm bầu cử anh ấy làm ủy viên Ban Chấp hành, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở”, bà Trần Thị Hồng Hà nhấn mạnh.

Người công nhân chè phấn đấu vào Đảng để giúp đỡ đoàn viên được nhiều hơn
Anh Nguyễn Đình Luân luôn trăn trở, thăm nom hằng ngày, phòng ngừa và phát hiện sớm, ngay từ khi cây chè có dấu hiệu sâu bệnh để chữa trị kịp thời. Ảnh: NVCC

Về phần mình, anh Nguyễn Đình Luân chia sẻ, xuất phát từ lao động phổ thông, khi vào Công ty TNHH chè Vina Suzuki anh làm công nhân chăm sóc vườn chè. Gắn bó với nghề nên anh vừa làm, vừa học để có thêm kiến thức và kinh nghiệm.

Anh Luân bày tỏ, được đứng trong hàng ngũ của Đảng rồi phải làm người công nhân tốt hơn. Trước hết là rèn luyện và giữ vững phẩm chất của người đảng viên, tự học tập nâng cao trình độ kỹ năng nghề nghiệp để phục vụ công việc của mình.

Anh Nguyễn Đình Luân bộc bạch: “Tôi tự nhủ mình luôn sẵn sàng đảm nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được cấp trên giao phó. Đồng thời chia sẻ những hiểu biết của mình giúp anh chị em công nhân lao động được nhiều hơn để sản xuất ngày càng năng xuất hơn và có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn”...

Chia tay anh Nguyễn Đình Luân và những người công nhân sản xuất chè mộc mạc, chân chất ở Lâm Đồng, chúng tôi thấu hiểu thêm về sự gắn kết của họ với ngành chè, với quê hương, đất nước. Bởi ở họ luôn có tình yêu thương, san sẻ, và hơn hết là luôn giữ trọn trong mình niềm tin sắt son, hướng về Đảng Cộng sản Việt Nam với tấm lòng trân quý nhất.

Video bà Trần Thị Hồng Hà - Bí thư chi bộ, Phó Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH chè Vina Suzuki

Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 4: Rủi ro chực chờ trên từng cuốc xe

Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 4: Rủi ro chực chờ trên từng cuốc xe

Nghề xe ôm công nghệ, shipper ngày càng trở thành lựa chọn của nhiều lao động phổ thông do tính linh hoạt và không yêu cầu trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, ẩn sau vẻ ngoài tự do là một thực tế đầy rủi ro: Thu nhập bấp bênh, nguy cơ tai nạn cao, bị lừa đảo, hành hung, và không có bảo hiểm lao động.
Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 3: Cần mạnh tay xử lý hành vi bạo lực với shipper

Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 3: Cần mạnh tay xử lý hành vi bạo lực với shipper

Hai vụ việc shipper bị hành hung tại Hà Nội và Đà Nẵng mới đây đã gây bức xúc trong dư luận, đặt ra vấn đề về sự an toàn và bảo vệ quyền lợi cho lực lượng lao động giao hàng – những người đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế số.
Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 2: Shipper và những lỗ hổng bảo vệ

Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 2: Shipper và những lỗ hổng bảo vệ

Sự phát triển của nền kinh tế nền tảng đã thay đổi hoàn toàn cách thức làm việc của shipper, biến họ từ người lao động (NLĐ) truyền thống thành “đối tác” của các công ty công nghệ. Từ đó, shipper rơi vào tình trạng yếu thế, không được bảo vệ bởi pháp luật lao động, không có BHXH, y tế hay cơ chế giải quyết tranh chấp hợp lý. Lỗ hổng pháp lý và sự kiểm soát bằng thuật toán càng khiến họ bị động trước những quyết định từ phía công ty nền tảng.
TS Nguyễn Ngọc Ân: “Thay đổi cách thi cử, học thêm sẽ không còn chỗ đứng”

TS Nguyễn Ngọc Ân: “Thay đổi cách thi cử, học thêm sẽ không còn chỗ đứng”

Trao đổi với Tạp chí Lao động và Công đoàn, TS Nguyễn Ngọc Ân – Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho rằng vấn đề cốt lõi của dạy thêm, học thêm nằm ở câu hỏi: “Học thêm để làm gì? Để học sinh giỏi hơn, hay để các em thi đỗ?".
TS Nguyễn Ngọc Ân: Giáo viên có “lách luật” dạy thêm cũng không hẳn vì tăng thu nhập

TS Nguyễn Ngọc Ân: Giáo viên có “lách luật” dạy thêm cũng không hẳn vì tăng thu nhập

TS Nguyễn Ngọc Ân - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam, đã có những chia sẻ thẳng thắn xoay quanh Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về vấn đề dạy thêm, học thêm. Ông nhấn mạnh rằng việc dạy thêm cần được quản lý chặt chẽ nhưng cũng phải nhìn nhận thực tế từ nhiều góc độ.
Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 1: Lao động tự do ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 1: Lao động tự do ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Lao động tự do (còn được biết đến là lao động phi chính thức hay lao động có việc làm phi chính thức) là những người làm công việc tự do, thời vụ như bán hàng rong, bán hàng tại các khu chợ, phụ hồ, xe ôm, những người làm thuê khoán trong các xưởng sản xuất, gia công... Họ luôn đối mặt với sự vất vả trong điều kiện làm việc và thiệt thòi trong tham gia mạng lưới an sinh xã hội do thường làm việc không có hợp đồng lao động. Việc tồn tại tỷ lệ bộ phận lao động này cao sẽ là rào cản cho sự phát triển của thị trường lao động cũng như phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Nữ đảng viên luôn “dấn thân” vì công nhân lao động

Nữ đảng viên luôn “dấn thân” vì công nhân lao động

Với chị Như, khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng, từ chỗ một người đến tuổi trưởng thành, lên đường lập nghiệp nhưng chưa có lý tưởng phấn đấu rõ ràng, chị Như đã trở thành người có ước mơ, khát vọng cống hiến, đóng góp cho quê hương, đất nước…
Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm: Nỗi lo, giải pháp và kỳ vọng

Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm: Nỗi lo, giải pháp và kỳ vọng

Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành từ 14/2/2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), mang theo kỳ vọng về một sự chấn chỉnh mạnh mẽ trong hoạt động dạy thêm, học thêm, đảm bảo quyền lợi chính đáng của cả giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, vẫn còn đó những trăn trở, khó khăn mà các giáo viên cùng với các bậc phụ huynh đang phải đối mặt.
Bài 2: Thời điểm thuận lợi để đàm phán tăng lương công nhân dệt may

Bài 2: Thời điểm thuận lợi để đàm phán tăng lương công nhân dệt may

Đã đến lúc công đoàn chủ động đàm phán, thương lượng để tăng lương cho công nhân dệt may; đây cũng là con đường ngắn và hiệu quả nhất giúp cải thiện đời sống người lao động làm việc trong ngành này.
Bài 1: Công nhân ngành Dệt may lương thấp, môi trường làm việc khắc nghiệt

Bài 1: Công nhân ngành Dệt may lương thấp, môi trường làm việc khắc nghiệt

Công nhân ngành Dệt may làm việc trong môi trường khắc nghiệt, thu nhập thấp hơn thu nhập bình quân chung của cả nước; trong đó tỷ lệ tiền lương chỉ chiếm 72% trong cơ cấu thu nhập.