Bệnh lạm thu: coi chừng tái phát!
Kinh tế - Xã hội - 04/09/2022 09:09 PHẠM XUÂN DŨNG
Một buổi họp phụ huynh đầu năm học mới. Ảnh minh họa: Báo Hà Nội mới |
Cách đây chừng một tháng, dư luận xôn xao về chuyện các em mới vào lớp 6 ở trường THCS Núi Đối (Kiến Thụy, Hải Phòng) phải đóng 2 triệu đồng mà giáo viên chủ nhiệm không phổ biến cho phụ huynh đó là tiền gì, mục đích cụ thể ra sao? Nhiều phụ huynh đã không đồng ý và cấp trên đã phải chấn chỉnh. Cần nói thêm rằng trường này tuyển 170 học sinh lớp 6, tính ra số tiền sẽ là bao nhiêu?
Người viết bài này đã từng nhận thông tin phản hồi có trường THPT khu vực nông thôn chỉ trong một buổi sáng đã hoàn trả cho phụ huynh hơn nửa tỷ đồng vì lạm thu, sau khi báo chí lên tiếng.
Rõ ràng từ lâu nạn lạm thu trong trường học như một "căn bệnh" lan tràn, dai dẳng, khó cứu chữa khiến dư luận bất bình, phụ huynh kêu ca liên tục mà rất nhiều địa phương, rất nhiều trường học hầu như chưa được xem xét, "chữa trị" có hiệu quả. Đặc biệt là tình trạng lạm thu thông qua hội phụ huynh, coi phụ huynh là cánh tay nối dài của trường để lạm thu mà tránh tiếng, tránh chịu trách nhiệm là một vấn nạn dai dẳng.
Mặc dù ngành Giáo dục đã có nhiều chỉ đạo để khắc phục nhưng xem ra không dễ "điều trị căn bệnh" này. Có thể quyết tâm chưa đủ lớn, biện pháp chưa hữu hiệu, chế tài chưa đủ mạnh... nên chưa thể thành công như xã hội mong muốn.
Xin có mấy ý kiến đóng góp:
Ngành Giáo dục từ cấp bộ cho đến cấp phòng phải thống nhất chỉ đạo và hành động, công khai cụ thể các khoản thu nộp theo quy định của Nhà nước ở từng trường cho phụ huynh, học sinh và cộng đồng biết, để chấp hành và giám sát, kiểm tra. Không nên có những chỉ đạo thiếu rõ ràng, lập lờ nước đôi, hiểu thế nào cũng được, kiểu như: "tùy theo tình hình cụ thể..." hoặc "có thể vận dụng..."; vì đó là cũng là một cách "vẽ đường cho hươu chạy" để lạm thu.
Yêu cầu thực hiện đúng quy chế hoạt động của hội phụ huynh trong nhà trường cũng là một cách để giảm lạm thu. Quyết không để tình trạng hội phụ huynh đứng ra thu hoặc trường "nhờ" hội phụ huynh thu giúp, hội cũng không được tùy tiện kêu gọi tự nguyện hoặc quy định những khoản thu không phù hợp, không đúng quy định dưới bất kỳ hình thức nào. Tất cả các khoản thu đều phải thông qua họp hành, công khai, tiếp thu ý kiến phản hồi và trả lời đầy đủ, cụ thể; không được né tránh.
Đề cao trách nhiệm cá nhân các hiệu trưởng; các hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm lạm thu trước cấp ủy, chính quyền địa phương, phòng giáo dục và sở giáo dục. Tuyệt đối không được bao che sai phạm lạm thu, có hình thức xử lý thích đáng nạn lạm thu bằng kỷ luật, cách chức, không để tình trạng hiệu trưởng để xảy ra lạm thu, phê bình chiếu lệ rồi chuyển qua trường khác cũng vẫn làm hiệu trưởng...
Ngành Giáo dục cần tiếp thu hơn nữa ý kiến phụ huynh về thu nộp trong nhà trường thông qua họp hành, phản ánh, qua báo chí, mạng xã hội để kịp thời nắm thông tin và chấn chỉnh nếu có lạm thu.
Cũng có ý kiến cho rằng miễn, giảm học phí cũng là một giải pháp giảm lạm thu, bớt gánh nặng kinh phí cho phụ huynh.
Và cuối cùng là sự vào cuộc thực sự của chính quyền các cấp đối với hoạt động của hội phụ huynh cũng như hoạt động của các trường học cũng sẽ lập lại trật tự trong các khoản thu vào năm học mới.
Năm học sắp sửa bắt đầu, mong sao lạm thu không còn là ám ảnh...
Tăng học phí trường công: Lợi bất cập hại Vào cuối tháng 4 vừa rồi, khi làm việc với TP. HCM, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, ... |
Đề xuất miễn học phí cho học sinh cấp 2: Còn “phụ phí”? Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn vừa đề xuất miễn học phí cho học sinh cấp 2. Ý kiến ... |
Lễ khai giảng lặng lẽ Các tỉnh thành trên cả nước hầu hết đã tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2021-2022 vào sáng nay (5/9). Một lễ khai ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 14:42
Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
Các doanh nghiệp và cơ quan quản lý trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đã không ngừng nỗ lực triển khai các biện pháp phòng cháy chữa cháy (PCCC) để giảm thiểu tối đa rủi ro, bảo vệ môi trường và tài sản.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 21:00
Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ được thực hiện thông qua ứng dụng VNeID (tài khoản định danh điện từ) cài đặt trên điện thoại di động.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 20:00
Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?
Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy không phải hiếm gặp. Nguyên nhân do đâu, cách xử lý như thế nào, mời bạn đọc cùng tìm hiểu.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 13:23
Ford Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ tại PVOIL VOC 2024
Bạn đã bao giờ tưởng tượng mình sẽ lái một chiếc Ford Ranger chinh phục những địa hình hiểm trở? PVOIL VOC 2024 đã biến điều đó thành hiện thực cho hàng trăm người đam mê off-road tại Việt Nam.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 08:00
Cơ hội hiếm có từ dự án Top 1 khu Đông TP HCM khi căn hộ dưới 3 tỷ đồng dần biến mất
Chính sách bán hàng còn “ghi điểm” khi đưa ra tiến độ thanh toán siêu giãn, giúp khách chỉ phải trả 1 - 1,5%/tháng, tương đương từ 39 triệu đồng/tháng. Nhờ đó, với số tiền khoảng 3 tỷ đồng trong tay, khách hàng đã có thể sở hữu ngay một căn hộ hạng sang thuộc dự án Top 1 Đại đô thị đáng sống bậc nhất Sài Gòn.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
- Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
- Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền