93 năm: Từ Tạp chí “Công hội đỏ” đến “Lao động và Công đoàn”
Công đoàn - 01/10/2022 09:35 Ý YÊN
Tôn chỉ mục đích của Tạp chí được xác định ngay từ đầu là “Cơ quan truyền bá lý luận của Công hội đỏ trong giai cấp công nhân Việt Nam”. Ở vị trí cao nhất của bìa 1 đóng khung khẩu hiệu: “Vô sản giai cấp thế giới liên hiệp lại!”.
Trang bìa của hai cuốn Tạp chí Công hội Đỏ số 1 và số 2 (năm 1929), tiền thân của Tạp chí Lao động và Công đoàn. |
Điện mật ngày 3/10/1929 của Sở Liêm phóng Hà Nội gửi các cơ sở ở Huế, Sài Gòn, Phnom Pênh, Viêng Chăn mô tả rất chi tiết về cuốn Tạp chí: “Trình bày dưới dạng cuốn sách có 118 trang in trên giấy bóng chất lượng xấu chỉ dùng được một mặt, cỡ 105x210, đóng gáy theo kiểu An Nam, in theo phương pháp thạch ấn, nhiều trang có hai màu, có các tờ gác mang hình búa liềm (huy hiệu Cộng sản)”.
Trước đó, kế hoạch xuất bản quyển Tạp chí để làm cơ quan huấn luyện cho hội viên đã có trong Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ nhất Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ ngày 28/7/1929, tại số nhà 15 phố Hàng Nón, Hà Nội. Nhưng trong bối cảnh Pháp truy nã, đày đoạ những người cách mạng, việc tổ chức toà soạn và nơi in ấn gặp nhiều khó khăn, đến 1/10/1929 Tạp chí Công hội đỏ mới ra đời.
Sự kiện này có ý nghĩa rất đặc biệt, đánh dấu sự ra đời của một trong những tờ Tạp chí cách mạng đầu tiên trong lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, Tạp chí có một thời kỳ dài không tiếp tục xuất bản.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, đồng chí Hoàng Quốc Việt – Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam luôn coi trọng việc rèn luyện phẩm chất, năng lực, quan điểm chính trị vững vàng cho đội ngũ cán bộ công đoàn. Đồng chí cho rằng tổ chức Công đoàn cần phải có tờ Tạp chí lý luận chính trị để nghiên cứu, bồi dưỡng, trao đổi nghiệp vụ, nâng cao năng lực cán bộ công đoàn, đáp ứng yêu cầu của phong trào công nhân, công đoàn.
Ngày 3/1/1970, Tạp chí được tái thành lập với tên gọi Tạp chí Công đoàn, theo Quyết định số 199/QĐ của Ban Thư ký Tổng Công đoàn Việt Nam. Thời kỳ đầu, Tạp chí ra 3 tháng một kỳ, đồng chí Hoàng Quốc Việt trực tiếp làm Chủ nhiệm.
Đồng chí Hoàng Quốc Việt - Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam duyệt số Tạp chí Công đoàn tháng 1/1970 trước khi phát hành. Ảnh: T.L |
Nhớ lại thời kỳ này, đồng chí Đỗ Như Khánh – nguyên Tổng biên tập Tạp chí Lao động và Công đoàn từng viết: “Toà soạn Tạp chí Công đoàn ngoài Chủ nhiệm Hoàng Quốc Việt và Tổng biên tập Nguyễn Minh, có 4 cán bộ với một chiếc máy chữ Optima cũ kỹ, không trụ sở, không bàn ghế làm việc, không điện thoại. Chưa có kinh nghiệm về biên tập cũng như tổ chức cộng tác viên, tổ chức phát hành nhưng anh chị em toà soạn động viên nhau vượt qua mọi thử thách để ra bằng được tờ Tạp chí Công đoàn”.
Cũng theo đồng chí Đỗ Như Khánh, “thời gian sau đó, số cán bộ phóng viên không tăng lên bao nhiêu nhưng tất cả đều đem hết tâm huyết không ngừng đổi mới Tạp chí cả về nội dung và chất lượng, hình thức, bài vở ngắn gọn, súc tích, chủ đề đa dạng, phong phú…”
Đến ngày 28/7/1993, Ban Thư ký Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ra Quyết định số 606 QĐ/TLĐ đổi tên Tạp chí Công đoàn thành Tạp chí Lao động và Công đoàn. Tôn chỉ mục đích và chức năng được xác định là tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các Chỉ thị, Nghị quyết của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; nghiên cứu lý luận về giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn; trao đổi kinh nghiệm hoạt động và nghiệp vụ công tác công đoàn; phản ánh tâm tư, nguyện vọng của công nhân, viên chức, lao động, đoàn viên công đoàn; nêu gương các điển hình tiên tiến trong sản xuất kinh doanh và trong hoạt động công đoàn; giải đáp chế độ, chính sách pháp luật liên quan đến nghĩa vụ, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Trải qua 93 năm xây dựng và phát triển, hiện nay Tạp chí đã và đang ngày càng lớn mạnh, thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ mà Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giao phó; là tiếng nói của tổ chức Công đoàn, đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền lợi người lao động.
Hiện nay Tạp chí có 2 ấn phẩm giấy: Lao động và Công đoàn; An toàn vệ sinh lao động được phát hành trên cả nước với nhiều bài nghiên cứu chuyên sâu, gắn với tôn chỉ, mục đích và “bản sắc” của Tạp chí. Cùng với đó là Tạp chí điện tử Lao động Công đoàn và 2 chuyên trang Cuộc sống an toàn; Nhịp sống doanh nghiệp đang được bạn đọc quan tâm.
Được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên, liên tục của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tạp chí Lao động và Công đoàn đang không ngừng đổi mới toàn diện để đáp ứng xu thế báo chí đa phương tiện, hiện đại. Các ấn phẩm ngày càng được đầu tư, nâng cao chất lượng từ hình thức đến nội dung để đến gần hơn với cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân lao động, ...
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (thứ tư, từ trái sang) cùng lãnh đạo Ban Tuyên giáo, Viện Công nhân và Công đoàn chúc mừng Tạp chí Lao động và Công đoàn tham gia Hội Báo toàn quốc năm 2022. Ảnh: HẢI NGUYỄN |
93 năm nhìn lại (1/10/1929 – 1/10/2022) với biết bao thăng trầm, Tạp chí Lao động và Công đoàn xin được tri ân sự quan tâm, tạo điều kiện của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; của lớp lớp thế hệ cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nhân viên đã luôn phấn đấu, cống hiến cho sự phát triển đáng tự hào của một trong những tờ Tạp chí Cách mạng đầu tiên ở nước ta - Tạp chí của tổ chức Công đoàn.
Sự ủng hộ, đón nhận, góp ý chân thành của LĐLĐ các tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương, công đoàn tập đoàn, tổng công ty, các cán bộ công đoàn, các nhà khoa học và đông đảo bạn đọc cũng góp phần làm nên thành công của Tạp chí hôm nay!
93 năm! Tạp chí Lao động và Công đoàn vẫn đang tiếp tục bước về phía trước với những khó khăn, thử thách mới. Cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nhân viên Tạp chí hôm nay đồng lòng xây dựng một tập thể “Chuyên nghiệp - Trí tuệ - kịp thời”.
3200 tỷ nợ khó đòi và "số phận" hơn 200.000 lao động 3.200 tỷ đồng nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) kéo dài nhiều năm đang khiến hơn 206.000 lao động lao đao nhưng cơ quan quản ... |
Vòng tay Công đoàn, kết nối yêu thương Cuối buổi chiều tháng 9, khi ánh nắng thu nhạt dần, chúng tôi đến với gia đình em Phạm Văn Tuyên (xóm 6 xã Khánh ... |
Những vấn đề cốt lõi khi xây dựng Đề án vị trí việc làm của các Nhà Văn hóa Lao động Theo đồng chí Nguyễn Ngọc Sơn - Phó Trưởng Ban Tổ chức Tổng LĐLĐ Việt Nam, các Cung Văn hóa, Nhà Văn hóa Lao động ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 23/11/2024 16:09
Công đoàn MICCO: Dành những gì tốt nhất cho người lao động
Nhiều năm qua, Công đoàn Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Việt Bắc – MICCO (Đông Triều, Quảng Ninh) đã thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình trong việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên, người lao động; tiếp tục nâng cao chất lượng và tích cực đổi mới phương thức, cách thức tổ chức các hoạt động; tạo điều kiện tốt nhất để người lao động an tâm công tác và cống hiến.
Hoạt động Công đoàn - 23/11/2024 08:51
Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
Hơn 25 năm qua, anh Nhân là một phần không thể thiếu của tập thể Trường THPT Ngô Gia Tự (xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh).
Diễn đàn Lao động - Công đoàn - 23/11/2024 06:13
Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
Khi biết chỉ được hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa là 12 tháng - tương ứng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp 12 năm, rất nhiều người lao động muốn ngừng đóng bảo hiểm thất nghiệp để xin hưởng trợ cấp.
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 18:44
Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
Với hơn một thập kỷ gắn bó với Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Bắc Trung Bộ - MICCO, anh Bùi Công Quyền đã trở thành một phần không thể thiếu của đội ngũ lái xe. Nhưng phía sau tay lái ấy là một người đàn ông với những trăn trở, khát vọng vượt xa khỏi công việc hằng ngày.
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 16:11
Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
Những năm qua, các cấp Công đoàn tỉnh Long An đã tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới bằng những việc làm thiết thực, góp phần làm cho diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc…
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 08:44
Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
Căn bệnh trầm cảm sau sinh đã biến tôi từ con người năng động, lạc quan trở thành người sống khép kín, đầy sợ hãi. Tình thương ấm áp, bao dung như người mẹ của cô Huỳnh Lan Phương, nguyên Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Phan Văn Trị (phường 07, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) đã giúp tôi có một sự sống mới.