
Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao |
Ngay từ những ngày đầu năm 2025, thị trường lao động đã sôi động trở lại với nhu cầu tuyển dụng tăng mạnh từ các doanh nghiệp. Nhằm đáp ứng nhu cầu này, Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) Hà Nội đã phối hợp với Trung tâm DVVL của 12 tỉnh, thành khác tổ chức "Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 13 tỉnh, thành phố".
Sự kiện này không chỉ giúp doanh nghiệp nhanh chóng tìm kiếm nguồn nhân lực phù hợp mà còn tạo cơ hội việc làm cho nhiều lao động, đặc biệt là những người có nhu cầu thay đổi công việc hoặc sinh viên mới tốt nghiệp.
![]() |
Các doanh nghiệp tại Hà Nội đang tích cực tuyển dụng lao động để bổ sung nguồn nhân lực phục vụ sản xuất, kinh doanh ngay từ đầu năm. Ảnh: Hải Nguyễn |
Theo ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm DVVL Hà Nội, các doanh nghiệp tại Hà Nội đang tích cực tuyển dụng lao động để bổ sung nguồn nhân lực phục vụ sản xuất, kinh doanh ngay từ đầu năm. Đặc biệt, các lĩnh vực thương mại dịch vụ, sản xuất và xây dựng có nhu cầu tuyển dụng lớn.
Bà Lương Thu Hiền, phụ trách nhân sự Công ty TNHH Ninsing Logistics, cho biết công ty đang tuyển dụng hơn 200 vị trí, trong đó có hơn 100 lao động phổ thông với mức lương từ 9-10 triệu đồng/tháng.
"Nếu người lao động gắn bó lâu dài, công ty sẽ có chính sách hỗ trợ bảo hiểm xã hội và các chế độ đãi ngộ khác," bà Hiền nói.
Tại điểm cầu Hà Nội, có 42 doanh nghiệp tham gia phiên giao dịch việc làm với 2.634 chỉ tiêu tuyển dụng; trong đó 32 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ (chiếm 76,2%). Các vị trí có mức lương cao từ 15 triệu đồng/tháng trở lên chiếm 17,6% tổng số chỉ tiêu tuyển dụng. Đây là mức thu nhập dành cho những ứng viên có trình độ chuyên môn tốt, giàu kinh nghiệm và có khả năng chịu áp lực công việc cao.
Phiên giao dịch việc làm không chỉ thu hút các doanh nghiệp mà còn là điểm đến của nhiều người lao động đang tìm kiếm cơ hội việc làm phù hợp. Ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm DVVL Hà Nội, nhấn mạnh sự chủ động của các doanh nghiệp trong việc tuyển dụng lao động ngay từ đầu năm.
![]() |
Chị Tạ Thúy Hà đang tham gia phỏng vấn online với doanh nghiệp. Ảnh: Mai Hoa |
Chị Tạ Thúy Hà (sinh năm 1977, ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đang trong quá trình tìm kiếm việc làm sau 23 năm làm quản lý sản xuất tại một công ty Nhật Bản. Do địa điểm làm việc chuyển về Hưng Yên quá xa, chị Hà đã xin nghỉ việc và hiện đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trong thời gian này, chị được cán bộ Trung tâm DVVL Hà Nội tư vấn, giới thiệu việc làm mới để sớm quay trở lại thị trường.
Sáng 17/2, sau khi tìm kiếm thông tin các doanh nghiệp tuyển dụng trên địa bàn Hà Nội từ phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 13 tỉnh, thành phố, chị đã tìm được một doanh nghiệp ở huyện Phú Xuyên đang cần tìm vị trí quản lý, nhưng lại mong tuyển lao động nam, nên cánh cửa dành cho chị dần khép lại. Tuy nhiên, chị sẵn sàng xem xét các vị trí tương đương nếu có chế độ đãi ngộ phù hợp.
Voice: Chia sẻ của chị Tạ Thúy Hà.
Tương tự, anh Bùi Đăng Tùng, kỹ sư viễn thông với 16 năm kinh nghiệm tại Viettel, cũng đang tìm kiếm cơ hội việc làm mới. Ở tuổi 40, anh quyết định thay đổi công việc vì cảm thấy công việc cũ đã trở nên nhàm chán. Anh mong muốn tìm một công việc có thử thách mới và cơ hội phát triển tốt hơn, dù cũng không tránh khỏi những lo lắng khi thay đổi ở độ tuổi trung niên.
Sinh viên năm cuối Vũ Thị Liên (Học viện Tài chính) cũng đến Sàn GDVL Hà Nội để tìm kiếm công việc bán thời gian nhằm tích lũy kinh nghiệm trước khi ra trường. "Trước mắt, tôi muốn học hỏi kinh nghiệm, tập làm việc theo nhóm và nâng cao kỹ năng ngoại ngữ, giao tiếp," Liên chia sẻ.
Tổng hợp từ phiên giao dịch việc làm trực tuyến, có 221 doanh nghiệp đăng ký tuyển dụng với tổng cộng 71.567 chỉ tiêu. Trong đó, Bắc Giang là địa phương có nhu cầu tuyển dụng cao nhất với 36.342 chỉ tiêu, tiếp theo là Phú Thọ (6.511 chỉ tiêu), Thái Nguyên (6.172 chỉ tiêu), Ninh Bình (5.086 chỉ tiêu), Nam Định (4.974 chỉ tiêu) và Hải Dương (4.223 chỉ tiêu). |
Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 13 tỉnh, thành phố đã tạo ra một cú hích lớn cho thị trường lao động sau Tết Nguyên đán. Đáng chú ý, các doanh nghiệp lớn như Công ty Cổ phần May Bắc Giang, Công ty TNHH Desay Battery Vina, Tổng công ty Cổ phần Bưu chính Viettel, Công ty Cổ phần Viễn thông FPT, Công ty TNHH Giao hàng Tiết kiệm… cũng tham gia phiên giao dịch, tạo thêm nhiều lựa chọn cho người lao động.
![]() |
71.567 cơ hội việc làm cho người lao động 13 tỉnh, thành phố. |
Với hình thức trực tuyến, Phiên GDVL lần này là sự kiện giúp người lao động ở xa tiếp cận với các nhà tuyển dụng mà không cần di chuyển nhiều, tiết kiệm chi phí và thời gian.
Chị Ngọ Thị Nga, quê Hải Dương tham gia phỏng vấn online tại Công ty TNHH Luxshare ICT, Khu công nghiệp Quang Châu (Bắc Giang) cho biết, chị thấy chế độ của công ty rất tốt, lại có thưởng cho người lao động đến kí kết hợp đồng và làm việc trong thời gian này nên đã làm hồ sơ tham gia ứng tuyển. Phiên giao dịch việc làm trực tuyến giúp những người ở xa như chị có thể tham gia phỏng vấn mà không cần đến tận nơi, giảm chi phí đi lại nên rất thuận tiện.
Sự hỗ trợ của các Trung tâm DVVL và sự tích cực từ phía doanh nghiệp, thị trường lao động đầu năm 2025 hứa hẹn sẽ tiếp tục khởi sắc, mang lại nhiều cơ hội việc làm ổn định và bền vững cho người lao động trên cả nước.
![]() Lo sợ lao động nhảy việc sau Tết, nhiều doanh nghiệp đã tăng cường phúc lợi nhằm giữ chân người lao động. |
![]() Thị trường lao động Việt Nam sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ghi nhận những tín hiệu tích cực với nhu cầu ... |
![]() Trong bối cảnh thị trường lao động có nhiều biến động, việc tìm kiếm một công việc phù hợp sau khi mất việc làm luôn ... |