
Đối tượng được áp dụng tại Thông tư 002/TT-BNV gồm: Cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và người lao động quy định tại điểm a, b, c, g khoản 1 và khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 2 và người làm việc trong tổ chức cơ yếu (không bao gồm đối tượng thuộc trách nhiệm hướng dẫn của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quy định tại Điều 22 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP) quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 67/2025/NĐ-CP).
Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quy định tại Điều 2 Thông tư 01/2025/TT-BNV (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 002/2025/TT-BNV) đủ điều kiện và được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định, thì được hưởng ngay lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội mà không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi; đồng thời được hưởng trợ cấp hưu trí một lần; trợ cấp theo số năm nghỉ sớm và trợ cấp theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Cụ thể như sau:
1. Trường hợp có tuổi đời còn từ đủ 02 năm đến đủ 05 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại điểm a và điểm c khoản 2 Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP, được hưởng 03 khoản trợ cấp sau:
a. Trợ cấp hưu trí một lần cho số tháng nghỉ sớm:
- Đối với người nghỉ trong thời hạn 12 tháng đầu tiên:
Mức trợ cấp hưu trí một lần = Tiền lương tháng hiện hưởng x 1,0 x Số tháng nghỉ sớm
- Đối với người nghỉ từ tháng thứ 13 trở đi:
Mức trợ cấp hưu trí một lần = Tiền lương tháng hiện hưởng x 0,5 x Số tháng nghỉ sớm
b. Trợ cấp cho số năm nghỉ sớm
Cứ mỗi năm nghỉ sớm (đủ 12 tháng) được hưởng 05 tháng tiền lương hiện hưởng.
Mức trợ cấp hưu trí một lần = Tiền lương tháng hiện hưởng x 05 x Số năm nghỉ sớm
c. Trợ cấp theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:
- Đối với những người nghỉ trước ngày Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thi hành (trừ nữ cán bộ, công chức cấp xã) thì mức trợ cấp được tính như sau:
-
20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng;
-
Đối với số năm còn lại (từ năm thứ 21 trở đi), mỗi năm được trợ cấp bằng 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
Mức trợ cấp tính theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc = Tiền lương tháng hiện hưởng X 05 (đối với 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc) + (0,5 x Số năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc còn lại từ năm thứ 21 trở đi)
- Đối với nữ cán bộ, công chức cấp xã nghỉ từ ngày 01/01/2025 trở đi và những người nghỉ từ ngày Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thi hành thì mức trợ cấp được tính như sau:
-
15 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 04 tháng tiền lương hiện hưởng;
-
Đối với số năm còn lại (từ năm thứ 16 trở đi), mỗi năm được trợ cấp bằng 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng
Mức trợ cấp tính theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc = Tiền lương tháng hiện hưởng X 04 (đối với 15 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc) + (0,5 x Số năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc còn lại từ năm thứ 16 trở đi)
2. Trường hợp có tuổi đời còn trên 05 năm đến đủ 10 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP, được hưởng 03 khoản trợ cấp sau:
a.Trợ cấp hưu trí một lần cho số tháng nghỉ sớm:
- Đối với người nghỉ trong thời hạn 12 tháng đầu tiên:
Mức trợ cấp hưu trí một lần = Tiền lương tháng hiện hưởng x 0,9 x 60 tháng
- Đối với người nghỉ từ tháng thứ 13 trở đi:
Mức trợ cấp hưu trí một lần = Tiền lương tháng hiện hưởng x 0,45 x 60 tháng
b. Trợ cấp cho số năm nghỉ sớm:
Cứ mỗi năm nghỉ sớm (đủ 12 tháng) được hưởng 04 tháng tiền lương hiện hưởng.
Mức trợ cấp cho số năm nghỉ sớm = Tiền lương tháng hiện hưởng x 04 x Số năm nghỉ sớm
c. Trợ cấp theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:
- Đối với những người nghỉ trước ngày Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thi hành (trừ nữ cán bộ, công chức cấp xã) thì mức trợ cấp được tính như sau:
-
20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng;
-
Đối với số năm còn lại (từ năm thứ 21 trở đi), mỗi năm được trợ cấp bằng 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
Mức trợ cấp tính theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc = (Tiền lương tháng hiện hưởng X 05 (đối với 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc) + (0,5 x Số năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc còn lại từ năm thứ 21 trở đi))
- Đối với nữ cán bộ, công chức cấp xã nghỉ từ ngày 01/01/2025 trở đi và những người nghỉ từ ngày Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thi hành thì mức trợ cấp được tính như sau:
-
15 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 04 tháng tiền lương hiện hưởng;
-
Đối với số năm còn lại (từ năm thứ 16 trở đi), mỗi năm được trợ cấp bằng 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
Mức trợ cấp tính theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc = (Tiền lương tháng hiện hưởng x 04 (đối với 15 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc) + (0,5 x Số năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc còn lại từ năm thứ 16 trở đi))
3. Trường hợp có tuổi đời còn từ đủ 02 năm đến đủ 05 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Điều 7a Nghị định 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP), được hưởng 03 khoản trợ cấp sau:
a. Trợ cấp hưu trí một lần cho số tháng nghỉ sớm:
- Đối với người nghỉ trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2025
Mức trợ cấp hưu trí một lần = Tiền lương tháng hiện hưởng x 1,0 x Số tháng nghỉ sớm
- Đối với người nghỉ hưu từ tháng thứ 13 kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2025
Mức trợ cấp hưu trí một lần = Tiền lương tháng hiện hưởng x 0,5 x Số tháng nghỉ sớm
b. Được hưởng trợ cấp cho số năm nghỉ sớm và trợ cấp theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư 01/2025/TT-BNV (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Thông tư 002/2025/TT-BNV).
4. Trường hợp có tuổi đời còn từ đủ 02 năm đến đủ 05 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Điều 7b Nghị định 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP), được hưởng 03 khoản trợ cấp sau:
a. Trợ cấp hưu trí một lần cho số tháng nghỉ sớm:
Tiền lương tháng = Mức trợ cấp hưu trí một lần hiện hưởng x 1,0 x Số tháng nghỉ sớm
b. Được hưởng trợ cấp cho số năm nghỉ sớm và trợ cấp theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư 01/2025/TT-BNV (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Thông tư 002/2025/TT-BNV).
5. Trường hợp có tuổi đời còn dưới 02 năm đến tuổi nghỉ hưu:
a. Đối với trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP thì được hưởng trợ cấp hưu trí một lần cho số tháng nghỉ sớm như cách tính quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư 01/2025/TT-BNV (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Thông tư 002/2025/TT-BNV).
b. Đối với trường hợp quy định tại Điều 7a Nghị định 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP) thì được hưởng trợ cấp hưu trí một lần cho số tháng nghỉ sớm như cách tính quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư 01/2025/TT-BNV (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Thông tư 002/2025/TT-BNV).
c. Đối với trường hợp quy định tại Điều 7b Nghị định 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP) thì được hưởng trợ cấp hưu trí một lần cho số tháng nghỉ sớm như cách tính quy định tại điểm a khoản 4 Điều 4 Thông tư 01/2025/TT-BNV (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Thông tư 002/2025/TT-BNV).
Ngoài ra, Thông tư 002/2025/TT-BNV về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2025/TT-BNV hướng dẫn cách tính hưởng chính sách đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu như sau:
Người làm việc trong tổ chức cơ yếu quy định tại Điều 2 Thông tư 01/2025/TT-BNV (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 002/2025/TT-BNV) được hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi và chính sách thôi việc như cách tính hưởng quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6 Thông tư 01/2025/TT-BNV (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Thông tư 002/2025/TT-BNV).
Thông tư 002/2025/TT-BNV đã cụ thể hóa cách tính chế độ nghỉ hưu trước tuổi, giúp cho việc áp dụng chính sách được thống nhất và đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong quá trình sắp xếp bộ máy. Việc quy định rõ ràng các khoản trợ cấp (trợ cấp hưu trí một lần, trợ cấp cho số năm nghỉ sớm, trợ cấp theo thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc) và cách tính cho từng trường hợp cụ thể giúp cho việc thực hiện chính sách được minh bạch và dễ dàng hơn.
![]() Những người thuộc diện tinh giản biên chế khi nghỉ hưu trước tuổi không bị trừ tỷ lệ lương hưu, hưởng nhiều chế độ trợ ... |
![]() Chính sách nghỉ hưu sớm sẽ ưu tiên giải quyết đối với những người có thời gian công tác còn lại tính đến tuổi nghỉ ... |
![]() Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa có hướng dẫn 6 bước giải quyết chính sách nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc theo nghị ... |
Tin mới hơn

3 trường hợp được hoàn trả tiền đã đóng bảo hiểm y tế năm 2025

Đề xuất chế độ chính sách cho người hoạt động không chuyên trách sau sắp xếp

Sau ngày 01/7 có còn được rút Bảo hiểm xã hội một lần không?
Tin tức khác

Đề xuất kéo dài tuổi nghỉ hưu đến 70 tuổi đối với một số công chức

Vì sao không nên vội rút bảo hiểm xã hội một lần?

Nghỉ hưu trước tuổi vẫn được hưởng lương hưu tối đa 75% nếu đủ điều kiện này

Kết thúc sử dụng người hoạt động không chuyên trách cấp xã

Cách tính lương hiện hưởng với cán bộ, công chức, người lao động làm công tác cơ yếu
