“Xa nhà”, còn những trang văn ở lại
Kinh tế - Xã hội - 02/04/2022 18:31 Bài và ảnh HUY SƠN
Nhà văn Nguyễn Thành Nhân là cây bút văn chương và dịch giả có tiếng. |
1. Dù đã chuyển vào Sài Gòn sinh sống và làm việc gần 10 năm, nhưng phải chừng ấy thời gian tôi mới được gặp nhà văn Nguyễn Thành Nhân. Không biết phải giải thích như thế nào, nhưng có lẽ mọi cuộc gặp gỡ trong đời đều là duyên. Khi chưa có duyên thì chưa gặp. Đơn giản là vậy. Cái duyên để tôi được diện kiến anh Nhân là lúc anh giới thiệu 2 dịch phẩm: “Trở lại cố hương” (Thomas Hardy) và “Căn phòng của Jacob” (Virginia Woolf), đều do NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh ấn hành.
Sinh năm 1964 tại Sài Gòn, vào tháng 3/1984, chàng trai 20 tuổi Nguyễn Thành Nhân nhập ngũ làm nghĩa vụ quốc tế tại Campuchia thuộc D3, E4, Sư đoàn 5, Mặt trận 479. Những ngày ở trong quân ngũ, tranh thủ những lúc rỗi rãi, Nguyễn Thành Nhân làm thơ hay ghi chép lại đời sống quân ngũ theo dạng nhật ký. Anh xem đó là kỷ vật lớn nhất sau khi rời chiến trường, trở về với gia đình vào năm 1987. Hơn 10 năm sau, vào năm 1999, có lẽ khi đã có một độ lùi nhất định để nhìn về cuộc chiến, nhìn về quãng thời gian mình trải qua, Nguyễn Thành Nhân hoàn thành tiểu thuyết “Mùa xa nhà”, viết về cuộc chiến đấu chống Pol Pot của quân tình nguyện Việt Nam mà anh đã chứng kiến khi ở chiến trường Campuchia.
Tôi vẫn còn nhớ cái run rẩy, xúc động khi lần đầu đọc “Mùa xa nhà” bởi cảm phục và thương. Cảm phục thì đã rõ rồi. Thương là vì lúc đọc, tự nhiên trong tôi lóe lên một so sánh. Ở vào độ tuổi mười tám đôi mươi, tôi đích thị là thư sinh trói gà không chặt, yên ổn ngồi học trên giảng đường; ấy thế mà cũng vào độ tuổi ấy, thậm chí là ít hơn, những nhân vật của Nguyễn Thành Nhân lại phải xa nhà, phải đối mặt với làn tên mũi đạn, với bom rơi đạn nổ chát chúa. Có người mãi mãi không về! Ý nghĩ ấy khiến lòng tôi thắt nghẹn.
“Mùa xa nhà” có lẽ là một trong những tiểu thuyết sớm nhất viết về chiến tranh biên giới Tây Nam. Được viết bởi một người từng kinh qua bom đạn, nên hiện lên chân thực như một cuốn hồi ký. Ở đó, có thể nói Nguyễn Thành Nhân là Huy, hoặc Huy cũng chính là Nguyễn Thành Nhân. Những trang viết của anh không hoa mỹ nhưng khiến người đọc rưng rưng: “Những người lính Việt Nam đang ngồi đây, hay đang ngồi trong một khu trại nằm bên một cánh rừng, bên một bờ sông, con suối, trên một sườn núi, đỉnh đồi chon von heo hút nào đó, trên khắp đất nước Campuchia này, hầu hết đều còn rất trẻ. Những gương mặt xạm đen nắng gió vẫn còn lưu lại chút nét gì đó trẻ con thơ dại trên nét cong vành môi tinh nghịch, lại cũng vừa già dặn ưu tư trong những cặp mắt long lanh. Có người tuổi quân chưa tròn một năm, ngay trước lúc khoác chiếc áo xanh vẫn còn nghịch ngợm giành quà bánh với em mình, vẫn còn vô tư hò reo trong một cuộc đá dế, đá cá lia thia. Vậy mà, trong trận chiến vừa qua, đã có một số người nằm xuống, mãi mãi ra đi; đã có những người khi ngã xuống vẫn còn mở mắt trừng trừng kinh ngạc, như không tin mình lại có thể chết vào lúc tuổi còn xanh, mộng còn đầy, còn chưa biết thế nào là nụ hôn lên má một người con gái” (trích tiểu thuyết “Mùa xa nhà”).
Điều may mắn hơn cả là cuối cùng, tiểu thuyết của anh cũng đã được ra mắt bạn đọc vào tháng 8/2004, được tái bản nhiều lần không chỉ ở NXB Trẻ mà NXB Quân đội Nhân dân cũng tái bản nhân kỷ niệm 35 năm ngày đất nước Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng.
Nhiều người đều cho rằng, “Mùa xa nhà” là tác phẩm làm nên tên tuổi cho Nguyễn Thành Nhân. Tôi cũng nghĩ vậy. Một đời văn, nhiều khi chỉ cần một cuốn như “Mùa xa nhà” đã là thành công.
Con đường đến với dịch thuật của Nguyễn Thành Nhân hoàn toàn là tự thân. Ban đầu, có lẽ vì mưu sinh nên anh chọn dịch những cuốn sách thuộc thể loại phi hư cấu, sau này thì hoàn toàn ngả sang văn chương. Nguyễn Thành Nhân bảo, mỗi tác phẩm có một vấn đề, tư tưởng khác nhau, khi dịch, anh tâm niệm phải chuyển tải đúng tinh thần của tác giả.2. Nhắc đến Nguyễn Thành Nhân, ngoài tiểu thuyết “Mùa xa nhà”, không thể không nhắc đến những dịch phẩm từ các tên tuổi lớn của thế giới, được anh chuyển ngữ với sự chăm chút và đam mê mãnh liệt. Là Thomas Hardy (một trong những văn hào tiêu biểu trong thời đại của Nữ hoàng Victoria) với “Trở lại cố hương”, “Jude - Kẻ vô danh”, “Tess - Một tâm hồn trong trắng”. Là Knut Hamsun (nhà văn người Na Uy, chủ nhân giải Nobel Văn học năm 1920) với “Phúc lành của đất”, “Dưới ánh sao thu”. Và đặc biệt là nữ nhà văn người Anh Virginia Woolf - tác giả của câu nói nổi tiếng, như một tuyên ngôn của thời đại: “Phụ nữ phải có tiền và căn phòng riêng nếu cô ta muốn viết văn”.
Nguyễn Thành Nhân đã rất tha thiết, say mê dịch các tác phẩm của nữ nhà văn Virginia Woolf. Ngoài “Căn phòng của Jacob”, anh còn dịch “Tới ngọn hải đăng”, “Orlando”, “Ba đồng ghi-nê” và “Bà Dalloway”.
Nguyễn Thành Nhân say sưa nói về cái hay, cái đặc sắc của “Tới ngọn hải đăng”, của “Căn phòng của Jacob”. Nhưng theo anh, đó chưa phải là tác phẩm hay nhất của Virginia Woolf mà đỉnh nhất là “Những lớp sóng” (The Waves), chưa từng được dịch ở Việt Nam. Thời điểm ấy, anh cũng đang cặm cụi chuyển ngữ tác phẩm này. Tác phẩm gồm 9 chương, và anh mới dịch được 3 chương. “Nó giống như thơ vậy, và bản thân tác giả cũng gọi nó là kịch thơ (playpoem). Tôi cũng muốn dịch hết tác phẩm của bà Virginia Woolf, số lượng này tương đối nhiều. Ngoài tiểu thuyết và hai tiểu luận đã được dịch ở Việt Nam, Virginia Woolf còn nhiều thư từ, nhật ký, đọc cũng rất thú vị. Tuy nhiên, với tác giả này tôi chỉ mong sớm hoàn thành và giới thiệu đến độc giả cuốn “Những lớp sóng”, Nguyễn Thành Nhân kể.
Khởi dịch vào ngày 11/9/2017, hoàn thiện công đoạn chỉnh sửa lần cuối vào ngày 22/10/2019. Khi “Những lớp sóng” đang ở trong nhà in thì vào ngày 8/11/2020, nhà văn Nguyễn Thành Nhân đột ngột qua đời tại nhà riêng, trong căn phòng anh làm việc, cũng là nơi anh nghỉ ngơi hằng ngày. Dành hơn hai năm với biết bao tâm sức và nhiệt huyết để dịch “Những lớp sóng”; ấy vậy mà khi tác phẩm được xuất bản, anh lại không được diện kiến!
Tác phẩm “Những lớp sóng” của nữ nhà văn người Anh Virginia Woolf do nhà văn Nguyễn Thành Nhân dịch. |
Không chỉ vật lộn với mớ ký ức bùng nhùng tiếng bom lẫn khói súng, Nguyễn Thành Nhân còn phải vật lộn với công cuộc mưu sinh của chính mình. Xuất ngũ, anh từng có thời gian làm bảo vệ tại Sân vận động Thống Nhất, sau đó, anh thi vào trường Đại học Luật và đến năm 1994 thì tốt nghiệp. Vào năm 2005, khi đang làm ở Văn phòng Liên đoàn Bóng đá TP. Hồ Chí Minh, anh nghỉ việc, bắt đầu tập trung vào sáng tác và dịch thuật. Từng có lời mời về làm biên tập viên nhưng Nguyễn Thành Nhân từ chối. Khi cuộc sống dần ổn định, Nguyễn Thành Nhân bảo, tiền cũng là một lý do để anh làm việc, nhưng quan trọng hơn tất cả đó là đam mê.3. Cuộc đời của Nguyễn Thành Nhân là một hành trình vật lộn nhọc nhằn, nhưng ở đó cũng lấp lánh tinh thần của ý chí và nghị lực, tinh thần lao động hăng say và cống hiến. Bước ra khỏi cuộc chiến, so với những người đã phải nằm lại vĩnh viễn thì được trở về là một may mắn. Nhưng thực ra cũng chưa hẳn. Bởi lẽ, được sống và trở về nhưng tâm hồn sao tránh khỏi xước xát, nát tan. Anh kể trong một chương trình ra mắt sách do NXB Trẻ tổ chức: “Tham gia vào cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam ngay khi vừa tốt nghiệp THPT, tính tình còn ngây thơ, hồn nhiên. Qua cọ xát với cuộc chiến, sau 3 năm trở về, hình như con người tôi đã hoàn toàn biến đổi, luôn canh cánh trong tâm trí nỗi ám ảnh rất khó tả. Nên khi về, tôi cảm thấy vô cùng lạc lõng với xã hội. Tôi cũng cố gắng hòa nhập, nhưng sau đó lại nhớ rừng nên đến cuối năm 1988, tôi tình nguyện đi thanh niên xung phong lên Đắc Nông. Lên đó bị tái sốt rét, mấy tháng sau bắt buộc phải trở về”.
Thành quả sau gần 20 năm làm việc tự do của nhà văn Nguyễn Thành Nhân là khoảng 40 cuốn sách, vừa sáng tác lẫn dịch được xuất bản. Anh sáng tác đa dạng các thể loại: thơ, truyện ngắn, tiểu luận, tiểu thuyết. Ngoài “Mùa xa nhà” anh còn có “Bán trâu”, “Lục bình”, “Xa vắng”... (truyện ngắn), “Lá cỏ” (thơ), “Vũ điệu buồn của chữ” (tiểu luận). Trong chương trình tưởng nhớ mà Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh vừa tổ chức, nhiều người đã bày tỏ tình cảm của mình với những tác phẩm của nhà văn Nguyễn Thành Nhân. Riêng nhà nghiên cứu Nhật Chiêu không ngớt dành những lời ngợi khen cho thái độ làm việc của anh cũng như tác phẩm “Những lớp sóng” (chuyển ngữ) mà theo ông là “triều dâng của đời sống, triều dâng của một thứ ngôn từ nghệ thuật ngoại hạng mà dường như chỉ có ở một thiên tài, người tạo ra những bước sóng lạ thường trong văn chương thế kỷ hai mươi”. Ông nhắn nhủ: “Đây là cuốn sách thuộc dạng ngọc quý, mỗi chữ là một viên ngọc sáng, ai không có để đọc thì sẽ rất tiếc!”.
Và vì lẽ đó, có thể nói, cuộc đời của nhà văn Nguyễn Thành Nhân đã khép lại, nhưng những trang văn chắc chắn sẽ tiếp tục được mở ra.
Truyện ngắn: Tôi ở đây còn Ivan ở phòng kế bên Mùa đông năm 2019, dịch bệnh đã tràn vào thành phố. Sau đó không lâu, nó trở thành đại dịch của toàn cầu. Chỗ chúng ... |
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp - "Cây đại thụ" của làng truyện ngắn Việt Nam Ngày 20/3/2021, "cây đại thụ" trong làng truyện ngắn Việt Nam - Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp qua đời, để lại sự tiếc thương vô ... |
“Mang” nhà văn hóa xuống tận nơi ở, nơi làm việc của công nhân Tại TP.HCM, để đoàn viên, người lao động được tham gia hoạt động văn hóa, văn nghệ, cán bộ, công nhân viên của một số ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 14:42
Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
Các doanh nghiệp và cơ quan quản lý trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đã không ngừng nỗ lực triển khai các biện pháp phòng cháy chữa cháy (PCCC) để giảm thiểu tối đa rủi ro, bảo vệ môi trường và tài sản.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 11:30
Địa ốc Đà Nẵng lột xác toàn diện, bước vào giai đoạn tăng trưởng mới
Trong đà tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường địa ốc Đà Nẵng năm 2024, ghi nhận dấu ấn và vai trò lực đẩy của những tổ hợp bất động sản đẳng cấp ven sông Hàn với quy hoạch bài bản cùng hệ thống tiện ích cao cấp theo mô hình “all-in-one” tiên phong.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 21:00
Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ được thực hiện thông qua ứng dụng VNeID (tài khoản định danh điện từ) cài đặt trên điện thoại di động.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 20:00
Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?
Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy không phải hiếm gặp. Nguyên nhân do đâu, cách xử lý như thế nào, mời bạn đọc cùng tìm hiểu.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 13:23
Ford Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ tại PVOIL VOC 2024
Bạn đã bao giờ tưởng tượng mình sẽ lái một chiếc Ford Ranger chinh phục những địa hình hiểm trở? PVOIL VOC 2024 đã biến điều đó thành hiện thực cho hàng trăm người đam mê off-road tại Việt Nam.
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng