
Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội để thúc đẩy an toàn, vệ sinh lao động |
Công nhân – chủ thể tạo ra của cải trong khu vực tư nhân
Trong gần 40 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có bước chuyển mình mạnh mẽ, vươn từ nhóm thu nhập thấp lên nhóm thu nhập trung bình, với thu nhập bình quân đầu người dự kiến đạt trên 5.000 USD/năm vào năm 2025.
Một trong những nhân tố góp phần làm nên kỳ tích này, như Tổng Bí thư nhấn mạnh, chính là ý chí, tinh thần lao động chăm chỉ, sáng tạo của người lao động Việt Nam – đặc biệt là đội ngũ công nhân trong khu vực tư nhân.
![]() |
Kinh tế tư nhân đang phát triển mạnh mẽ và trở thành một động lực của nền kinh tế. Ảnh: Thanh Nhàn. |
Theo thống kê, khu vực kinh tế tư nhân đang sử dụng tới hơn 82% tổng số lao động trong nền kinh tế, tương đương hơn 40 triệu người. Đây là lực lượng trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, đóng góp hơn 51% GDP và hơn 30% ngân sách nhà nước. Rõ ràng, không có sự phát triển nào của kinh tế tư nhân nếu thiếu đi đội ngũ công nhân năng động, sáng tạo và bền bỉ.
Công đoàn – điểm tựa của người lao động và đối tác của doanh nghiệp tư nhân
Nếu công nhân là lực lượng trực tiếp sản xuất, thì tổ chức Công đoàn là chỗ dựa tinh thần, pháp lý và xã hội cho công nhân, đặc biệt trong bối cảnh doanh nghiệp tư nhân ngày càng đóng vai trò chủ đạo. Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh rằng phát triển kinh tế tư nhân không thể tách rời khỏi trách nhiệm xã hội, trong đó có trách nhiệm “chăm lo đời sống người lao động, hỗ trợ phát triển cộng đồng”.
Công đoàn chính là cầu nối giữa người lao động và người sử dụng lao động trong doanh nghiệp tư nhân. Công đoàn không chỉ bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động, mà còn đóng vai trò đồng hành cùng doanh nghiệp xây dựng môi trường làm việc ổn định, hài hòa, tiến bộ, góp phần giữ chân và phát triển nguồn nhân lực – một trong những yếu tố cốt lõi để doanh nghiệp tư nhân bứt phá.
Thúc đẩy đào tạo, chuyển đổi kỹ năng – công nhân và công đoàn đồng hành cùng công nghiệp hóa
Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ ra thách thức lớn hiện nay của kinh tế tư nhân là thiếu nhân lực chất lượng cao, chậm chuyển đổi số, yếu năng lực đổi mới sáng tạo. Để vượt qua thách thức này, công nhân không chỉ cần chăm chỉ mà còn cần được đào tạo, được hỗ trợ nâng cao kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng số và kỹ năng làm việc trong môi trường công nghệ cao.
Đây là lúc công đoàn cần thể hiện vai trò dẫn dắt thông qua: Tổ chức các chương trình đào tạo lại, nâng cao tay nghề cho công nhân; hợp tác với doanh nghiệp trong chuyển đổi mô hình đào tạo gắn với thực tiễn sản xuất; đề xuất chính sách hỗ trợ công nhân tiếp cận học tập suốt đời, thích ứng với yêu cầu thời đại công nghiệp 4.0.
Công đoàn – tiếng nói chính sách, bảo vệ công nhân trước rủi ro thị trường
Trong bối cảnh thị trường kinh tế luôn biến động và doanh nghiệp tư nhân thường chịu rủi ro cao, người lao động là đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Công đoàn cần tham gia sâu hơn vào quá trình phản biện chính sách lao động, đề xuất cơ chế bảo vệ người lao động trước nguy cơ mất việc làm, mất an sinh; giám sát thực thi pháp luật lao động tại doanh nghiệp tư nhân; đồng hành cùng doanh nghiệp trong xây dựng các chế độ phúc lợi, bảo hiểm, điều kiện làm việc đảm bảo sức khỏe và an toàn cho công nhân.
![]() |
Chủ tịch LĐLĐ TP Cần Thơ Lê Thị Sương Mai (đứng thứ 3 từ trái sang) thăm hỏi công nhân Công ty Cổ phần May Meko. Ảnh: Mỹ Ly. |
Hợp lực tạo nên sức mạnh – doanh nghiệp, công nhân, công đoàn cùng vì một Việt Nam thịnh vượng
Bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm không chỉ là thông điệp về kinh tế, mà còn là lời hiệu triệu về sự chung tay, chung sức của toàn xã hội để phát triển bền vững. Trong đó, kinh tế tư nhân không thể vươn tầm nếu không chăm lo tới người lao động, và người lao động sẽ không yên tâm cống hiến nếu thiếu sự bảo vệ và đồng hành của tổ chức Công đoàn.
Công đoàn, công nhân và doanh nghiệp tư nhân – ba mắt xích không thể tách rời, cần cùng nhau phát huy vai trò, trách nhiệm để hiện thực hóa mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.
Trong kỷ nguyên phát triển mới, công nhân và công đoàn không chỉ là người đồng hành, mà là nhân tố cốt lõi để đảm bảo sự thành công và bền vững của khu vực kinh tế tư nhân. Đầu tư cho người lao động, củng cố tổ chức Công đoàn chính là đầu tư cho năng lực cạnh tranh quốc gia. Chỉ khi người lao động được bảo vệ, được nâng cao năng lực và được thụ hưởng thành quả phát triển, thì kinh tế tư nhân mới thực sự trở thành đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng như khát vọng mà Đảng và Nhân dân đang cùng nhau kiến tạo.
![]() Trong những năm gần đây, khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những ... |
![]() Trước yêu cầu phát triển nhanh và bền vững, khu vực kinh tế tư nhân cần có sự đồng hành, hỗ trợ thiết thực từ ... |
![]() Trong bài viết "PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN – ĐÒN BẨY CHO MỘT VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG", đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm ... |
Tin mới hơn

Chung tay vì an toàn lao động: Những nỗi đau không được phép lặp lại

Các hoạt động Tháng Công nhân của Công đoàn Khu công nghiệp tỉnh Ninh Thuận

Tháng Công nhân 2025: Đà Nẵng tổ chức chuỗi hoạt động vì người lao động
Tin tức khác

Kết quả chăm lo phúc lợi đoàn viên của Công đoàn Việt Nam trong quý I/2025

Công đoàn Long An – Điểm tựa cho đoàn viên, người lao động nhập cư

Một chữ “thêm” trong thỏa ước: Nâng bước đời công nhân

Cán bộ công đoàn Huế bắt nhịp làm việc thời công nghệ số

Đồng hành cùng doanh nghiệp chăm lo cho người lao động
