Văn hóa doanh nghiệp giúp việc chăm lo, bảo vệ người lao động bớt “nhọc nhằn”
Công đoàn

Văn hóa doanh nghiệp giúp việc chăm lo, bảo vệ người lao động bớt “nhọc nhằn”

YẾN NHI
Tác giả: YẾN NHI
Bằng những hoạt động thiết thực, tổ chức Công đoàn đang tham gia tích cực trong việc xây dựng và lan tỏa văn hóa doanh nghiệp (VHDN).

Lan tỏa văn hóa doanh nghiệp trong các hoạt động công đoàn

Chia sẻ tại Hội thảo “Xây dựng và lan tỏa văn hóa doanh nghiệp, góp phần xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp cùng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch tổ chức sáng 23/3, bà Nghiêm Thùy Lan – Chủ tịch Công đoàn Dầu khí Việt Nam cho rằng, công đoàn đã trở thành một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng, bồi đắp, tái tạo và lan tỏa văn hóa dầu khí cho toàn thể người lao động.

Văn hóa doanh nghiệp giúp việc chăm lo, bảo vệ người lao động bớt “nhọc nhằn”
Hội thảo khoa học “Xây dựng và lan tỏa văn hóa doanh nghiệp, góp phần xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh”. Ảnh: Hải Nguyễn

“Trong các chương trình hoạt động lớn, công đoàn đều có lồng ghép và chuyển tải các giá trị văn hóa, phương châm hành động, sứ mệnh, tầm nhìn của ngành Dầu khí đến với người lao động. Đồng thời, công đoàn cũng có những kênh truyền thông về văn hóa như website, fanpage, bản tin…”, bà Lan chia sẻ.

Chủ tịch Công đoàn Dầu khí Việt Nam cũng cho biết, đơn vị chủ trì, tổ chức nhiều hoạt động lan tỏa văn hóa dầu khí trong gần 6.000 đoàn viên, công nhân lao động, đóng góp quan trọng vào kết quả giữ gìn, xây dựng và tái tạo văn hóa dầu khí cũng như việc chăm lo đời sống tinh thần cho người lao động.

Văn hóa doanh nghiệp giúp việc chăm lo, bảo vệ người lao động bớt “nhọc nhằn”
Bà Nghiêm Thùy Lan – Chủ tịch Công đoàn Dầu khí Việt Nam trình bày tham luận "Vai trò của Công đoàn trong xây dựng và lan tỏa văn hóa doanh nghiệp". Ảnh: Hải Nguyễn

Chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trong việc lan tỏa văn hóa trong công nhân lao động, ông Đinh Sỹ Phúc – Chủ tịch CĐCS Công ty Cổ phần TKG Tae Kwang Vina cho rằng, xây dựng và lan tỏa văn hóa doanh nghiệp sẽ góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại doanh nghiệp.

“Với 34.000 công nhân lao động đến từ mọi miền Tổ quốc, họ chưa thực sự biết văn hóa doanh nghiệp nơi họ làm việc là gì nên đầu tiên công đoàn chúng tôi phải tuyên truyền cho họ thấu hiểu một trong những giá trị của doanh nghiệp đó là sự công bằng. Dù cho họ xuất phát từ đâu, hoàn cảnh nào, đã đến đây làm việc đều được đối xử công bằng như nhau. Để làm được điều đó, cán bộ công đoàn luân phiên nhau thường xuyên tổ chức đối thoại với người lao động tại nơi ở, nơi trọ, nơi làm việc. Điều này giúp công đoàn có những cuộc thương lượng tập thể rất thành công và hiệu quả”, ông Phúc cho biết.

Cũng theo ông Phúc, văn hóa là do chủ doanh nghiệp xây dựng nhưng công đoàn lại bổ sung những thành tố cần thiết. Đồng thời công đoàn cũng lắng nghe ý kiến của người lao động để điều chỉnh các chương trình hành động ngày một thiết thực hơn.

“Doanh nghiệp chúng tôi thành lập ở Hàn Quốc 28 năm và khi sang Việt Nam có nhiều yếu tố không còn phù hợp. Thông qua quá trình chăm lo, lắng nghe, thấu hiểu công nhân, công đoàn xây dựng những chương trình, kế hoạch cụ thể, chi tiết để yêu cầu doanh nghiệp điều chỉnh phù hợp với chiến lược kinh doanh và với văn hóa công nhân lao động tại Việt Nam”, ông Phúc nói rõ thêm.

Để làm rõ hơn vai trò của công đoàn trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, ông Uông Quang Huy – Phó Chủ tịch Công đoàn Điện lực thì cho rằng, có 3 giá trị của văn hóa doanh nghiệp liên quan gần gũi nhất đến hoạt động công đoàn gồm: xây dựng một môi trường làm việc tốt, tạo động lực cho NLĐ; tạo nên những sản phẩm dịch vụ tốt từ đó tạo ra việc làm và thu nhập cho NLĐ; cải thiện phúc lợi của NLĐ.

“Chính vì vậy, công đoàn nên tích cực chủ động tham gia phối hợp với chủ doanh nghiệp để xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở 5 khía cạnh gồm: nâng cao nhận thức của NLĐ về VHDN; tuyên truyền vận động NLĐ thực hiện tốt nhiệm vụ; xây dựng văn hóa trong đạo đức và nâng cao chất lượng cuộc sống; xây dựng văn hóa và giao tiếp ứng xử giao tiếp của NLĐ và cuối cùng là xây dựng cảnh quan môi trường làm việc. Giá trị của văn hóa doanh nghiệp trở thành một phần mục tiêu của hoạt động công đoàn cũng như thúc đẩy và nâng cao hoạt động của tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp”, Phó Chủ tịch Công đoàn Điện lực cho biết.

Văn hóa doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động công đoàn

Theo Tiến sĩ Chu Xuân Giao – Viện nghiên cứu Văn hóa, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, văn hóa công nhân (VHCN) được hiểu là “văn hóa doanh nghiệp” thẩm thấu trong mỗi người công nhân.

Văn hóa doanh nghiệp giúp việc chăm lo, bảo vệ người lao động bớt “nhọc nhằn”
Tiến sĩ Chu Xuân Giao - Viện nghiên cứu Văn hóa, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Hải Nguyễn

“Mỗi người công nhân cùng một lúc sở hữu, thực hành, hưởng thụ văn hóa doanh nghiệp. Lâu nay, các nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam thường quá nhấn mạnh vào nội dung hệ giá trị, còn phía các cơ quan quản lý thường chú trọng tới nội dung hệ thống quy phạm hoạt động. Bây giờ, ở cách hiểu mới nhất, văn hóa doanh nghiệp là phải gồm cả hai nội dung, quan hệ giữa chúng là không tách rồi”, tiến sĩ Chu Xuân Giao cho biết.

Cũng chính vì thế, nhiều tham luận tại hội thảo đều cho rằng, công nhân là lực lượng nòng cốt trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã chủ động có kế hoạch phối hợp với các bên liên quan thực hiện xây dựng, phát triển văn hóa công nhân. Hiện nay, hệ thống Công đoàn có 30 cung văn hóa lao động, nhà văn hóa lao động cấp tỉnh, 6 trung tâm văn hóa lao động, nhà văn hóa công nhân khu công nghiệp, 16 nhà văn hóa lao động quận, huyện. Tuy nhiên, theo đánh giá công cuộc xây dựng văn hóa công nhân vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần được quan tâm khắc phục trong thời gian tới.

Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Ngọ Duy Hiểu – Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, văn hóa doanh nghiệp tốt thì công tác chăm lo, bảo vệ quyền lợi của công đoàn cho NLĐ sẽ bớt “nhọc nhằn” hơn.

Văn hóa doanh nghiệp giúp việc chăm lo, bảo vệ người lao động bớt “nhọc nhằn”
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Đồng chí Trịnh Thị Thủy - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng chủ trì hội thảo. Ảnh: Hải Nguyễn

“Văn hóa doanh nghiệp là hết sức cần thiết và quan trọng trong mối quan hệ với công nhân và người lao động. Đây chính là tiền đề tạo nên môi trường làm việc tốt cho NLĐ, giúp tạo ra năng suất lao động cao, chất lượng hiệu quả công việc tốt. Đồng thời văn hóa doanh nghiệp cũng tạo môi trường cho người lao động thụ hưởng, thậm chí tạo ra những giá trị cho chính NLĐ. Và chắc chắn khi văn hóa doanh nghiệp được xây dựng dựa trên những giá trị chuẩn mực, tích cực sẽ giúp cho NLĐ có việc làm bền vững, có thu nhập ngày càng cao. Và văn hóa doanh nghiệp thúc đẩy và nâng cao hoạt động của công đoàn, giúp NLĐ sống trong một môi trường ngày càng nhân văn hơn”, đồng chí Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh.

Nước sạch, hàng hóa công và câu chuyện pháp lý Nước sạch, hàng hóa công và câu chuyện pháp lý

Khi nghĩ hành tinh có đến 3/4 là nước, chúng ta quên mất rằng nước ngọt đang ngày càng trở nên khan hiếm. Khi có ...

“Mối tình” không tắt với đất mỏ “Mối tình” không tắt với đất mỏ

Về thăm Công ty ngày 6/4/2022, chứng kiến sự phát triển vượt bậc của mỏ, trò chuyện với thợ mỏ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú ...

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp kể từ ngày 1/7/2023 Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp kể từ ngày 1/7/2023

Nghị định 38/2022/NĐ-CP đã tăng lương tối thiểu vùng từ 01/7/2022, do đó mức hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động làm ...

Tin mới hơn

Bình tĩnh và tin tưởng vào công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bình tĩnh và tin tưởng vào công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Hội nghị Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam lần thứ 7, khóa XIII diễn ra trong bối cảnh toàn hệ thống chính trị đang quyết liệt thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy. Không đơn thuần là một kỳ họp định kỳ, hội nghị lần này thực sự là điểm “bản lề” về tư duy, nhận thức và hành động của tổ chức Công đoàn.
Hướng dẫn mới về công đoàn xã và công đoàn đặc khu

Hướng dẫn mới về công đoàn xã và công đoàn đặc khu

Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn các liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai về công đoàn xã, công đoàn đặc khu cụ thể như sau:
Truyền thông cho đoàn viên, người lao động là quá trình dẫn dắt cảm xúc và xây dựng niềm tin

Truyền thông cho đoàn viên, người lao động là quá trình dẫn dắt cảm xúc và xây dựng niềm tin

Bài nghiên cứu phân tích sự thay đổi trong hành vi tiếp cận thông tin của người lao động ngành Dệt May trong bối cảnh chuyển đổi số. Trên cơ sở phỏng vấn sâu, nhóm tác giả chỉ ra hiệu quả, rào cản và đề xuất giải pháp nâng cao truyền thông nội bộ. Truyền thông không chỉ là cung cấp thông tin, mà còn là quá trình tạo niềm tin và gắn kết người lao động với doanh nghiệp, công đoàn.

Tin tức khác

Đón đọc Tạp chí Lao động và Công đoàn số tháng 6/2025

Đón đọc Tạp chí Lao động và Công đoàn số tháng 6/2025

Tạp chí Lao động và Công đoàn tháng 6 với 100 trang, in màu trên giấy couche, xuất bản - phát hành ngày 10/6/2025 đến các cấp công đoàn trên toàn quốc.
Tháng Công nhân ở Huế: Lan tỏa trách nhiệm, đồng hành cùng người lao động

Tháng Công nhân ở Huế: Lan tỏa trách nhiệm, đồng hành cùng người lao động

Trong Tháng Công nhân 2025, các cấp công đoàn thành phố Huế đã tổ chức nhiều hoạt động tri ân, chia sẻ và đồng hành với đoàn viên, người lao động, đặc biệt là những trường hợp có hoàn cảnh khó khăn. Tháng 5 khép lại bằng nhiều câu chuyện cảm động, thể hiện tinh thần nhân ái và sự gắn kết giữa tổ chức Công đoàn với đoàn viên, người lao động được lan tỏa mạnh mẽ.
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam gửi thư chúc mừng nhân 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam gửi thư chúc mừng nhân 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - gửi thư chúc mừng các cán bộ, nhà báo, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên đang công tác tại các cơ quan báo chí của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Tạp chí Lao động và Công đoàn trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Cuộc thi "Suy nghĩ hay, hành động đẹp": Khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Cuộc thi "Suy nghĩ hay, hành động đẹp": Khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Hơn 1.000 tác phẩm báo chí, video clip, ảnh nghệ thuật gửi về dự thi. Mỗi dòng chữ, mỗi khuôn hình, mỗi khuôn mặt hiện lên đều là một mảnh ghép sinh động cho bức tranh rộng lớn về công nhân lao động Thủ đô trong hành trình kiến tạo Hà Nội văn minh, hiện đại.
Tháng Công nhân ở Quảng Trị: Chia sẻ khó khăn, đồng hành vì người lao động

Tháng Công nhân ở Quảng Trị: Chia sẻ khó khăn, đồng hành vì người lao động

Tháng Công nhân năm 2025 ở Quảng Trị vừa khép lại với nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả. Từ đó, nhiều đoàn viên, người lao động được các cấp công đoàn chăm lo chu đáo về vật chất cũng như tinh thần, tạo động lực để họ thi đua lao động sản xuất, góp sức xây dựng đơn vị, doanh nghiệp ngày càng phát triển bền vững.
Giao Tổng LĐLĐ Việt Nam là đơn vị dự toán cấp I trong hệ thống tài chính công đoàn

Giao Tổng LĐLĐ Việt Nam là đơn vị dự toán cấp I trong hệ thống tài chính công đoàn

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam lần thứ 7, khóa XIII, đồng chí Đỗ Văn Chiến – Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam – đã có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng về việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của công đoàn trong quản lý tài chính.
Xem thêm