Vượt qua khó khăn, cô giáo mầm non quyết tâm bám nghề

Hoạt động Công đoàn - Công đoàn Trường Mầm non Thạnh Phong

Cô Trần Thị Trúc Ly, giáo viên Trường Mầm non Thạnh Phong (huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre), đã trải qua không ít khó khăn trong cuộc sống. Kinh tế gia đình gặp nhiều thử thách, cùng với những áp lực từ công việc, đôi khi khiến cô muốn từ bỏ nghề giáo. Tuy nhiên, nhờ vào tình cảm và sự hỗ trợ từ tổ chức Công đoàn, cô đã tìm thấy động lực vượt qua khó khăn, vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Chủ tịch Công đoàn tâm huyết, lan tỏa yêu thương

Công đoàn giúp phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống

Năm 2013, sau khi tốt nghiệp, cô Trần Thị Trúc Ly bắt đầu công tác tại Trường Mẫu giáo Thạnh Phong với vị trí giáo viên hợp đồng.

Với nhiệt huyết và sự nhiệt tình của một giáo viên trẻ, cô sẵn sàng nhận nhiệm vụ tại điểm trường ấp Thạnh Hòa – một địa điểm xa xôi, cơ sở vật chất cũ kỹ và thiếu thốn đồ dùng dạy học. Dù gặp rất nhiều khó khăn, nhưng nhờ tình yêu nghề và sự đam mê với trẻ nhỏ, cô Trúc Ly không chỉ hoàn thành tốt công việc giảng dạy mà còn tích cực tham gia vào các hoạt động khác của trường.

Vượt qua khó khăn, cô giáo mầm non quyết tâm bám nghề
Cô Trần Thị Trúc Ly và học trò của mình. Ảnh: ĐVCC

Tháng 11/2014, cô Trần Thị Trúc Ly được tuyển dụng chính thức vào Trường Mầm non Thạnh Phong và tham gia tổ chức Công đoàn. Với tinh thần cầu tiến, cô luôn tích cực tham gia vào các hoạt động của ngành và công đoàn. Năm 2018, cô kết hôn và có một bé trai. Tuy nhiên, cuộc sống gia đình cô càng thêm khó khăn khi chồng không có việc làm ổn định, còn thu nhập từ nghề giáo của cô không đủ trang trải cho các nhu cầu sinh hoạt hằng ngày.

Nhận thấy hoàn cảnh khó khăn của cô, Công đoàn cơ sở Trường Mầm non Thạnh Phong đã hỗ trợ một phần quỹ tương trợ để vợ chồng cô Ly bắt đầu cuộc sống mới. Cô sử dụng số tiền này để thuê một ao nhỏ ở Voi Đước, xã Thạnh Hải để nuôi tôm và xây một căn chòi nhỏ làm nơi ở tạm.

Cô chia sẻ: "Mới tháo gỡ được một khó khăn thì lại gặp phải một khó khăn khác. Chỗ ở mới giúp tôi có cơ sở làm ăn, nhưng việc đi dạy lại trở nên xa vời. Dẫu vậy, với tình yêu nghề và sự động viên từ công đoàn cùng mọi người, tôi đã kiên trì bám nghề."

Tuy nhiên, sau hai năm nuôi tôm, do nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm đầu ra và điều kiện sống không thuận lợi, vợ chồng cô quyết định trả lại ao, trở về sống tạm với gia đình cô. Cùng lúc đó, gia đình cô lại phải đối mặt với một biến cố lớn: người anh trai, cũng là trụ cột tài chính của gia đình, bị tai biến nặng, đe dọa đến tính mạng.

Cảm thấy mọi thứ như đang bế tắc, có lúc cô Ly nghĩ đến việc từ bỏ nghề giáo để tìm một công việc có thu nhập ổn định hơn. Nhưng nhờ sự động viên nhiệt tình từ gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, đặc biệt là sự hỗ trợ từ công đoàn, cô đã tìm lại được động lực. Cô nhận ra rằng dù cuộc sống có khó khăn đến đâu, muốn thành công thì phải vượt qua, phải đứng lên sau những vấp ngã.

Vượt qua khó khăn, cô giáo mầm non quyết tâm bám nghề
Ngoài giờ lên lớp, cô Trúc Ly kiếm thêm thu nhập từ cửa hàng tạp hóa. Ảnh: ĐVCC

Cô Trúc Ly chia sẻ: "Với tinh thần kiên cường và tự lực, tôi quyết định bắt đầu lại từ đầu. Vợ chồng tôi quay về Thạnh Phong, xin cất tạm một căn nhà nhỏ trên mảnh đất của người cô. Bên cạnh công việc giảng dạy, tôi bắt đầu kiếm thêm thu nhập bằng cách bán nước mía và bánh trái cho học sinh ở gần Trường THCS Thạnh Phong".

Theo lãnh đạo Công đoàn cơ sở Trường Mầm non Thạnh Phong, nhờ vào nguồn quỹ tương trợ của công đoàn và tinh thần tương thân tương ái, các chị em trong công đoàn đã hỗ trợ cô Trúc Ly mở một tiệm buôn bán nhỏ. Mỗi sáng, cô dậy rất sớm để chuẩn bị mọi thứ, còn khi đến giờ đi dạy, chồng cô ở nhà đảm nhận công việc buôn bán và rửa xe. Buổi trưa, cô trở về nhà phụ bán và chăm sóc con nhỏ. Cuối tuần, vào thứ Bảy và Chủ Nhật, cô còn tranh thủ đan lồng để kiếm thêm thu nhập, góp phần trang trải cuộc sống.

Cô Trúc Ly chia sẻ: “Cuộc sống của tôi không may mắn, gặp rất nhiều khó khăn. Có lúc tôi muốn buông bỏ, tưởng chừng không thể tiếp tục theo nghề giáo. Nhưng nhờ sự động viên, chia sẻ từ chị em trong công đoàn, tôi đã tự tin và vững vàng hơn. Đặc biệt, công đoàn đã tạo cho tôi cơ hội phát triển kinh tế, tăng thêm thu nhập và ổn định cuộc sống. Những sự giúp đỡ đó thật chân tình, thiết thực và thấu đáo."

Vượt qua khó khăn, quyết tâm bám nghề

Theo cô Trần Thị Cẩm Tú - Chủ tịch Công đoàn Trường Mầm non Thạnh Phong, cô Trúc Ly luôn tâm huyết với nghề, yêu thương trẻ như con em của mình nên dù đi dạy xa nhà nhưng cô luôn đi làm đúng giờ, thân thiện với phụ huynh. Mọi người luôn nhận xét cô là một giáo viên luôn “tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm, mẫu mực và hiệu quả”.

Ngoài thời gian trên lớp, buổi tối về cô Ly luôn ưu tiên dành thời gian nghiên cứu sâu chuyên môn nghiệp vụ. Cô luôn trăn trở làm thế nào để tìm ra các phương pháp dạy phù hợp với đặc điểm và tính cách của từng trẻ, nghiên cứu thiết kế các bài giảng hay kích thích sự tò mò, tìm tòi ham học hỏi của trẻ.

Vượt qua khó khăn, cô giáo mầm non quyết tâm bám nghề
Công đoàn trường tặng quà cho cô Trúc Ly. Ảnh: ĐVCC

“Không chỉ nghiên cứu về bài giảng, cô còn dành nhiều thời gian tìm tòi chế tạo ra những đồ dùng, đồ chơi mang ý nghĩa thiết thực từ những đồ dùng tái chế gần gũi ở địa phương. Vât dụng giản đơn này để trẻ có thể trải nghiệm, được sáng tạo ra những sản phẩm đẹp từ những nguyên vật liệu mà cô giáo đã chuẩn bị. Bên cạnh đó, cô Trúc Ly luôn quan tâm đến những trẻ có hoàn cảnh đặc biệt cũng như những trẻ có cá tính mạnh, chậm phát triển… Cô thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ để có sự phối hợp tốt giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất”, cô Cẩm Tú cho biết.

Đối với những trẻ khó khăn nghèo và cận nghèo cô luôn giúp đỡ đóng các khoản tiền học phí, bán trú và cho các đồ dùng học tập… Cô thường xuyên vận động, quan tâm giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong lớp cô chủ nhiệm cũng như trong trường và ở địa phương.

Với lòng yêu nghề, mến trẻ và tinh thần ham học hỏi, từ những năm đầu mới ra trường, cô Ly đã mạnh dạn học hỏi kinh nghiệm từ các cô đi trước, học hỏi từ những trường bạn để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân, xây dựng hình ảnh giáo viên mẫu mực trong mắt học trò. Cô luôn mạnh dạn đăng ký thao giảng những tiết dạy đổi mới sáng tạo, những hoạt động trải nghiệm có sự liên kết từ phía phụ huynh để tạo sự tin tưởng khi phụ huynh gửi con đến lớp đến trường.

Theo cô Cẩm Tú, cô Ly luôn luôn tích cực đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Không những rất năng nổ trong các hoạt động chuyên môn mà đối với bất kì nhiệm vụ nào khi được phân công cô luôn thực hiện rất tốt, luôn xung phong đi đầu trong các hoạt động ở trường, không ngại bất cứ khó khăn nào.

Bản thân cô luôn là tấm gương điển hình trong các phong trào của ngành, phối hợp tốt với chuyên môn nhà trường đẩy mạnh cuộc vận động “Hai không”; phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức".

Được sự quan tâm của tập thể lãnh đạo, cán bộ, giáo viên nhà trường, đặc biệt là được sự chia sẻ giúp đỡ của tổ chức Công đoàn, luôn tạo điều kiện hỗ trợ cho cô Trúc Ly trong mọi điều kiện khó khăn nhất. Với tinh thần vươn lên, ý chí mạnh mẽ đã giúp cô vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy của mình, tạo thêm sức mạnh để vươn lên cải thiện cuộc sống.

Theo Hiệu trưởng Trường Mầm non Thạnh Phong, với những nỗ lực trên giờ đây cuộc sống và công việc cô Trúc Ly đã ổn định hơn. Cô là minh chứng cho sự phấn đấu và yêu nghề, tạo nguồn cảm hứng cho nhiều bạn trẻ khi mới bước vào nghề, là người lan tỏa ước mơ cho những học sinh khó khăn vươn lên trong học tập.

Câu chuyện về cô Trần Thị Trúc Ly - Công đoàn viên Trường Mầm non Thạnh Phong đã cho thấy công đoàn là vòng tay, mái ấm, người đồng hành thực sự của người lao động, giúp cho đoàn viên khó khăn như cô Ly thêm nghị lực để vươn lên, lo cho cuộc sống gia đình. Nhìn thấy sự thay đổi của cô từ cách nghĩ đến việc làm để phát triển kinh tế, giáo viên trong trường càng thêm yêu nghề, yêu công việc của mình hơn bao giờ hết.

Tác phẩm tham dự Cuộc thi viết “Vòng tay Công đoàn” lần thứ IV do Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức từ 30/10/2023 đến hết ngày 30/9/2024.

Cuộc thi nhằm tuyên truyền, cổ vũ những trường hợp đoàn viên, người lao động được tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn chăm lo, bảo vệ thiết thực, hiệu quả; nhờ đó có sự thay đổi tích cực trong cuộc sống.

Thông qua bài viết nêu bật nỗ lực của tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn trong việc thực hiện nhiệm vụ cốt lõi đại diện bảo vệ, chăm lo cho đoàn viên, người lao động; góp phần khẳng định Công đoàn Việt Nam đã, đang và sẽ mãi là chỗ dựa vững chắc, tin cậy, nơi gửi gắm niềm tin của đoàn viên, người lao động.

Mời độc giả xem thêm TẠI ĐÂY

Địa chỉ nhận tác phẩm dự thi: vongtaycongdoan.ldcd@gmail.com

Tâm sự của cô giáo mầm non về Vòng tay Công đoàn - vòng tay yêu thương Tâm sự của cô giáo mầm non về Vòng tay Công đoàn - vòng tay yêu thương

Tôi là Huỳnh Thị Ngân Phương, giáo viên Trường Mầm non Hoa Thiên Lý (huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh). Tôi thật hạnh phúc ...

Công đoàn Trường THCS Hoàng Hoa Thám: Hết mình vì một tập thể gắn kết, yêu thương Công đoàn Trường THCS Hoàng Hoa Thám: Hết mình vì một tập thể gắn kết, yêu thương

Trường THCS Hoàng Hoa Thám là ngôi trường đẹp, khang trang, có bề dày về thành tích giáo dục của quận Ba Đình, TP Hà ...

Tình thương của công đoàn là động lực để công nhân ngành điện bám nghề Tình thương của công đoàn là động lực để công nhân ngành điện bám nghề

Anh Lê Tấn Đạt, công nhân Điện lực Tân Châu (thị trấn Tân Châu, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh) là người có gia cảnh ...

Chia sẻ
In bài viết
Talk Công đoàn: Yêu nghề để có những sáng kiến hay Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Yêu nghề để có những sáng kiến hay

Đồng chí Hà Thị Nguyệt Quế, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Công nghệ hoá chất và môi trường Vũ Hoàng, KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn, tỉnh Bắc Ninh chia sẻ kinh nghiệm triển khai phong trào lao động giỏi, lao động sáng tạo.

“Công nghệ VAR” khi tham gia giao thông Lao động & Công đoàn media

“Công nghệ VAR” khi tham gia giao thông

Trong 2 ngày qua (16-17/12), hai đối tượng gây ra hai vụ việc ẩu đả trên đường khi tham gia giao thông đã bị bắt. Các vụ việc đều nóng trên mạng bởi những chiếc camera hành trình.

Đón xem Talk Công đoàn: Yêu nghề để có những sáng kiến hay Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: Yêu nghề để có những sáng kiến hay

Talk Công đoàn 20 giờ, ngày 21/12/2024 là cuộc trò chuyện với đồng chí Hà Thị Nguyệt Quế, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Công nghệ hoá chất và môi trường Vũ Hoàng, KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

8 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) Infographic

8 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi)

Trong chương trình kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV, Quốc hội chính thức thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) gồm 6 chương với 37 điều, tăng 4 điều so với luật hiện hành.
Muôn nẻo yêu thương số 10: Nữ điều dưỡng kém may mắn và tổ ấm mang dấu ấn Công đoàn Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 10: Nữ điều dưỡng kém may mắn và tổ ấm mang dấu ấn Công đoàn

Nữ điều dưỡng kém may mắn Phùng Thị Kim Thúy thuộc Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng Người tâm thần số 1 Hà Nội đã được công đoàn các cấp chung tay giúp chị có được mái nhà kiên cố che nắng, che mưa mang tên “Mái ấm Công đoàn”. Tổ ấm mới giúp chị “an cư lạc nghiệp”, yên tâm công tác và nuôi dạy con gái, vượt lên mọi vất vả khó khăn trong cuộc sống, vững tin hướng tới tương lai ngày càng tươi sáng hơn…

10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Công đoàn Việt Nam năm 2024 Video

10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Công đoàn Việt Nam năm 2024

Năm 2024, các cấp công đoàn và đoàn viên, người lao động cả nước đã đoàn kết, nỗ lực, sáng tạo, đạt nhiều kết quả, tiếp tục tô thắm những trang vàng truyền thống Công đoàn Việt Nam. Cùng nhìn lại 10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Công đoàn Việt Nam năm 2024.

Đọc thêm

Công đoàn Trường Mầm non Vạn Thắng - nơi tôi trưởng thành

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn Trường Mầm non Vạn Thắng - nơi tôi trưởng thành

Gần 10 năm dưới mái ấm Công đoàn Trường Mầm non Vạn Thắng (huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội), tôi trưởng thành về mọi mặt. Công đoàn đã giúp tôi từ công việc chuyên môn đến đời sống gia đình, trở thành một điểm tựa để tôi tiếp tục công tác trong sự nghiệp trồng người.

Quảng Ngãi: Công đoàn phát triển mạnh, chăm lo tốt cho đoàn viên

Hoạt động Công đoàn -

Quảng Ngãi: Công đoàn phát triển mạnh, chăm lo tốt cho đoàn viên

Năm 2024, LĐLĐ tỉnh Quảng Ngãi không chỉ chăm lo tốt đời sống cho đoàn viên, người lao động mà còn nỗ lực phát triển tổ chức, thu hút nhiều người lao động gia nhập tổ chức Công đoàn, vượt chỉ tiêu được giao.

2.500 phiếu mua hàng ưu đãi cho công nhân Nam Định tại Chợ Tết

Hoạt động Công đoàn -

2.500 phiếu mua hàng ưu đãi cho công nhân Nam Định tại Chợ Tết

LĐLĐ tỉnh Nam Định tổ chức chương trình Chợ tết Công đoàn năm 2025 với hàng chục gian hàng. Đặc biệt có 2.500 phiếu mua hàng mỗi phiếu trị giá 200.000 đồng được phát cho đoàn viên, người lao động.

Xây dựng tập thể công đoàn vững mạnh từ lòng nhân ái

Công đoàn -

Xây dựng tập thể công đoàn vững mạnh từ lòng nhân ái

Thầy Hà Tiến Hoàng, Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Châu Văn Liêm (phường 5, quận 6, TP. Hồ Chí Minh) không chỉ là một người lãnh đạo tận tụy mà còn là một người cha, người bạn, người anh lớn luôn đồng hành cùng tất cả những người lao động trong mọi khó khăn, gian khổ.

LĐLĐ tỉnh Bình Dương vượt nhiều chỉ tiêu, được biểu dương xuất sắc

Hoạt động Công đoàn -

LĐLĐ tỉnh Bình Dương vượt nhiều chỉ tiêu, được biểu dương xuất sắc

Trong năm 2024, LĐLĐ tỉnh Bình Dương hoàn thành và vượt 13/14 chỉ tiêu mà Tổng LĐLĐ Việt Nam giao.

Khối thi đua số 1: Bứt phá trong phát triển đoàn viên

Hoạt động Công đoàn -

Khối thi đua số 1: Bứt phá trong phát triển đoàn viên

Năm 2024, Khối Thi đua số 1 – bao gồm các Công đoàn ngành Trung ương, đã đạt được những kết quả ấn tượng trong công tác phát triển đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở, dù phải đối mặt với những thách thức không nhỏ.

Đồng Nai: Hơn 700.000 đoàn viên, công nhân lao động sẽ được chăm lo Tết

Hoạt động Công đoàn -

Đồng Nai: Hơn 700.000 đoàn viên, công nhân lao động sẽ được chăm lo Tết

Mỗi dịp Tết đến, các cấp Công đoàn tỉnh Đồng Nai lại chung tay tổ chức nhiều hoạt động chăm lo cho công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn.

Vượt lên hoàn cảnh khó khăn nhờ vòng tay công đoàn

Hoạt động Công đoàn -

Vượt lên hoàn cảnh khó khăn nhờ vòng tay công đoàn

Cô Phùng Thị Huề - giáo viên Trường Mầm non Vạn Thắng (huyện Ba Vì, Hà Nội) có cuộc sống khó khăn, bản thân cô và con cái đều mang bệnh, quanh năm phải nằm viện điều trị. Trong hành trình ấy, Công đoàn trường luôn đồng hành cùng cô vượt qua khó khăn, vươn lên trong nghịch cảnh.

Xây dựng văn hóa công nhân đáp ứng yêu cầu kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Công đoàn -

Xây dựng văn hóa công nhân đáp ứng yêu cầu kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Văn hóa lao động, sản xuất, văn hóa giao tiếp, ứng xử, văn hóa giải trí, văn hóa gia đình và cộng đồng - vừa là những thành tố văn hóa quan trọng bao trùm lên đời sống của công nhân, vừa là yếu tố quan trọng làm nên vị thế, chất lượng cuộc sống của công nhân Việt Nam hiện nay.

LĐLĐ tỉnh Bình Phước đạt và vượt các chỉ tiêu Tổng Liên đoàn giao năm 2024

Hoạt động Công đoàn -

LĐLĐ tỉnh Bình Phước đạt và vượt các chỉ tiêu Tổng Liên đoàn giao năm 2024

Thông tin được đưa ra trong Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 6 (mở rộng) và tổng kết hoạt động Công đoàn năm 2024 do LĐLĐ tỉnh Bình Phước tổ chức.