Thứ hai 06/05/2024 17:17

“Văn hóa đổ lỗi” trong xử lý tai nạn lao động

An toàn, vệ sinh lao động - QUỐC THẮNG

Những năm qua, tình hình tai nạn lao động (TNLĐ) giảm ở tất cả các chỉ số. Đây là một tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng người lao động bị tai nạn trong quá trình làm việc nhưng họ chưa được giải quyết chế độ, chính sách theo quy định. Đặc biệt, có trường hợp doanh nghiệp không có trách nhiệm đối với TNLĐ dẫn đến những thiệt hại cho người lao động.

Trong cuộc nói chuyện giữa chúng tôi với một cán bộ công đoàn, anh cho biết, điều khiến anh phải bận tâm nhất, bên cạnh vấn đề doanh nghiệp nợ Bảo hiểm xã hội là vấn đề giải quyết TNLĐ. Qua phân tích, chúng tôi đi đến kết luận, những rắc rối đó là do “văn hóa đổ lỗi”.

“Văn hóa đổ lỗi” làm sụt giảm hiệu quả hợp tác và sự sáng tạo, khiến cho việc giải quyết các vấn đề khúc mắc trở nên khó khăn hơn. Để loại trừ “văn hóa đổ lỗi”, cốt lõi của vấn đề là thay vì hỏi “Ai là người mắc lỗi?”, “Người nào đã mắc lỗi gì?” thì hãy hỏi “Đâu là nguyên nhân nảy sinh ra vấn đề này?”.

Những doanh nghiệp không lưu tâm đến việc ngăn chặn “văn hóa đổ lỗi” sẽ có nhiều hậu quả trước mắt và tiềm ẩn những nguy cơ về mặt lâu dài. Đây là một trong những khía cạnh trọng yếu của quy tắc ứng xử và đạo đức trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. “Văn hóa đổ lỗi” khiến cho chúng ta không quan tâm đến các quy định của pháp luật về trách nhiệm của các bên trong giải quyết TNLĐ.

“Văn hóa đổ lỗi” trong xử lý tai nạn lao động

Nơi xảy ra vụ việc sập giàn giáo ở Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 8/1/2022. Ảnh minh họa: MINH HÒA (tuoitre.vn)

Tình huống giả định mà một số giảng viên đưa ra trong các giờ giảng của mình trong nhiều năm cho sinh viên ngành Quản trị kinh doanh để họ thảo luận là: “Công trình xây dựng khu công nghiệp Đông Nam do Công ty Xây dựng Tấn Phát làm chủ đầu tư. Trong quá trình thi công, ông Hùng bị ngã từ giàn giáo xuống và bị gãy chân. Ông Hùng đổ lỗi tai nạn xảy ra là do Công ty gây nên. Bởi vì, để tăng thêm lợi nhuận Công ty cắt giảm những khoản chi tiêu dành cho vấn đề an toàn lao động. Giám sát công trình ông Hải đã phủ nhận nhận định này, thay vào đó, ông cho hay, ông Hùng đã từng bị kỉ luật ở các công ty trước đây ông ta đã làm việc và ông còn uống rượu trong giờ cơm trưa cách vài tiếng đồng hồ trước khi xảy ra tai nạn”.

Trong tình huống trên, ai sẽ là người chịu trách nhiệm và chúng ta xử lý như thế nào? Những sinh viên lúng túng trong việc giải quyết tình huống đều là những bạn không có tư duy điều tra tình huống và không phân tích dựa trên luật pháp.

Các nhóm tranh luận sôi nổi nhất nhưng nộp báo cáo cho giảng viên chậm nhất và có điểm số thấp là các nhóm không nghĩ đến quy định của pháp luật mà cứ chăm chăm phân tích mỗi tình huống để phân định ai đúng, ai sai.

Thực tế cũng vậy, rắc rối chỉ xảy ra khi người sử dụng lao động và người lao động không quan tâm một cách sâu sát, thực chất đến Bộ luật Lao động và Luật Vệ sinh, an toàn lao động hiện hành. Đặc biệt, có nhiều trường hợp kéo dài nhiều năm bởi hai bên chưa thống nhất được phương thức giải quyết và người lao động vẫn chưa được hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ và các khoản bồi thường khác theo quy định.

Nguyên nhân chính là do người sử dụng lao động vừa “phớt lờ” luật pháp, vừa đổ lỗi cho người lao động. Vì luật pháp quy định rõ ràng về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị TNLĐ: từ khai báo TNLĐ với cơ quan chức năng đến việc thành lập Đoàn điều tra TNLĐ cấp cơ sở, phối hợp với các Đoàn điều tra cấp trên và công bố thông tin (Điều 35, Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015). Điều 38 của Luật An toàn, vệ sinh lao động cũng quy định rõ về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp.

Theo đó, bất luận lỗi TNLĐ hoàn toàn hay một phần do người lao động gây nên thì người sử dụng lao động đều phải thanh toán chi phí sơ cứu, trả lương, trợ cấp cho người lao động theo các mức quy định cụ thể trong điều luật trên.

Trong giải quyết các vấn đề liên quan TNLĐ, bên cạnh việc dựa vào các quy định của luật pháp hiện hành, chúng ta nên vừa xét về khía cạnh nhân văn. Bộ luật Lao động năm 2019, có hiệu lực từ 01/01/2021 cũng đặt tính nhân văn lên trên hết đối với người lao động khi nêu rõ ở Điều 4 về Chính sách của Nhà nước về lao động, rằng: Nhà nước luôn bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.

Khía cạnh nhân văn trở thành một trong những yếu tố then chốt để giải quyết vấn đề. Đây là điều mà doanh nghiệp, người sử dụng lao động cần ý thức một cách thường trực. Vì bản thân người lao động là lực lượng mang lại sự phát triển cho doanh nghiệp. Bị tai nạn trong quá trình lao động tức là người lao động bị rủi ro trong khi họ đang cống hiến cho sự phát triển này.

Giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 Giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2016 - 2020

Giai đoạn 2016 - 2020 Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã giải quyết cho 14.255 trường hợp được hưởng trợ ...

Giải đáp chế độ bảo hiểm tai nạn lao động Giải đáp chế độ bảo hiểm tai nạn lao động

Bạn Nguyễn Văn Bình ở Hà Giang hỏi: Xin cho biết thủ tục, hồ sơ để hưởng chế độ Bảo hiểm tai nạn lao động ...

Không có tai nạn lao động nghiêm trọng dù nguy cơ mất an toàn cao Không có tai nạn lao động nghiêm trọng dù nguy cơ mất an toàn cao

Mặc dù phần lớn người lao động làm việc trong môi trường lao động hiểm trở, nặng nhọc nhưng Tổng công ty Bảo đảm an ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Chia sẻ mất mát với gia đình các nạn nhân trong vụ nổ ở Đồng Nai

Người lao động -

Chia sẻ mất mát với gia đình các nạn nhân trong vụ nổ ở Đồng Nai

Trong ngày 1/5, UBND tỉnh Đồng Nai đã có báo báo gửi Thủ tướng Chính phủ và Thường trực Tỉnh ủy Đồng Nai về vụ tai nạn lao động. Đồng chí Võ Tấn Đức – Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã trực tiếp có mặt tại hiện trường từ rất sớm để chỉ đạo xử lý vụ việc…

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Lỗi kỹ thuật của lò hơi gây nổ

Người lao động -

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Lỗi kỹ thuật của lò hơi gây nổ

Theo Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai, vụ nổ lò hơi làm 6 công nhân tử vong tại chỗ và 7 công nhân bị thương có nguyên nhân ban đầu là do lỗi kỹ thuật.

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Sức khoẻ các công nhân được cấp cứu ra sao?

An toàn, vệ sinh lao động -

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Sức khoẻ các công nhân được cấp cứu ra sao?

Có ít nhất 2/5 công nhân bị thương trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai đã được bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất chẩn đoán và chỉ định phẫu thuật sau khi hội chẩn do vết thương phức tạp.

6 người tử vong trong vụ tai nạn lao động nghiêm trọng ở Đồng Nai

An toàn, vệ sinh lao động -

6 người tử vong trong vụ tai nạn lao động nghiêm trọng ở Đồng Nai

Bước đầu cơ quan chức năng xác định có 6 người chết và 7 người bị thương trong vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy tại một công ty sản xuất gỗ ở Đồng Nai.

Vụ tai nạn lao động ở Yên Bái: Đừng để người lao động “tàn” đến “phế”

Người lao động -

Vụ tai nạn lao động ở Yên Bái: Đừng để người lao động “tàn” đến “phế”

Theo TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ, đối với các trường hợp thương vong trong vụ tai nạn ở Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, cần có chính sách ổn định tâm lý, sinh kế và hỗ trợ để người lao động (NLĐ) không trở thành tàn phế.

Cần làm rõ “lỗ hổng” về quy trình an toàn trong vụ 7 công nhân tử vong tại Yên Bái

Người lao động -

Cần làm rõ “lỗ hổng” về quy trình an toàn trong vụ 7 công nhân tử vong tại Yên Bái

TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ cho rằng các đoàn điều tra cần điều tra làm rõ Công ty CP Xi măng và Khoáng sản có thực hiện đúng các quy trình an toàn hay không?

Quy định về ngày nghỉ hằng tuần năm 2024: Người lao động cần biết Tôi công nhân

Quy định về ngày nghỉ hằng tuần năm 2024: Người lao động cần biết

Theo quy định, người lao động sẽ được nghỉ hằng tuần ít nhất là 1 ngày. Trong trường hợp đặc biệt không thể nghỉ hằng tuần thì sẽ bố trí nghỉ ít nhất 04 ngày/tháng.

Thời gian nghỉ thai sản người lao động có được tính nâng lương? Tôi công nhân

Thời gian nghỉ thai sản người lao động có được tính nâng lương?

Nếu doanh nghiệp và người lao động đã thống nhất tính thời gian thai sản vào thời gian làm việc xét nâng lương thì người lao động đang nghỉ thai sản sẽ được xem xét nâng lương theo đúng thỏa thuận ban đầu.

Talk Công đoàn: Để tai nạn lao động không còn là nỗi đau dai dẳng Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Để tai nạn lao động không còn là nỗi đau dai dẳng

Talk Công đoàn là cuộc trò chuyện với đồng chí Hồ Thị Kim Ngân, Phó Trưởng ban Quan hệ Lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam về vấn đề an toàn vệ sinh lao động.

10 đơn vị dẫn đầu cuộc thi tìm hiểu công tác ATVSLĐ tính đến ngày 6/5/2024 Infographic

10 đơn vị dẫn đầu cuộc thi tìm hiểu công tác ATVSLĐ tính đến ngày 6/5/2024

Cuộc thi trực tuyến CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ do Ban Quan hệ lao động Tổng liên đoàn phối hợp với Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức, diễn ra từ ngày 15/04/2024. Dưới đây là 10 đơn vị có số đoàn viên tham gia dự thi đông nhất tính đến 10 giờ,
Bản tin công nhân: Không trụ nổi đến 60 tuổi, công nhân ngành may mong được nghỉ hưu sớm Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Không trụ nổi đến 60 tuổi, công nhân ngành may mong được nghỉ hưu sớm

Bản tin công nhân ngày 5/5 gồm những nội dung: Không trụ nổi đến 60 tuổi, công nhân ngành may mong được nghỉ hưu sớm; Rút BHXH một lần: Phương án 1 chiếm ưu thế?; Bảo hiểm thất nghiệp quá lợi, người lao động thích… thất nghiệp; Nỗi đau gia đình nạn nhân vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai...

Tháng Công nhân Bình Dương 2024 Video

Tháng Công nhân Bình Dương 2024

Đọc thêm

Vụ 7 công nhân tử vong ở Yên Bái: Dấu hỏi về huấn luyện và an toàn vận hành

An toàn, vệ sinh lao động -

Vụ 7 công nhân tử vong ở Yên Bái: Dấu hỏi về huấn luyện và an toàn vận hành

Từ chi tiết một công nhân bị thương lết vào trung tâm điều khiển và loay hoay mất 30 phút mới tắt được nguồn điện của máy nghiền đã khiến các chuyên gia đặt câu hỏi về công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và vận hành an toàn máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

Vụ sập mái kính khiến 4 công nhân thương vong: Thiếu dây đeo an toàn

An toàn, vệ sinh lao động -

Vụ sập mái kính khiến 4 công nhân thương vong: Thiếu dây đeo an toàn

Liên quan đến vụ tai nạn lao động khiến 4 người thương vong tại một công trình thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; chuyên gia về an toàn, vệ sinh lao động cho biết mấu chốt nằm ở việc có đeo dây an toàn hay không.

Tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo khẩn sau vụ tai nạn lao động khiến 1 người tử vong

Người lao động -

Tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo khẩn sau vụ tai nạn lao động khiến 1 người tử vong

Liên quan đến vụ nổ khiến 1 người tử vong, 2 người bị thương xảy ra tại Cụm công nghiệp Phú Lâm, huyện Tiên Du, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã có chỉ đạo khẩn yêu cầu các sở, ban, ngành vào cuộc và báo cáo.

Vụ 4 công nhân tử vong tại Công ty Than Thống Nhất: Chuyên gia an toàn nói gì?

An toàn, vệ sinh lao động -

Vụ 4 công nhân tử vong tại Công ty Than Thống Nhất: Chuyên gia an toàn nói gì?

Rạng sáng nay (3/4), một vụ tai nạn lao động xảy ra tại Công ty Than Thống Nhất, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh khiến 4 công nhân tử vong, 7 người khác bị thương.

Vụ bụi phổi ở Nghệ An: Lỗ hổng trong công tác kiểm tra, giám sát an toàn lao động

Người lao động -

Vụ bụi phổi ở Nghệ An: Lỗ hổng trong công tác kiểm tra, giám sát an toàn lao động

Từ vụ việc hơn 60 công nhân mắc bụi phổi ở Công ty TNHH Châu Tiến (Nghệ An) cho thấy công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về an toàn vệ sinh lao động còn thiếu sâu sát, chưa phát hiện các vi phạm hoặc xử lý chưa nghiêm.

Quảng Ninh: Gần 60 công nhân nhập viện nghi bị ngộ độc khí

An toàn, vệ sinh lao động -

Quảng Ninh: Gần 60 công nhân nhập viện nghi bị ngộ độc khí

Trong khi đang làm việc, 57 công nhân Công ty TNHH Vega Balls thuộc Khu công nghiệp Đông Mai có biểu hiện buồn nôn, đau đầu, khó thở nghi do ngộ độc khí đã phải nhập viện điều trị.

Sự bình an, ổn định của lao động là yếu tố cốt lõi của an dân trong phục hồi kinh tế

Người lao động -

Sự bình an, ổn định của lao động là yếu tố cốt lõi của an dân trong phục hồi kinh tế

“An dân” theo từ điển Hán Việt là an định đời sống nhân dân, vỗ về nhân dân. Trong “an dân”, từ an là làm cho yên ổn, từ dân chỉ dân chúng. “Dân là gốc” trở thành bài học quan trọng bậc nhất đối với sự còn mất của chính quyền. Trong những ngày đầu sau khi nước Việt Nam ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn chú ý đến quan niệm “dân là gốc” (dân vi bản) truyền thống. Trong tình hình mới, Đảng ta cũng có quan điểm dựa vào dân, “dân là gốc”, là trung tâm, là chủ thể. Điều đó có lẽ cũng đúng với tổ chức Công đoàn trong quan hệ với công nhân lao động (CNLĐ).

Chuyên gia chỉ rõ nguyên nhân bệnh bụi phổi khiến 6 công nhân tử vong tại Nghệ An

Người lao động -

Chuyên gia chỉ rõ nguyên nhân bệnh bụi phổi khiến 6 công nhân tử vong tại Nghệ An

Chuyên gia khẳng định vụ bụi phổi xảy ra tại Công ty TNHH Châu Tiến (Nghệ An) xuất phát từ hệ thống công nghệ, thiết bị chưa đảm bảo an toàn, doanh nghiệp chưa nghiêm túc tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Vụ 3 người tử vong dưới khoang tàu: Điều cần biết về hiểm họa ở không gian kín

Người lao động -

Vụ 3 người tử vong dưới khoang tàu: Điều cần biết về hiểm họa ở không gian kín

Vụ việc 3 người tử vong do bị ngạt khí trong khoang tàu vừa xảy ra ở Quảng Ninh tiếp tục là lời cảnh báo về những hiểm họa chết người trong không gian kín.

Nâng cao ý thức bảo đảm an toàn lao động của nữ nông dân trồng cà phê

An toàn, vệ sinh lao động -

Nâng cao ý thức bảo đảm an toàn lao động của nữ nông dân trồng cà phê

Thời gian qua, nhờ những khóa đào tạo, tập huấn của Liên minh Cà phê Phụ nữ Quốc tế sử dụng chương trình WIND, những nữ nông dân trồng cà phê ở Sơn La đã biết làm việc an toàn hơn, tổ chức cuộc sống tốt hơn, môi trường phong quang, sạch đẹp hơn.