Tường thuật trực tiếp Lễ trao giải Cuộc thi viết “Vòng tay Công đoàn” lần thứ II
Công đoàn - 28/10/2022 08:57 NHÓM PHÓNG VIÊN
Cuộc thi viết “Vòng tay Công đoàn” do Tạp chí Lao động và Công đoàn phát động lần đầu vào năm 2020, với mục đích cổ vũ những tấm gương cán bộ công đoàn, tổ chức Công đoàn thực hiện tốt nhất một trong những chức năng, nhiệm vụ của mình; động viên đoàn viên, người lao động tin tưởng gắn bó với tổ chức Công đoàn. Đồng thời khẳng định Công đoàn Việt Nam đã, đang và sẽ mãi mãi là chỗ dựa vững chắc, tin cậy, nơi xứng đáng gửi gắm niềm tin của đoàn viên, người lao động.
Tiếp nối thành công của Cuộc thi viết “Vòng tay Công đoàn” lần thứ I, Tạp chí Lao động và Công đoàn phát động Cuộc thi viết lần thứ II (từ ngày 30/10/2021 đến 15/10/2022). Cuộc thi nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của đông đảo cán bộ công đoàn, bạn viết trong cả nước, phản ánh ở hầu hết các ngành, lĩnh vực.
Ban Tổ chức Cuộc thi viết “Vòng tay Công đoàn” lần thứ II đã nhận được hơn 800 tác phẩm dự thi, tăng 35% so với Cuộc thi lần I.
Trước giờ khai mạc:
Tác giả Hồ Thị Lý, Công đoàn Trường THPT An Lương Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế: Đến với cuộc thi viết Vòng tay Công đoàn do Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức, tôi có gửi một tác phẩm tham gia dự thi với nhan đề “Được sinh ra lần nữa”. Khi nhận được giấy mời tham dự Lễ trao giải cuộc thi viết "Vòng tay Công đoàn" lần thứ 2/2022 được tổ chức tại Hà Nội, bản thân tôi có nhiều cung bậc cảm xúc không nói thành lời, chỉ biết cảm ơn Tạp chí Lao động và Công đoàn cho tôi được thể hiện bản thân thông qua tác phẩm dự thi lần này.
Cán bộ công đoàn Trường THPT An Lương Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế tại Lễ trao giải cuộc thi viết "Vòng tay Công đoàn" lần thứ 2/2022. Ảnh: HẢI YẾN |
Tác giả Lý Trường Khoa, LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng, tác phẩm “Đôi chân không mỏi”: "Được sự quan tâm của lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng và Ban tổ chức Cuộc thi, dù quãng đường đến với Lễ trao giải khá xa, nhưng với ý nghĩa và mục đích tốt đẹp của cuộc thi, bản thân tôi cũng như các tác giả tham gia cuộc thi cảm thấy hạnh phúc khi được lan toả những việc làm của cán bộ công đoàn cả nước nói chung và tỉnh Sóc Trăng của tôi nói riêng".
Cán bộ LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng tại Lễ trao giải cuộc thi viết "Vòng tay Công đoàn" lần thứ 2/2022. Ảnh: HẢI YẾN |
08h10: Lễ trao giải Cuộc thi viết “Vòng tay Công đoàn” lần thứ II bắt đầu với Chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc. Lần lượt 2 ca khúc Con đường tôi (sáng tác: Nhạc sĩ Khắc Hưng) và Đón Bình Minh (sáng tác: Nhạc sĩ Phạm Duy Anh), do ca sĩ Kiên Trung và Thanh Thuỷ đến từ Nhà hát Tuổi trẻ trình bày.
Đặc biệt với tiết mục “Hãy hát lên Bài ca công đoàn” của nhạc sĩ Lê Tú Anh được thể hiện bởi những Phóng viên, Biên tập viên của Tạp chí Lao động và Công đoàn.
08h15: Chương trình Lễ trao giải Cuộc thi viết "Vòng tay Công đoàn" lần thứ II chính thức được bắt đầu. Đền tham dự Chương trình có các đại biểu:
Đồng chí Trần Văn Thuật - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Đồng chí Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam.
Đồng chí Nguyễn Xuân Hùng - Ủy viên Đoàn Chủ tịch - Chánh văn phòng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Đại diện Lãnh đạo các Ban, đơn vị của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Về phía đơn vị tổ chức, có Nhà báo Trần Duy Phương - Tổng Biên tập Tạp chí Lao động và Công đoàn, cùng toàn thể Cán bộ, Phóng viên của Tạp chí Lao động và Công đoàn và các tác giả của những tác phẩm đã tham dự Cuộc thi Viết Vòng tay Công đoàn, các nhân vật được tác giả đề cập đến trong những câu chuyện đầy xúc động.
Ngày 1/10/1929, Tạp chí Công hội đỏ, tiền thân của Tạp chí Lao động và Công đoàn xuất bản số đầu tiên, do lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh – Hội trưởng lâm thời Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ trực tiếp phụ trách. Tôn chỉ mục đích của Tạp chí được xác định ngay từ đầu là “Cơ quan truyền bá lý luận của Công hội đỏ trong giai cấp công nhân Việt Nam”.
Cho đến thời điểm hiện tại, dựa trên tài liệu gốc còn lưu trữ tại Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, có thể khẳng định “Công hội Đỏ” là tờ tạp chí có tính nghiên cứu lý luận đầu tiên trong lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam. Việc Tạp chí Công hội Đỏ xuất bản 2 số đầu tiên năm 1929 là dấu son của lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam, hé ra chân trời, triển vọng của giai cấp vô sản và của cách mạng.
Trải qua 93 năm xây dựng và phát triển, hiện nay Tạp chí đã và đang ngày càng lớn mạnh, thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ mà Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giao phó; là tiếng nói của tổ chức Công đoàn, đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền lợi người lao động.
Các đại biểu và khách mời xem clip “Tạp chí Lao động và Công đoàn - 93 năm chắc nền tảng, vững tương lai”.
8h40: Nhà báo Trần Duy Phương – Tổng Biên tập Tạp chí Lao động và Công đoàn phát biểu tại Lễ kỷ niệm 93 năm thành lập Tạp chí Lao động và Công đoàn và Lễ trao giải cuộc thi viết "Vòng tay Công đoàn" lần thứ 2/2022.
Nhà báo Trần Duy Phương – Tổng Biên tập Tạp chí Lao động và Công đoàn phát biểu tại Chương trình. Ảnh: PV |
“Để tiếp nối câu cuối cùng video Tạp chí Lao động và Công đoàn: “Trí tuệ - Chuyên nghiệp – Kịp thời”, chúng tôi xin giải thích tại sao năm 2022 là “Chân thực – Nhân văn – Kịp thời” và năm 2023 lại đổi thành “Trí tuệ - Chuyên nghiệp – Kịp thời” vì chúng tôi muốn lớn lên. “Chân thực – Nhân văn – Kịp thời” là hình ảnh của một người bạn chân thành. “Trí tuệ - Chuyên nghiệp – Kịp thời” là hướng tới trở thành một nhà tư vấn. Tạp chí muốn lan tỏa hình ảnh và cách làm “Báo chí chia sẻ”.
Lao động và Công đoàn và các sản phẩm sẽ chia sẻ, hỗ trợ và chăm sóc các bạn đọc, cùng các đối tác. Trong đó, Lao động và Công đoàn giấy và điện tử hướng chính vào cán bộ công đoàn. An toàn vệ sinh lao động và Cuộc sống an toàn điện tử hướng chính vào công nhân và người lao động. Nhịp sống doanh nghiệp hướng tới doanh nghiệp”.
8h45: Tiếp nối thành công của Cuộc thi viết “Vòng tay Công đoàn” lần thứ I, Tạp chí Lao động và Công đoàn phát động Cuộc thi viết lần thứ II (từ ngày 30/10/2021 đến 15/10/2022). Cuộc thi nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của đông đảo cán bộ công đoàn, bạn viết trong cả nước, phản ánh ở hầu hết các ngành, lĩnh vực.
8h50: MC Trịnh Lê Anh - người đã đồng hành cùng Chương trình 3 năm qua. Anh đã dẫn dắt phần giao lưu với các tác giả có tác phẩm dự thi.
Tác giả Hồ Thị Lý với tác phẩm “Được sống một lần nữa”, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế: Năm 2016, tôi không may mắc căn bệnh lạ, lúc đó suy sụp hoàn toàn vì tuổi mình còn trẻ. Nhưng sau một năm, qua sự động viên và hỗ trợ của các anh chị đồng nghiệp trong trường, tôi như được sống lại lần nữa. Đến năm 2018, tôi chuyển sang môi trường làm việc mới đó là Trường THPT An Lương Đông. Cũng thật ấm lòng khi sang môi trường thứ hai, tôi lại nhận được sự quan tâm của công đoàn các cấp. Đó chính là động lực của tôi. Sống trong một tình yêu thương, sống trong sự quan tâm lo lắng của tất cả mọi người, tôi đã nỗ lực cố gắng để được như ngày hôm nay. “Tôi học cách sống của đóa hướng dướng luôn vươn mình trước ánh mặt trời”. Trong tương lai, tôi mong muốn được làm thật nhiều việc tốt, trở thành một cán bộ công đoàn tích cực.
MC Trịnh Lê Anh giao lưu với các tác giả có tác phẩm dự thi. Ảnh PV |
Tác giả Lê Văn Tám với tác phẩm “Cổ tích giữa đời thường”, Công đoàn Điện lực Việt Nam: Tôi biết đến cuộc thi qua phát động của Công đoàn Điện lực Việt Nam và qua cán bộ của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Sự tình cờ khi tôi gặp được nhân vật trong bài viết. Nhiều băn khoăn, khó lột tả được nội dung vì nhân vật vừa thân, vừa gần, nhưng cũng lại vừa xa. Gia đình nhân vật trong bài viết như một truyện cổ tích giữa đời thường khi nhân vật chính giúp đỡ và yêu thương người vợ hiện tại của mình, vượt qua mọi rào cản, khó khăn để đến với nhau.
Tác giả Lê Văn Tám, cán bộ Công đoàn Điện lực Việt Nam đang chia sẻ cơ duyên sáng tác tác phẩm “Cổ tích giữa đời thường”. Ảnh: PV |
Nhân vật chính Việt Anh trong tác phẩm “Cổ tích giữa đời thường”: 8 tháng trời nhiều cảm xúc, 8 tháng khi Công đoàn luôn túc trực kề bên. Tôi chỉ biết nói hai từ “biết ơn” với Công đoàn. Ảnh: PV |
Tác giả Phi Long với tác phẩm “Thay đổi cuộc đời người lao động”, Công đoàn Prime Group: “Tình yêu không có nửa bao giờ”. Thấy được tình yêu của vợ chồng anh Nhân – chị Lê. Năm 2015, chồng chị bị bệnh hiểm nghèo và qua đời. Lúc ấy công đoàn đã đến thăm và động viên. Thấu hiểu được hoàn cảnh của chị Lê khi một mình phải lo cho 3 con, công đoàn đã có nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ cho chị Lê. Việc hỗ trợ đầu tiên là hỗ trợ mái ấm cho 4 mẹ con chị. Việc hỗ trợ thứ 2, công đoàn quyết định động viên cháu đi học và hỗ trợ học phí đến khi cháu học xong. Tôi mong muốn cùng với công đoàn Prime Group và cộng đồng sẽ tiếp tục đồng hành và giúp đỡ gia đình chị Lê. Gặp gỡ nhân vật chính trong bài viết của tác giả Phi Long: gia đình chị Lê có hoàn cảnh rất khó khăn. Cảm xúc ấn tượng nhất là được công đoàn giúp đỡ cả vật chất lẫn tinh thần khi công đoàn lo cho căn nhà và việc học hành của con lớn lớp 12.
MC Trịnh Lê Anh kết lời phần giao lưu với các tác giả: Công đoàn vẫn đã, đang là vòng tay tuyệt vời để hỗ trợ và kết nối mọi người, là vòng tay chở che những hoàn cảnh khó khăn. Một mặt đến sát với người lao động, một mặt khẳng định rõ nét hơn vai trò của công đoàn đối với người lao động.
9h30: Nhà tài trợ Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Vietcombank trao quà cho 8 nhân vật là nguyên mẫu trong các tác phẩm dự thi. Mỗi phần quà trị giá 10 triệu đồng. Đây là tấm lòng của chương trình dành cho những hoàn cảnh công nhân, lao động gặp khó khăn mà Tạp chí có điều kiện tiếp cận qua cuộc thi này.
Nhà tài trợ Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Vietcombank trao quà cho 8 nhân vật là nguyên mẫu trong các tác phẩm dự thi. Ảnh: PV |
9h35: Tổng biên tập của Tạp chí Lao động công đoàn đã ban hành quyết định số 685/QĐ-LĐCĐ ngày 27/10/2022 về các giải thưởng Cuộc thi viết "Vòng tay Công đoàn" lần thứ 2.
Với hơn 800 tác phẩm tham dự, hội đồng giám khảo của cuộc thi đã lựa chọn được 18 giải thưởng dành cho 11 tác giả và 7 giải chuyên đề dành cho những giải thưởng có tiêu chí nổi trội.
- Các giải chuyên đề dành cho các đơn vị chăm lo tốt nhất cho người lao động, có hoạt động nổi trội (7 đơn vị), mỗi giải trị giá 3 triệu đồng. Bao gồm:
Giải Công đoàn có nhiều tác phẩm dự thi nhất: Công đoàn Giáo dục Việt Nam (310 tác phẩm);
Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh (180 tác phẩm);
Liên đoàn Lao động tỉnh Khánh Hoà (159 tác phẩm).
Giải Cán bộ công đoàn tận tuỵ nhất: Đồng chí Lâm Minh Phụng – Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng (trong bài “Đôi chân không mỏi” của tác giả Lý Trường Khoa).
Giải Tập thể công đoàn sáng tạo nhất: Công đoàn Công ty Thuỷ sản 584 Nha Trang (trong bài “Quỹ hưu trí của Công ty Thuỷ sản 584 Nha Trang: Mang niềm vui đến người lao động” của tác giả Phan Nguyên).
Giải Doanh nghiệp vì người lao động: Ông Nguyễn Văn Chín – Giám đốc Công ty Bắc Đẩu.
KCN Dịch vụ Thủy sản Thọ Quang, Đà Nẵng (trong bài “Doanh nghiệp hài lòng, người lao động yên tâm” của tác giả Lê Kung Diễm).
Giải Bài dự thi độc đáo nhất: Tác giả Vũ Thị Tuyết Nhung, phòng Vật tư, Công ty CP Than Cao Sơn (có tác phẩm gồm 200 trang đóng thành cuốn sách).
Nhà báo Võ Đức Phúc - Phó Trưởng ban thường trú, Phụ trách khu vực miền Nam và bà Cao Thị Hòa - Trưởng phòng Truyền thông trao giải cho 7 đơn vị nổi bật. Ảnh: PV |
09h42: Giải Khuyến khích (5 giải, mỗi giải trị giá 3 triệu đồng) được trao cho các tác phẩm: Tác phẩm “Doanh nghiệp hài lòng, người lao động yên tâm”, tác giả Lê Kung Diễm; Tác phẩm “Mái ấm Công đoàn trên cao nguyên: Đẹp lấp lánh tình người và hy vọng”, tác giả Đỗ Thiệm; Tác phẩm “Vòng tay công đoàn kết nối yêu thương”, tác giả LĐLĐ huyện Yên Khánh (Ninh Bình); Tác phẩm “Chắp cánh những ước mơ”, tác giả Lê Khắc Bảy; Tác phẩm “Đôi chân không mỏi”, tác giả Lý Trường Khoa.
Nhà báo Phạm Thị Huệ - Trưởng phòng PV và Nhà báo Dương Quốc Hải, TKTS Tạp chí Lao động và Công đoàn Trao giải Khuyến Khích cho các tác giả. Ảnh: PV |
- Giải Ba (3 giải, mỗi giải trị giá 5 triệu đồng) được trao cho các tác phẩm “Chuyện của tôi”, tác giả Lý Thị Hiền; tác phẩm “Quỹ hưu trí của Công ty Thuỷ sản 584 Nha Trang: Mang niềm vui đến người lao động”, tác giả Phan Nguyên; tác phẩm “Thay đổi cuộc đời người lao động”, tác giả Trần Phi Long.
- Giải Nhì (2 giải, mỗi giải trị giá 10 triệu đồng) được trao cho tác phẩm “Lời cảm ơn từ trái tim”, tác giả Nguyễn Thị Thu Diệp; tác phẩm “Cổ tích giữa đời thường”, tác giả Lê Văn Tám.
- Giải Nhất (trị giá 20 triệu đồng) được trao cho tác phẩm “Được sinh ra lần nữa”, tác giả Hồ Thị Lý.
9h45: Đồng chí Trần Văn Thuật Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam và Nhà báo Lâm Chí Công - Ủy viên Ban Biên tập Tạp chí Lao động và Công đoàn trao giải Nhất, Nhì và giải Ba cuộc thi viết Vòng tay Công đoàn cùng đại diện của Vietcombank chứng kiến giây phút quan trọng. Ảnh: PV |
9h50: Đồng chí Trần Văn Thuật - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam phát biểu về chương trình Vòng tay công đoàn.“Buổi tổng kết ngày hôm nay là hoạt động rất ý nghĩa nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Tạp chí Lao động và Công đoàn. Các ấn phẩm của Tạp chí nhiều đóng góp trong công tác nghiên cứu, lý luận. Tạp chí có bề dầy lịch sử, là nơi gắn kết giữa công đoàn với người lao động trong cả nước. Tạp chí đã vinh dự nhận nhiều huân chương cao quý của Đảng và Nhà nước, của Tổng LĐLĐ Việt Nam. Xin tri ân lãnh đạo, cán bộ, phóng viên, biên tập viên Tạp chí qua các thời kỳ, chúc mừng các tác giả đạt giải cũng như các đơn vị tài trợ"
Đồng chí Trần Văn Thuật - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp của Tạp chí Lao động và Công đoàn trong công tác nghiên cứu, lý luận và là nơi gắn kết giữa công đoàn với người lao động trong cả nước. Ảnh: PV |
Thay mặt đoàn chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, đồng chí Trần Văn Thuật đã biểu dương và chúc mừng những thành tích của Tạp chí trong thời gian gần đây. "Được biết, Tạp chí đã ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của bạn đọc cũng như hướng sâu vào các hoạt động công đoàn. Hơn thế nữa, Tạp chí còn tổ chức các sân chơi, lan tỏa hình ảnh tốt đẹp của các đoàn viên, công nhân lao động, cụ thể các hoàn cảnh khó khăn để công đoàn giúp đỡ. Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ tạo mọi điều kiện để Tạp chí phát huy tốt nhất trong thời gian tới. Với truyền thống 93 năm, chúc cho Ban biên tập, cán bộ, phóng viên, biên tập viên của Tạp chí vững tay bút, tay máy, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, xứng đáng là một trong những cơ quan ngôn luận của giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam".
Nhà báo Trần Duy Phương - Tổng Biên tập Tạp chí Lao động và Công đoàn phát biểu và công bố Lễ ra mắt chính thức những ấn phẩm điện tử của Tạp chí. |
10h00: Nhà báo Trần Duy Phương - Tổng Biên tập Tạp chí Lao động và Công đoàn phát biểu và công bố Lễ ra mắt chính thức những ấn phẩm điện tử của Tạp chí. “Ban biên tập cũng như toàn thể cán bộ, phóng viên Tạp chí tiếp thu ý kiến của Phó Chủ tịch LĐLĐ Việt Nam, nỗ lực hơn nữa trong việc đưa các ấn phẩm vào hoạt động, đưa các ấn phẩm đến gần hơn nữa trong hoạt động công đoàn, người lao động. 3 năm qua, chương trình Vòng tay Công đoàn là một trong những hoạt động tâm huyết của Tạp chí. Trên một mặt trận khác, ấn phẩm Lao động và Công đoàn và An toàn vệ sinh lao động là những ấn phẩm lâu năm. Trong 3 năm qua, Tạp chí đã cho ra đời thêm 3 sản phẩm điện tử gồm Lao động và Công đoàn điện tử, Nhịp sống Doanh nghiệp, Cuộc sống An toàn. Hôm nay là thời điểm chính thức chúng tôi xin ra mắt 3 ấn phẩm điện tử. Mong rằng trong thời gian tiếp theo, chúng tôi sẽ nhận được sự đồng hành nhiều hơn nữa của tất cả bạn đọc cũng như hệ thống công đoàn trong cả nước.
Sau lễ trao giải lần II, Tạp chí Lao động và Công đoàn phát động Cuộc thi viết “Vòng tay Công đoàn” lần III với những hình thức cải tiến mới, mở rộng thêm nhiều đối tượng và đề tài dự thi.
Chương trình kết thúc với giai điệu bài hát Nối vòng tay lớn, sáng tác của cố Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác, do Tốp ca nam nữTạp chí Lao động và Công đoàn cùng hòa giọng.
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 08:44
Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
Căn bệnh trầm cảm sau sinh đã biến tôi từ con người năng động, lạc quan trở thành người sống khép kín, đầy sợ hãi. Tình thương ấm áp, bao dung như người mẹ của cô Huỳnh Lan Phương, nguyên Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Phan Văn Trị (phường 07, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) đã giúp tôi có một sự sống mới.
Diễn đàn Lao động - Công đoàn - 22/11/2024 06:03
06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
Bên cạnh tăng ca hay làm thêm ca đêm, thậm chí tìm thêm các công việc phụ khác thì những cách hay được chia sẻ ngay sau đây có thể sẽ là mách nước tuyệt vời để các bạn công nhân lao động tăng thêm thu nhập.
Hoạt động Công đoàn - 21/11/2024 13:42
Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
Cô giáo Vũ Thị Tú - Trường Mầm non Kiều Mai (phường Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là một giáo viên yêu nghề, một công đoàn viên đầy nghị lực. Cô đã vượt qua căn bệnh hiểm nghèo, vẫn hằng ngày vừa công tác, chăm lo cuộc sống gia đình và tiếp tục chống chọi với bệnh tật. Song hành với những tháng ngày đầy gian nan đó, công đoàn trường luôn bên cạnh quan tâm, giúp đỡ cô.
Hoạt động Công đoàn - 21/11/2024 06:38
Nghĩa tình keo sơn ở Công đoàn Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội
Anh Trịnh Xuân Dũng - công nhân bán lẻ xăng dầu tại Petrolimex - Cửa hàng 83 - Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội (Công ty Xăng dầu khu vực I - Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) là một tấm gương yêu ngành, yêu nghề và nghị lực vượt lên số phận. Mỗi khi nghĩ về người đồng nghiệp này, trong tôi lại trào lên một cảm xúc khó tả.
Diễn đàn Lao động - Công đoàn - 21/11/2024 06:05
Những trường hợp người lao động được từ chối việc phân công
Theo Bộ luật Lao động, có nhiều trường hợp người lao động được quyền từ chối làm việc mà quản lý, người sử dụng lao động phân công.
Kỹ năng cán bộ công đoàn - 20/11/2024 12:26
Chị Nguyễn Thị Thu Nhi – cán bộ công đoàn trách nhiệm và tâm huyết
Đảm nhận chức vụ Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Scavi Quảng Điền, đồng chí Nguyễn Thị Thu Nhi luôn dành thời gian gần gũi, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của công nhân lao động để tổ chức các hoạt động công đoàn, để lại nhiều dấu ấn trong công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động trong công ty.
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
- Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?