Truyền thông có đạo đức, trách nhiệm giúp nâng vị thế bình đẳng cho lao động nữ di cư
Kinh tế - Xã hội - 23/07/2021 00:00 Ý YÊN
Bà Valentina Barcucci, Quyền Giám đốc ILO tại Việt Nam - Ảnh: TTXVN |
“Chúng tôi kêu gọi các cơ quan truyền thông báo chí cần tham gia tích cực hơn và có trách nhiệm hơn trong việc chấm dứt bạo lực đối với lao động nữ di cư”, bà Valentina Barcucci nhấn mạnh.
Theo báo cáo của ILO ngày 30/6, số lao động di cư ra nước ngoài trên toàn thế giới là 169 triệu người, trong đó số lao động nữ di cư là 70 triệu người. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, lao động nữ di cư chịu ảnh hưởng nặng nề. Họ bị trả lương thấp, làm những công việc đơn giản, ít được tiếp cận với các chế độ an sinh xã hội và ít có lựa chọn đối với các dịch vụ hỗ trợ…
Bà Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội (ISDS) cho biết, hiện nay Việt Nam có khoảng 540.000 lao động đang làm việc ở nước ngoài, phụ nữ chiếm 30-50%. Chưa kể những người lao động không chính thức chưa được thống kê. Theo bà Hồng, lao động di cư quốc tế là một hành trình nhọc nhằn, vất vả. Có tới hơn một nửa lao động làm việc ở nước ngoài gặp các vấn đề như bị vi phạm quyền; điều kiện làm việc không an toàn và các vấn đề về lương.
Việt Nam có khoảng 540.000 lao động đang làm việc ở nước ngoài, phụ nữ chiếm 30-50% - Ảnh minh hoạ |
Ông Lương Thanh Quảng, Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, cho biết, trong giai đoạn từ 2014 - 2019, mỗi năm Việt Nam có trên 100.000 người ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng có thời hạn, chưa kể hàng chục nghìn người du học, kết hôn với người nước ngoài. Trong thời gian đại dịch Covid-19, số lượng người di cư theo các kênh chính thống giảm nhưng tình trạng di cư trái phép vẫn diễn biến phức tạp dù đã tăng cường các biện pháp kiểm soát biên giới, hạn chế nhập cảnh.
“Trước tình hình trên, việc tiếp tục thông tin đầy đủ và chính xác về các vấn đề di cư có ý nghĩa tích cực trong việc thúc đẩy di cư hợp pháp, an toàn và trật tự, ngăn chặn di cư trái phép, mua bán người, bảo vệ quyền của người di cư trong suốt quá trình di cư, đặc biệt là lao động nữ di cư. Đây là vai trò quan trọng của truyền thông đã được nêu tại Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM)”, ông Quảng nhấn mạnh.
Bà Valentina Barcucci đánh giá cao Chính phủ Việt Nam đã có những chỉ đạo quyết liệt trong thúc đẩy di cư an toàn và bình đẳng, thể hiện qua việc ban hành các khuôn khổ pháp luật chính sách quan trọng, đặc biệt là Kế hoạch triển khai Thỏa thuận GCM.
Trước đại dịch Covid-19, mỗi năm Việt Nam có trên 100.000 người ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng có thời hạn - Ảnh minh hoạ |
Tuy nhiên, theo Quyền Giám đốc ILO tại Việt Nam, kết quả đó vẫn chưa đến được với mọi người dân một cách công bằng. Bà cảnh báo về những thách thức, rào cản mà lao động nữ di cư đang phải đối mặt do phân biệt đối xử trên cơ sở giới – một thực trạng vốn đã hiện hữu không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước khác.
Bà Valentina Barcucci cho rằng truyền thông có đạo đức và có trách nhiệm sẽ giúp nâng cao vị thế bình đẳng cho phụ nữ và bảo vệ quyền lao động của họ. Đồng thời nhấn mạnh các nhà báo cần phải đưa tin một cách có trách nhiệm và đạo đức về các vấn đề di cư, kể những câu chuyện một cách công bằng liên quan đến di cư và tuân thủ các nguyên tắc đưa tin; đảm bảo sử dụng phù hợp các thuật ngữ và định nghĩa liên quan đến di cư, lao động nữ di cư và bạo lực đối với phụ nữ.
Người lao động làm việc trong ngành Chế biến thực phẩm |
Bên cạnh đó, cần đảm bảo tính chính xác trong diễn ngôn trước công chúng, tránh xa các thuật ngữ phi nhân hoá. Chẳng hạn: “Quốc gia đến”, “nước đến”, thay vì “nước tiếp nhận”; “người di cư không hợp thức/không theo kênh chính thống” thay vì “người di cư bất hợp pháp”; “lao động giúp việc gia đình” thay vì “người giúp việc”, “người hầu”…
Cách lựa chọn từ ngữ sẽ góp phần định hướng dư luận một cách tích cực về phụ nữ lao động di cư cũng như phụ nữ bị bạo lực, tạo ra nền tảng chung để hướng tới một thế giới trong đó các quyền của tất cả mọi người đều được tôn trọng.
Các chuyên gia ILO và UN Women cho rằng cần nhạy cảm giới khi truyền thông về phụ nữ di cư. Mỗi câu chuyện, bài viết cần đảm bảo tính chính xác, công bằng, khách quan, không thiên vị và đồng cảm; tôn trọng tiếng nói của nữ lao động di cư…
Hội thảo trực tuyến về tăng cường vai trò của truyền thông trong việc thúc đẩy di cư an toàn và bình đẳng được tổ chức hôm 13/7. Các đại biểu đến từ Bộ Ngoại giao, Tổ chức ILO, UN Women và các cơ quan báo chí đã có những trao đổi để đưa ra những giải pháp có thể hỗ trợ lẫn nhau, tạo mạng lưới phối hợp chặt chẽ trong trao đổi thông tin về di cư, góp phần thực hiện Kế hoạch triển khai Thỏa thuận GCM của Việt Nam, được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 20/3/2020, vì quyền và lợi ích của người di cư. |
Trở về giữa yêu thương Khoảng 11h45 ngày 21/7, chuyến bay mang số hiệu VN122 khởi hành tại sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất chở theo 183 công dân ... |
Chờ đợi những điều tốt đẹp sẽ xảy ra Bội thực giữa những thông tin trên mạng xã hội, tôi thích chia sẻ này của “người nổi tiếng” Minh rau “Cách tốt nhất để ... |
Công ty CP Ô tô 1-5 nợ gần 15 tỷ BHXH: Công nhân lo “chết vẫn chưa có sổ hưu” Thỉnh thoảng, nỗi lo ấy lại ập về khiến tâm trí ông Tạo rối bời. Nhất là khi tập thể hơn 100 công nhân Công ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 26/12/2024 16:42
Techfest VinhPhuc 2024: Sân chơi khởi nghiệp với 80 gian hàng đa lĩnh vực
Sự kiện “Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ hai, năm 2024” (Techfest VinhPhuc 2024) diễn ra từ ngày 20 - 21/12, với sự tham gia của 80 gian hàng trưng bày sản phẩm từ các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân thuộc nhiều lĩnh vực như công nghệ, nông nghiệp, công nghiệp, y tế, giáo dục và sản phẩm OCOP.
Kinh tế - Xã hội - 26/12/2024 16:17
Cách Masan thúc đẩy phát triển bền vững xuyên suốt hoạt động doanh nghiệp
Là doanh nghiệp dẫn đầu Khối Doanh nghiệp Niêm yết, được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu Việt Nam 2024 do Nhịp cầu Đầu tư tổ chức, Masan Group đạt cả 3 hạng mục tiêu biểu ứng với 3 trụ cột ESG.
Kinh tế - Xã hội - 26/12/2024 14:59
Vĩnh Phúc nằm trong top 10 địa phương hấp dẫn doanh nghiệp lớn
Năm 2024, tỉnh Vĩnh Phúc không chỉ vượt kế hoạch thu hút vốn FDI mà còn lọt vào top 10 địa phương hấp dẫn doanh nghiệp lớn. Thành tựu này tạo động lực mạnh mẽ để tỉnh tiếp tục cải thiện năng lực cạnh tranh, thu hút các nhà đầu tư có công nghệ cao và tiềm lực tài chính mạnh, thúc đẩy sự phát triển bền vững và sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới.
Kinh tế - Xã hội - 26/12/2024 14:29
Vĩnh Phúc đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ
Việt Nam SuperPort TM và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển các nền tảng hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) xuất khẩu sang thị trường Châu Á. Quan hệ đối tác chiến lược này sẽ thúc đẩy lưu thông hàng hóa trong khu vực, giúp SME dễ dàng tiếp cận thị trường quốc tế.
Kinh tế - Xã hội - 25/12/2024 17:09
XE CỦA NĂM 2025 chính thức mở cổng bình chọn
Chương trình XE CỦA NĂM 2025 chính thức mở cổng bình chọn cho cộng đồng trên trang www.xecuanam.vn từ 15h chiều ngày 25/12/2024 đến 23h59 ngày 3/1/2025 với các phần thưởng giá trị.
Kinh tế - Xã hội - 25/12/2024 17:00
Những khách hàng đầu tiên nói gì về Omoda C5?
Trong tháng 12/2024, Omoda & Jaecoo Việt Nam đã bắt đầu hành trình mang đến những chiếc xe Omoda C5 đầu tiên cho khách hàng ngay tại sự kiện khai trương nhà phân phối mới. Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ của khách hàng về mẫu xe này.
- Nhiệm vụ cấp bách của Công đoàn trong thực hiện tinh gọn bộ máy
- Techfest VinhPhuc 2024: Sân chơi khởi nghiệp với 80 gian hàng đa lĩnh vực
- Cách Masan thúc đẩy phát triển bền vững xuyên suốt hoạt động doanh nghiệp
- Đón xem lễ trao giải "Vòng tay Công đoàn" và sáng tạo phòng, chống ma túy
- Cô giáo khuyết tật, lấy tri thức làm… “đôi chân”