Thực hiện pháp luật về An toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp
Công đoàn - 13/10/2021 16:28 TS. Nguyễn Huy Khoa - ThS. Trần Ngọc Dung, Trường Đại học Công đoàn
Lãnh đạo Công ty TNHH Hệ thống dây dẫn Sumi Việt Nam Hiroshi Kuroda (Hà Nam) trao đổi với các Tổ trưởng “Tổ An toàn Covid-19” của công ty về đảm bảo an toàn trong công tác phòng, chống dịch. |
Tăng cường đánh giá, kiểm soát nguy cơ rủi ro
Để có một môi trường lao động an toàn, điều quan trọng là cả chủ sử dụng lao động và NLĐ phải tuân thủ các quy định về an toàn lao động. Nếu không tuân thủ các quy định về an toàn lao động thì rủi ro sẽ đến bất cứ lúc nào trong quá trình lao động.
Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 hiện nay, ngoài việc tuân thủ các giải pháp 5K trong sản xuất và sinh hoạt, vấn đề an toàn phòng, chống dịch đòi hỏi cần tăng cường đánh giá, kiểm soát các nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ, tiếp tục xác định công tác ATVSLĐ gắn với phòng, chống dịch bệnh là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
Để duy trì sản xuất, không để đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, nhiều doanh nghiệp đã xây dựng các phương án phù hợp, ứng biến với mọi tình huống để tiếp tục sản xuất “3 tại chỗ” an toàn trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19.
NLĐ đủ điều kiện quay trở lại sản xuất sẽ được bố trí ở tại doanh nghiệp hoặc ký túc xá riêng biệt của doanh nghiệp. NLĐ ngoài nơi làm việc và nơi lưu trú tập trung không được tiếp xúc cộng đồng. Doanh nghiệp phải phải bố trí phương tiện đưa, đón NLĐ từ nơi ở đến nơi làm việc và từ nơi làm việc trở về nơi ở; thực hiện xét nghiệm tầm soát Covid-19 liên tục đối với toàn bộ CNLĐ.
Công nhân sản xuất tại Công ty Cổ phần Xuân Hòa Việt Nam (Vĩnh Phúc). |
Quản lý khép kín
Điều kiện chung để được sản xuất trở lại đối với các doanh nghiệp là chỉ sử dụng NLĐ đã được cơ quan y tế và chính quyền địa phương nơi thường trú hoặc tạm trú xác nhận đã được kiểm soát nguy cơ lây nhiễm dịch và có 02 lần xét nghiệm PCR âm tính với Covid-19, trong đó lần gần nhất trước khi quay trở lại làm việc là 01 ngày. Với mô hình trên thì NLĐ được quản lý khép kín từ công ty đến khi về nơi ở, đảm bảo an toàn ở mức tối đa trong sản xuất.
Việc thực hiện phương án “01 cung đường, 02 điểm đến”, các doanh nghiệp cũng đã chủ động triển khai nhiều giải pháp, nhất là đối với việc quản lý đưa đón NLĐ từ nơi ở đến nơi làm việc. Để đảm bảo an toàn trong sản xuất khi thực hiện phương án, các doanh nghiệp cần bố trí về chỗ ở cho NLĐ và tổ chức đưa đón đến làm việc tại doanh nghiệp.
Khi doanh nghiệp bố trí chỗ ở cho NLĐ, các doanh nghiệp cũng quy định rõ nếu NLĐ tự ý rời khỏi nơi ở thì sẽ bị buộc thôi việc. Bên cạnh đó, các xe đưa đón NLĐ cũng đảm bảo không vượt quá 50% số người để thực hiện các quy định về giãn cách.
Nhờ tích cực vận động, tuyên truyền từ phía địa phương và doanh nghiệp nên hầu hết NLĐ đều ý thức được tầm quan trọng của phương án “01 cung đường, 02 điểm đến” và phối hợp thực hiện, tất cả đều trên tinh thần tự nguyện.
Trước tình hình dịch bệnh hiện nay, việc chọn lựa triển khai thực hiện các phương án của doanh nghiệp đều nhằm đảm bảo duy trì ổn định sản xuất, phát triển kinh tế và đảm bảo phòng, chống dịch hiệu quả. Bên cạnh đó, góp phần giải quyết việc làm, giúp NLĐ ổn định cuộc sống; giúp công ty hoàn thành các đơn hàng đã được ký kết.
“Tổ An toàn Covid” Công ty MCC Việt Nam (Hà Tĩnh) tuyên truyền, kiểm soát tình hình sức khỏe công nhân trước khi vào ca làm việc. |
Vẫn còn vấn đề cần giải quyết
Trong thời điểm dịch bệnh phức tạp, mô hình này được cho là cần thiết cho các doanh nghiệp có lao động số lượng đông để đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất. NLĐ cảm thấy an toàn hơn trong việc phòng, chống dịch.
Mong rằng, cùng với sự chủ động của doanh nghiệp và sự phối hợp thực hiện của NLĐ, sự giúp đỡ hỗ trợ của chính quyền địa phương và các đơn vị có liên quan sẽ góp phần giúp doanh nghiệp thực hiện hiệu quả phương án “01 cung đường, 02 điểm đến” đã đề ra.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là trong giai đoạn tới, khi NLĐ quay lại làm việc thì không thể ở hết được trong doanh nghiệp mà phải phân tán trong các khu nhà trọ. Để giải quyết vấn đề này, cần phải có một mô hình mới thích ứng với điều kiện thực tế với số lượng NLĐ cơ bản quay trở lại doanh nghiệp làm việc.
Kinh nghiệm qua thực tiễn tại tỉnh Bắc Giang cho thấy, đã áp dụng một mô mình khá hiệu quả, đó là mỗi một khu nhà trọ sẽ do một công ty quản lý và chỉ có NLĐ của công ty đó ở trong khu nhà trọ đó. Tức là sẽ quản lý theo một chuỗi từ đầu đến cuối mà doanh nghiệp và chủ nhà trọ sẽ chịu trách nhiệm, còn chính quyền chỉ đóng vai trò hỗ trợ.
Việc quản lý theo một chuỗi như thế rất tốt và khi xảy ra vấn đề gì cũng sẽ chỉ ở một doanh nghiệp và không bị lan sang các doanh nghiệp khác. Trường hợp nếu doanh nghiệp quản lý chặt thì sự cố còn có thể chỉ bị ở một phân xưởng chứ không xảy ra tại nhiều phân xưởng được. Tức là giảm tối đa tác động của Covid-19 tới các doanh nghiệp khác và chúng ta khu trú được ngay ở từng doanh nghiệp, từng khu nhà trọ.
Việc đưa sản xuất trở lại là rất cần thiết, tuy nhiên chỉ được sản xuất trở lại khi đảm bảo đủ các điều kiện an toàn. Hơn bao giờ hết, NLĐ cần phải ý thức được việc tuân thủ các quy định về ATVSLĐ gắn với công tác phòng, chống dịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với bản thân họ và đối với toàn xã hội.
Do vậy, cần phải tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động NLĐ và người sử dụng lao động nâng cao ý thức trong việc thực thi các quy định về ATVSLĐ và phòng, chống dịch bệnh Covid - 19 nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất được diễn ra an toàn. Đồng thời, phải chuẩn bị các phương án dự phòng để có thể phản ứng kịp thời trong trường hợp cần thiết.
Qua đó, nhằm giúp doanh nghiệp duy trì được sản xuất để vượt qua được giai đoạn khó khăn, NLĐ được đảm bảo việc làm, ổn định cuộc sống và triển khai thực hiện có hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và đảm bảo ATVSLĐ.
Hoạt động của mạng lưới An toàn vệ sinh viên tại Nhà máy Z129 Mạng lưới an toàn vệ sinh viên (ATVSV) tại cơ sở được quy định thành lập bởi Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ). ... |
Khôi phục sản xuất tại doanh nghiệp, đảm bảo an toàn cho người lao động Xét theo điều kiện địa phương, tỉnh Trà Vinh đã từng bước nới lỏng giãn cách xã hội. Các doanh nghiệp được tổ chức sản ... |
Xây dựng hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động cho ngành chế biển mủ cao su Chế biến mủ cao su là ngành có nguy cơ cao về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN). Nhằm loại bỏ, ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 25/11/2024 09:39
Chủ tịch Công đoàn luôn trăn trở cùng công nhân, người lao động
Anh Nguyễn Văn Thắng- Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Xí nghiệp Cơ điện (Công ty Cổ phần Dệt may Huế) là lãnh đạo trưởng thành từ công nhân nên anh luôn trăn trở và chia sẻ với người lao động. Trong 24 năm gắn bó với nghề, anh đã góp phần cho sự phát triển chung của xí nghiệp.
Phát triển đoàn viên - 25/11/2024 09:38
Thành lập nghiệp đoàn nghề cá đầu tiên tại Quảng Trị
Nghiệp đoàn cơ sở nghề cá thị trấn Cửa Việt là nghiệp đoàn đầu tiên do LĐLĐ tỉnh Quảng Trị và các cấp công đoàn tuyên truyền, vận động thành lập thành công. Bước đầu, đã thu hút 60 lao động ở khu vực phi chính thức gia nhập tổ chức Công đoàn.
Hoạt động Công đoàn - 25/11/2024 09:28
Chị Phùng Thị Thúy Hường: 30 năm sống như những đóa hoa
Chị Phùng Thị Thúy Hường- Phó Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn Cơ sở Cai nghiện ma túy số 2 Hà Nội có nhiều năm gắn bó với nghề. Với vai trò lãnh đạo công đoàn, chị đã hết mình chăm lo đến đời sống người lao động; bên cạnh đó, chị là “người thân”- hết lòng yêu thương của những đứa trẻ bất hạnh đang được bảo trợ tại đây.
Diễn đàn Lao động - Công đoàn - 25/11/2024 06:00
Hướng dẫn mới nhất về thanh toán tiền khám bệnh bảo hiểm y tế
Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 39/2024/TT-BYT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2016/TT-BYT ngày 28/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT.
Hoạt động Công đoàn - 24/11/2024 10:25
"Ngôi nhà yêu thương" - Công đoàn Cơ sở Cai nghiện ma túy số 2 Hà Nội
“Ngôi nhà yêu thương” mà tôi đang nhắc đến đó chính là Công đoàn Cơ sở Cai nghiện ma túy số 2 Hà Nội, nơi đã thắp sáng niềm tin cho biết bao thế hệ học viên, tạo động lực cho cán bộ không ngừng phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ phòng, chống tệ nạn xã hội.
Diễn đàn Lao động - Công đoàn - 24/11/2024 07:03
Những trường hợp nghỉ làm có lương và 3 quy định dành riêng cho lao động nữ
Pháp luật lao động Việt Nam đã đưa ra những quy định chi tiết để bảo vệ quyền lợi của người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng. Theo đó, pháp luật quy định nhiều trường hợp nghỉ làm có lương.
- Mạng xã hội có khác gì đâu chiếc mõ làng
- Cơ hội cuối sở hữu căn hộ nội đô Hanoi Melody Residences chỉ từ 62 triệu đồng/m2
- Những điểm trường bị bỏ hoang
- Vĩnh Phúc: Điểm sáng thu hút đầu tư với 15 dự án lớn, trọng điểm
- Giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh