Thứ hai 13/05/2024 04:30

Thúc đẩy dịch vụ công không tiền mặt trong ngành Giáo dục

Kinh tế - Xã hội - Nhóm PV

Nhằm tìm ra phương hướng giải quyết những khó khăn về việc thanh toán không dùng tiền mặt trong ngành Giáo dục, hôm nay (17/12), Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức tọa đàm với chủ đề: “Đẩy mạnh chi tiêu không dùng tiền mặt trong ngành Giáo dục”.
Đẩy mạnh chi tiêu không dùng tiền mặt: "Biến hiện tượng thành xu hướng" Hạn chế sử dụng tiền mặt: Thay đổi thói quen giúp công nhân quản lý chi tiêu thông minh Trực tiếp: "Tọa đàm quản lý chi tiêu và giải pháp hạn chế sử dụng tiền mặt trong CN"
Thúc đẩy dịch vụ công không tiền mặt trong ngành Giáo dục

Hiểu được sự cần thiết và những lợi ích của việc chi tiêu không dùng tiền mặt trong nền kinh tế cũng như trong quản lý Nhà nước, ngành Giáo dục đang có những bước thay đổi nhanh chóng khi triển khai đẩy mạnh thanh toán học phí không dùng tiền mặt theo chủ trương của Chính phủ. Tuy nhiên, việc triển khai rộng khắp còn gặp phải rất nhiều khó khăn như thói quen sử dụng tiền mặt, sự không đồng bộ trong ứng dụng công nghệ thông tin tại các trường học, giữa các địa bàn...

Để giải quyết khó khăn này, đồng thời tìm ra giải pháp cho việc chi tiêu không dùng tiền mặt, hôm nay, Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức tọa đàm với chủ đề: “Đẩy mạnh chi tiêu không dùng tiền mặt trong ngành Giáo dục”.

Chương trình có sự tham gia của đại diện Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hà Nội, đại diện Ngân hàng Ngoại thương Vietcombank, Công ty Giải pháp phần mềm Misa và đại diện Phòng giáo dục các quận, các trường học trên địa bàn Hà Nội, cùng với các vị khách mời: Đồng chí Vũ Mạnh Tiêm – Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tổng LĐLĐ Việt Nam, đại diện Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hà Nội, Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Vietcombank...

Thúc đẩy dịch vụ công không tiền mặt trong ngành Giáo dục
Nhà báo Trần Duy Phương – TBT Tạp chí Lao động và Công đoàn, phát biểu tại tọa đàm.

Phát biểu tại tọa đàm, đại diện Ban Tổ chức, Nhà báo Trần Duy Phương – TBT Tạp chí Lao động và Công đoàn, cho biết: "Chi tiêu không tiền mặt đang trở thành một xu hướng có tính tất yếu đã được cụ thể hoá bằng chủ trương của Chính phủ. Trong năm qua, Tạp chí Lao động và Công đoàn với vai trò là cơ quan thông tấn, báo chí thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam, đã phối hợp với các đơn vị tổ chức nhiều tọa đàm, hội thảo, đẩy mạnh tuyên truyền về tiện ích của thanh toán không dùng tiền mặt đối với người lao động, đối với doanh nghiệp và với nền kinh tế. Chúng tôi đặc biệt quan tâm tới khu vực tập trung nhiều lao động tại các khu công nghiệp tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Đây được coi là “vùng khó”, vì chủ yếu là thành phần thu nhập còn hạn chế, khó tiếp cận với chủ trương cũng như bắt kịp xu hướng chung của xã hội. Những hoạt động này của chúng tôi được sự ủng hộ rất lớn của các đối tác như ngân hàng và công nghệ, sự ủng hộ của doanh nghiệp.

Tiếp nối thành công đó, chúng tôi mong muốn tiếp tục được cùng các đối tác tổ chức các tọa đàm, ngồi lại cùng toàn thể quý vị để bàn thảo thúc đẩy dịch vụ công không dùng tiền mặt trong ngành Giáo dục, đồng hành cùng quý vị sớm tháo gỡ những nút thắt, hoàn thành mục tiêu đã đặt ra theo Chỉ đạo và Quyết định của Chính phủ".

Nhà báo Trần Duy Phương nhấn mạnh: "Chúng tôi hy vọng chia sẻ, trao đổi về những vấn đề thực tiễn, những vướng mắc, thuận lợi, khó khăn tại cơ sở, cùng những kiến nghị, giải pháp thực tế trong buổi tọa đàm sẽ đem lại nhiều nội dung thông tin hữu ích".

Thúc đẩy dịch vụ công không tiền mặt trong ngành Giáo dục
Bà Nguyễn Thị Hồng Nhung – Đại diện Vietcombank, phát biểu tại tọa đàm.

Bà Nguyễn Thị Hồng Nhung – Đại diện Vietcombank, cho biết: Đến nay Vietcombank đã triển khai thanh toán không dùng tiền mặt trên nhiều dịch vụ từ dịch vụ viễn thông, y tế, giao thông thông minh, điện nước, hành chính công, giáo dục,…

Những lợi ích của thanh toán không dùng tiền mặt với các cơ quan quản lý, phụ huynh, học sinh, … là không thể phủ nhận. Vietcombank đã có những giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt trong đó đảm bảo tiêu chí bảo mật tối đa cho người dùng. Trong thời gian tới, Vietcombank mong muốn tiếp tục đẩy mạnh triển khai các giải pháp thanh toán online, thanh toán qua thẻ, thanh toán qua tài khoản ngân hàng…tới các trường học nhằm thực hiện mục tiêu lớn của quốc gia về thanh toán không dùng tiền mặt.

Thúc đẩy dịch vụ công không tiền mặt trong ngành Giáo dục
Bà Việt Hà, đại diện Vụ Tài chính, Bộ GD&ĐT, trình bày tham luận tại tọa đàm.

Bà Việt Hà, đại diện Vụ Tài chính, Bộ GD&ĐT cho biết, sau khi có Đề án 241 về thanh toán không dùng tiền mặt của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn 5421 để chỉ đạo các sở giáo dục đào tạo quán triệt các đơn vị thực hiện. Kết quả đạt được, tới nay đã có 90% cơ sở giáo dục đào tạo thu học phí qua ngân hàng thương mại, 80% sinh viên nộp học phí qua ngân hàng, 87% cơ sở giáo dục đào tạo chuyển lương qua hệ thống ngân hàng.

Tuy nhiên, do hệ thống nền tảng của hệ thống giáo dục đào tạo khiến phương thức thanh toán này vẫn bộc lộ một số bất cập, như: Hiện kho bạc chưa kết nối với các ngân hàng nên các cơ sở GD&ĐT phải làm hoá đơn, phiếu chi cả điện tử và bản cứng. Phí chuyển khoản cao, bắt buộc sinh viên phải dùng đúng ngân hàng kết nối với hệ thống nộp học phí gây khó khăn cho sinh viên. Bên cạnh đó, do quy định hệ thống trường đại học công lập phải chuyển học phí qua mạng về Kho bạc Nhà nước sau 5 ngày làm việc khiến các ngân hàng chưa “mặn mà”. Các khoản thanh toán cho sinh viên qua ngân hàng chưa được như mong đợi. Khoản chi dịch vụ nhỏ lẻ, kho bạc yêu cầu chi trực tiếp cho cá nhân, tổ chức. Ngoài ra, việc đường truyền công nghệ thông tin, xử lý dịch vụ công còn chậm, gây mất thời gian cho các cơ sở giáo dục. Hành lang pháp lý thanh toán không dùng tiền mặt còn nhiều bất cập. Đồng thời, nguyên nhân chính khiến thanh toán không dùng tiền mặt chưa phổ biến là do thói quen sử dụng tiền mặt vẫn còn khá phổ biến tại nông thôn, vùng sâu, vùng xa và đặc thù của ngành Giáo dục là chi trả nhiều lần dẫn đến phí dịch vụ cao. Học viên, sinh viên chuyển khoản qua ATM không ghi nội dung chuyển khoản được gây khó khăn cho cán bộ kế toán của các cơ sở giáo dục đào tạo.

Bà Việt Hà chia sẻ: Bản thân ngành GD-ĐT cũng đã có những tổng kết. Tuy nhiên, đề án không dùng tiền mặt cũng có những khó khăn đối với ngành Giáo dục. Đặc biệt là những khu vực vùng sâu, vùng xa thì việc tiếp cận thanh toán không dùng tiền mặt còn gặp rất nhiều khó khăn. Để đạt được mục tiêu của đề án, chúng tôi hy vọng những ngân hàng nhà nước, ngân hàng thương mại cũng cần phải đa dạng hóa các dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Trở ngại có thể do phí chuyển khoản khác ngân hàng

Bà Hoàng Minh Châu – Trưởng khoa Tài chính ngân hàng, ĐH Công đoàn, cho biết: Việc triển khai dịch vụ công không dùng tiền mặt ở ĐH Công đoàn cũng được thực hiện khá tốt. Thời gian qua, chúng tôi cũng cho các em sinh viên thanh toán tiền học phí qua tài khoản ngân hàng, chủ động làm thẻ ngân hàng cho sinh viên... Nhiều em ở xa nhưng phụ huynh có thể chuyển khoản học phí cho các em một cách nhanh chóng, tiện lợi và an toàn. Hơn nữa, việc chuyển khoản qua ngân hàng rất thuận tiện, minh bạch, rõ ràng hơn so với sử dụng phiếu thu. Bên cạnh đó, thanh toán không dùng tiền mặt còn giúp ích rất nhiều cho nhà trường, sinh viên cả trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, tôi thấy việc chuyển khoản khác ngân hàng thì thu phí cao hơn. Đây có thể là nguyên nhân cản trở việc người dùng sử dụng nhiều dịch vụ giữa các ngân hàng liên kết.

Anh Trần Văn Thành - Phó Phòng phát triển kênh số & đối tác của Vietcombank, chia sẻ: Vietcombank hiện cung cấp rất nhiều dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, nếu các trường đủ hạ tầng kỹ thuật chúng còn có thể thanh toán trên website của trường. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất trong thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt là việc phải thay đổi sang sử dụng công nghệ mới, việc đang sử dụng quen tiền mặt phải thay đổi sang dùng phần mềm, thao tác,…là một khó khăn với đội ngũ kế toán, thủ quỹ của các trường. Bên cạnh đó, việc người dùng không tự thay đổi hành vi như thói quen của học sinh, sinh viên rút tiền mặt ra sử dụng chứ không chuyển khoản hay thanh toán thẻ cũng là một thách thức với quá trình này.

Rào cản tâm lý trong thanh toán không dùng tiền mặt

Ông Vũ Đức Thắng – Trưởng phòng Kế hoạch, Công ty CP MISA, cho biết: Với kinh nghiệm của MISA, chúng tôi nhận thấy rằng, khi chuyển sang thanh toán không dùng tiền mặt phụ huynh và học sinh sẽ thuận lợi hơn nhưng kế toán sẽ vất vả khi phải đối soát từng giao dịch. Những khoản thu của nhà trường có đặc điểm là nhỏ, nhiều khoản thu. Đây là rào cản về tâm lý khiến các trường chưa sẵn sàng thực hiện giải pháp này. Hiện MISA đã và đang cung cấp phần mềm quản lý các khoản thu, thông qua một ứng dụng trên smartphone, phụ huynh học sinh sẽ nhận được thông tin các khoản cần nộp tiền. Mới đây, chúng tôi đã kết hợp với Vietcombank để đấu nối phần mềm quản lý các khoản thu và phần mềm nộp tiền để khi phụ huynh nộp tiền qua ứng dụng của Vietcombank sẽ tự động gạch nợ trên phần mềm kế toán của trường. Hiện tại, chúng tôi đã hỗ trợ hơn 900 trường về phần mềm nhưng chỉ có 200 trường thực hiện đấu nối phần mềm nộp tiền. Dù vậy, trong năm nay chúng tôi cũng đã thực hiện hơn 11.000 giao dịch.

Một số hình ảnh tại tọa đàm:

Thúc đẩy dịch vụ công không tiền mặt trong ngành Giáo dục
Các vị khách mời tham dự tọa đàm.
Thúc đẩy dịch vụ công không tiền mặt trong ngành Giáo dục
Bà Hoàng Minh Châu - Trưởng khoa Tài chính ngân hàng, ĐH Công đoàn.
Thúc đẩy dịch vụ công không tiền mặt trong ngành Giáo dục

Anh Trần Văn Thành – Phó Phòng phát triển kênh số & đối tác của Vietcombank.

Thúc đẩy dịch vụ công không tiền mặt trong ngành Giáo dục
Thúc đẩy dịch vụ công không tiền mặt trong ngành Giáo dục
Thúc đẩy dịch vụ công không tiền mặt trong ngành Giáo dục
Lễ ký kết hợp tác "Thúc đẩy không dùng tiền mặt trong ngành Giáo dục".
Thúc đẩy dịch vụ công không tiền mặt trong ngành Giáo dục
Đại diện Ban Tổ chức tặng hoa cho các khách mời tham dự tọa đàm.
Tất Thành Cang - từ Thủ Thiêm đến Tân Thuận Tất Thành Cang - từ Thủ Thiêm đến Tân Thuận

Cuối cùng thì gần 21h ngày hôm nay 16/12, Công an TPHCM cũng phát đi thông báo đã bắt tạm giam Tất Thành Cang, cựu ...

Thu nhập bình quân của VNPT gần 24 triệu đồng/người Thu nhập bình quân của VNPT gần 24 triệu đồng/người

Thu nhập bình quân toàn Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) là gần 24 triệu đồng/người/tháng; thu nhập bình quân của lao ...

Cô tiếp viên hàng không xinh đẹp và gã tài Mercedes phá tan 3 gia đình Cô tiếp viên hàng không xinh đẹp và gã tài Mercedes phá tan 3 gia đình

Cô gái tiếp viên Vietnam Airlines xinh đẹp giờ đây sống trong những tháng ngày triền miên đau đớn, hết ca mổ này đến ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Tận hưởng cảm giác lái phấn khích tại BMW SummerFest Hà Nội

Kinh tế - Xã hội -

Tận hưởng cảm giác lái phấn khích tại BMW SummerFest Hà Nội

Sự kiện BMW SummerFest sẽ mang đến trải nghiệm lái khác biệt dành cho khách hàng đam mê các dòng xe BMW, MINI và BMW Motorrad.

Clip xe điện VinFast VF 3 chạy thử trong nhà máy ở Hải Phòng

Kinh tế - Xã hội -

Clip xe điện VinFast VF 3 chạy thử trong nhà máy ở Hải Phòng

Mẫu xe điện VinFast VF 3 chạy thử trong nhà máy ở Cát Hải, Hải Phòng, trong quá trình gấp rút chuẩn bị để được trưng bày tại một số đại lý thời gian tới.

Cách nhận biết biển số xe giả

Kinh tế - Xã hội -

Cách nhận biết biển số xe giả

Dưới đây là cách nhận biết biển số xe giả bằng mắt thường và cách kiểm tra biển số giả thông qua mạng điện tử trực tuyến dành cho bạn đọc.

Tội lắp biển số giả phạt bao nhiêu tiền?

Kinh tế - Xã hội -

Tội lắp biển số giả phạt bao nhiêu tiền?

Tội lắp biển số giả có thể bị phạt tiền cao nhất tới 50 triệu đồng, phạt tù 7 năm chứ không đơn giản xử lý hành chính như bạn nghĩ.

Ứng dụng OPEN API để tạo ra trải nghiệm mới về ngân hàng tự động

Kinh tế - Xã hội -

Ứng dụng OPEN API để tạo ra trải nghiệm mới về ngân hàng tự động

Đó là nỗ lực của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Công ty TNHH Phần mềm FPT (FPT Software) khi bắt tay hợp tác để mang đến cho khách hàng trải nghiệm hoàn toàn mới về dịch vụ ngân hàng...

HDBank cho vay thời hạn lên đến 50 năm với hạn mức lên đến 50 tỷ đồng

Kinh tế - Xã hội -

HDBank cho vay thời hạn lên đến 50 năm với hạn mức lên đến 50 tỷ đồng

Chương trình “Cho vay linh hoạt” của HDBank tiếp sức cho khách hàng đang có nhu cầu mua bất động sản, xây dựng, sửa nhà và tiêu dùng.

Bản tin công nhân: Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống? Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống?

Bản tin công nhân ngày 6/5 gồm những nội dung: Nhiều người lao động muốn nghỉ việc để “chạy luật” bảo hiểm xã hội; Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống? Đại diện công nhân TP HCM: "Nhà ở xã hội chỉ thấy trên tivi";35 bệnh nghề nghiệp được đề xuất hưởng BHXH...

Còn thừa ngày phép khi nghỉ việc, người lao động được thanh toán thế nào? Tôi công nhân

Còn thừa ngày phép khi nghỉ việc, người lao động được thanh toán thế nào?

Tiền phép thừa sẽ được người sử dụng lao động thanh toán cho NLĐ cùng với tiền lương và các khoản trợ cấp (nếu có) khi nghỉ việc.

Talk Công đoàn: Để tai nạn lao động không còn là nỗi đau dai dẳng Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Để tai nạn lao động không còn là nỗi đau dai dẳng

Talk Công đoàn là cuộc trò chuyện với đồng chí Hồ Thị Kim Ngân, Phó Trưởng ban Quan hệ Lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam về vấn đề an toàn vệ sinh lao động.

Top 10 đơn vị dẫn đầu cuộc thi tìm hiểu công tác ATVSLĐ tính đến ngày 12/5/2024 Infographic

Top 10 đơn vị dẫn đầu cuộc thi tìm hiểu công tác ATVSLĐ tính đến ngày 12/5/2024

Cuộc thi trực tuyến CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ do Ban Quan hệ lao động Tổng liên đoàn phối hợp với Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức, diễn ra từ ngày 15/04/2024. Dưới đây là 10 đơn vị có số đoàn viên tham gia dự thi nhiều nhất tính đến ngày 12
Bản tin công nhân: Công nhân nhà trọ không có thói quen tập thể dục Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Công nhân nhà trọ không có thói quen tập thể dục

Bản tin công nhân ngày 11/5 gồm những nội dung sau: Công nhân nhà trọ không có thói quen tập thể dục; Công nhân bất ngờ với "Bữa cơm Công đoàn" thơm ngon, bổ dưỡng; Vụ 7 công nhân thương vong ở Hà Tĩnh: Có người chưa thành niên; Công nhân ở Bình Dương than khó mua nhà ở xã hội...

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động Video

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động

Cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động" được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn).

Đọc thêm

10 xe bán chạy tháng 4/2024: Toyota trở lại mạnh mẽ, xe Nhật áp đảo

Kinh tế - Xã hội -

10 xe bán chạy tháng 4/2024: Toyota trở lại mạnh mẽ, xe Nhật áp đảo

Toyota quay trở lại mạnh mẽ với ba mẫu xe lọt vào danh sách 10 xe bán chạy nhất tháng 4/2024, hai vị trí thứ nhất và thứ hai trong bảng xếp hạng không thay đổi.

Quá tam ba bận, Tan Chong trở lại bằng việc phân phối xe Trung Quốc GAC tại Việt Nam

Kinh tế - Xã hội -

Quá tam ba bận, Tan Chong trở lại bằng việc phân phối xe Trung Quốc GAC tại Việt Nam

Gần một năm sau khi trả lại quyền phân phối xe MG tại Việt Nam, Tan Chong quay trở lại thị trường xe Việt Nam với thương hiệu xe Trung Quốc GAC.

Bán tải điện VinFast VF Wild bất ngờ xuất hiện tại khu đô thị Ocean Park

Kinh tế - Xã hội -

Bán tải điện VinFast VF Wild bất ngờ xuất hiện tại khu đô thị Ocean Park

Mẫu bán tải điện VinFast VF Wild bất ngờ xuất hiện tại sảnh trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Ocean Park, Hà Nội.

Honda Việt Nam triệu hồi nhiều mẫu ô tô để kiểm tra bơm nhiên liệu

Kinh tế - Xã hội -

Honda Việt Nam triệu hồi nhiều mẫu ô tô để kiểm tra bơm nhiên liệu

Honda Việt Nam triệu hồi các mẫu Jazz, Civic, CR-V, Accord, City và Odyssey tại Việt Nam để khắc phục lỗi liên quan bơm nhiên liệu.

Các doanh nghiệp vận tải hợp lực vì tương lai xanh

Kinh tế - Xã hội -

Các doanh nghiệp vận tải hợp lực vì tương lai xanh

Với những lợi ích lớn xe điện mang lại trong quá trình vận hành, nhiều doanh nghiệp kinh doanh vận tải trên cả nước đã mạnh dạn thay thế các mẫu xe xăng đang sử dụng, góp phần phủ xanh mạng lưới giao thông trong nước. Thông qua xu hướng đó, “xe xanh” dần trở thành phương tiện di chuyển quen thuộc của nhiều người.

Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Kinh tế - Xã hội -

Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Ngày 8/5/2024, sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức chính thức được khai mạc.

VMS 2024 mới có 11 hãng ô tô đăng ký, thiếu thương hiệu hạng sang

Kinh tế - Xã hội -

VMS 2024 mới có 11 hãng ô tô đăng ký, thiếu thương hiệu hạng sang

Có 11 hãng ô tô xác nhận sẽ tham gia Triển lãm Ô tô Việt Nam 2024 (VMS 2024), diễn ra trong 5 ngày, 23-27/10 tại Trung tâm SECC, TP.HCM.

Ford Explorer tăng giá niêm yết 100 triệu đồng

Kinh tế - Xã hội -

Ford Explorer tăng giá niêm yết 100 triệu đồng

Ford Việt Nam vừa ra điều chỉnh tăng giá 100 triệu đồng đối với mẫu xe SUV gầm cao Ford Explorer, đưa mức giá lên 2,099 tỷ đồng.

Bị xe khác làm giả biển số qua trạm, cần làm gì?

Kinh tế - Xã hội -

Bị xe khác làm giả biển số qua trạm, cần làm gì?

Tình trạng giả biển số khiến xe biển số thật không đi qua trạm nhưng vẫn bị trừ tiền qua tài khoản thu phí tự động không dừng (ETC), đã khiến nhiều người dân bức xúc.

Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh là "Tư liệu Di sản thế giới”: tự hào và trách nhiệm

Kinh tế - Xã hội -

Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh là "Tư liệu Di sản thế giới”: tự hào và trách nhiệm

Tại Hội nghị Toàn thể lần thứ 10 của Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO được tổ chức tại Mông Cổ, diễn ra ngày 8/5/2024, Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế (hay còn có tên gọi khác Cửu đỉnh – Hoàng Cung Huế) được vinh danh Di sản tư liệu thế giới.