![6 điểm mới trong chế độ thai sản năm 2025 cho người tham gia BHXH bắt buộc](https://laodongcongdoan.vn/stores/news_dataimages/2025/022025/05/01/croped/thumbnail/back-050220250205014038.png?250205061126)
Nhiệm vụ trọng tâm đưa Luật Công đoàn (sửa đổi) vào cuộc sống |
Những nội dung chính sách, quy định mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) gồm:
1. Mở rộng quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn cho “người làm việc không có quan hệ lao động” (Điều 5)
- Khoản 1 Điều 5. Quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, quy định: “Người lao động Việt Nam có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn”, bao gồm cả người làm việc không có quan hệ lao động.
- Bổ sung quy định tại khoản 3 Điều 4 giải thích từ ngữ “nghiệp đoàn cơ sở” là tổ chức cơ sở của Công đoàn Việt Nam, tập hợp những người làm việc không có quan hệ lao động, cùng ngành, cùng nghề hoặc những người lao động đặc thù khác.
Lưu ý về vấn đề này, đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhấn mạnh: Chỉ có nghiệp đoàn cơ sở trong Luật Công đoàn Việt Nam, được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thành lập và công nhận mới là nghiệp đoàn hợp pháp.
2. Mở rộng quyền gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động là công dân nước ngoài (Điều 5)
- NLĐ là công dân nước ngoài “làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên” thì được gia nhập và hoạt động công đoàn “tại công đoàn cơ sở”.
- NLĐ là công dân nước ngoài không có quyền thành lập công đoàn và không làm cán bộ công đoàn.
- Việc gia nhập và hoạt động công đoàn của NLĐ là công dân nước ngoài sẽ được quy định cụ thể tại Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Luật Công đoàn quy định những nội dung mang tính nguyên tắc về điều kiện, quyền gia nhập Công đoàn của NLĐ là công dân nước ngoài.
3. Bổ sung quyền gia nhập Công đoàn Việt Nam của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp (Điều 6)
Điều 6 Luật Công đoàn (sửa đổi) quy định mang tính nguyên tắc về hồ sơ, trình tự, thủ tục gia nhập Công đoàn Việt Nam của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp; đồng thời, giao Tổng Liên đoàn hướng dẫn thực hiện để đảm bảo linh hoạt.
- Tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp, tự nguyện tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam thì có quyền gia nhập Công đoàn Việt Nam.
- Thẩm quyền xem xét, công nhận việc tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp gia nhập Công đoàn Việt Nam thuộc LĐLĐ cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương.
- Khi được công nhận việc gia nhập Công đoàn Việt Nam, tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp đương nhiên chấm dứt hoạt động với tư cách tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp. NLĐ là thành viên của tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp tự nguyện và đủ điều kiện gia nhập Công đoàn Việt Nam theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam thì được công nhận là đoàn viên công đoàn.
4. Bổ sung nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam và làm rõ hơn nguyên tắc, nội dung hợp tác quốc tế về công đoàn (Điều 7, Điều 9)
- Luật Công đoàn (sửa đổi) đã bổ sung tại khoản 1 Điều 7 nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam là “hợp tác, phối hợp với người sử dụng lao động, đồng thời bảo đảm tính độc lập của tổ chức Công đoàn” nhằm bảo đảm phù hợp với tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản.
- Làm rõ hơn nguyên tắc, nội dung hợp tác quốc tế về công đoàn tại Điều 9.
5. Quy định cụ thể hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam (Điều 8)
- Xác định và phân định rõ “Công đoàn Việt Nam” với “Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam”. Theo đó Công đoàn Việt Nam là tổ chức thống nhất bao gồm 4 cấp: cấp trung ương; cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương; cấp trên trực tiếp cơ sở; cấp cơ sở. Trong đó, cấp trung ương là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Quy định cụ thể hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam bao gồm 4 cấp. Đồng thời, quy định mô hình tổ chức của công đoàn được xây dựng theo hướng mở, linh hoạt, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên công đoàn, NLĐ, yêu cầu thực tiễn và quy định của pháp luật.
![]() |
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhấn mạnh về một số điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi). |
6. Bổ sung và quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm (Điều 10)
Điều 10 Luật Công đoàn (sửa đổi) đã bổ sung và làm rõ hơn các hành vi bị nghiêm cấm theo hướng: Phân loại nhóm hành vi một cách rõ ràng theo các tiêu chí cụ thể; Quy định chi tiết hơn các hành vi.
- Bên cạnh các hành vi có tính chất phân biệt đối xử, can thiệp thao túng; các hành vi liên quan đến đóng, quản lý sử dụng kinh phí công đoàn (không đóng, chậm đóng, đóng không đúng mức quy định, đóng không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng; quản lý, sử dụng kinh phí công đoàn không đúng quy định), nhận viện trợ, tài trợ, tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật trái quy định của pháp luật… cũng được bổ sung vào các hành vi bị nghiêm cấm.
7. Quy định cụ thể hơn quyền, trách nhiệm đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn và người lao động (Điều 11)
- Bổ sung quy định về quyền, trách nhiệm “chăm lo” như:
Đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, công trình văn hóa, thể thao, hạ tầng kỹ thuật có liên quan để phục vụ đoàn viên công đoàn, NLĐ theo quy định của pháp luật (khoản 11, Điều 11).
Tổ chức các hoạt động chăm lo, nâng cao đời sống, văn hóa, tinh thần; động viên, khen thưởng, hỗ trợ khi ốm đau, thai sản, khó khăn, hoạn nạn và các hoạt động chăm lo khác cho đoàn viên công đoàn và NLĐ… (khoản 8, Điều 11).
Bổ sung quyền, trách nhiệm đại diện, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn và NLĐ bảo đảm đồng bộ với hệ thống pháp luật (khoản 12, khoản 13 Điều 11).
Khẳng định “Công đoàn Việt Nam là tổ chức duy nhất đại diện của NLĐ ở cấp quốc gia trong quan hệ lao động” (khoản 1 Điều 11).
8. Bổ sung quyền giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn (Điều 16, Điều 17)
- Điều 16. Giám sát của Công đoàn (bao gồm tham gia với cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát và hoạt động chủ trì giám sát).
Tại khoản 2 Điều 16 đã bổ sung, quy định cụ thể về hoạt động chủ trì giám sát mang tính xã hội của Công đoàn, bao gồm nguyên tắc, hình thức, quyền, trách nhiệm của Công đoàn, quyền, trách nhiệm của NSDLĐ, cơ quan, tổ chức được giám sát.
- Điều 17. Phản biện xã hội của Công đoàn để phù hợp, thống nhất với các quy định của Đảng, các Luật có liên quan và phù hợp với thực tiễn hoạt động công đoàn trong tình hình mới.
9. Bổ sung quy định về quyền, trách nhiệm của đoàn viên công đoàn (Điều 21, Điều 22)
- Điều 21 có 12 khoản (tăng 5 khoản so với Luật Công đoàn 2012) quy định cụ thể quyền, nhóm quyền của đoàn viên công đoàn (do tách một số quyền của đoàn viên công đoàn đã được Luật Công đoàn 2012 quy định).
- Bổ sung mới thêm một số quyền sau:
+ Được thụ hưởng chính sách thuê nhà ở xã hội của Tổng Liên đoàn;
+ Được tuyên dương, khen thưởng khi có thành tích trong lao động, sản xuất và hoạt động công đoàn;
+ Quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
10. Về bảo đảm cho cán bộ công đoàn (Điều 28)
- NSDLĐ không được đơn phương chấm dứt HĐLĐ, HĐLV, sa thải, buộc thôi việc hoặc chuyển làm công việc khác đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách nếu không có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của “công đoàn cấp trên trực tiếp”.
- Quy định rõ hơn công đoàn là “đại diện theo pháp luật” cho cán bộ công đoàn để khởi kiện vụ việc lao động tại Tòa án trong trường hợp NLĐ là cán bộ công đoàn không chuyên trách bị NSDLĐ chấm dứt HĐLĐ, HĐLV, buộc thôi việc hoặc sa thải trái pháp luật, trừ trường hợp cán bộ công đoàn từ chối.
- Hỗ trợ cho cán bộ công đoàn không chuyên trách trong thời gian gián đoạn việc làm, không thể trở lại làm công việc cũ do bị NSDLĐ chấm dứt HĐLĐ, HĐLV, buộc thôi việc hoặc sa thải trái pháp luật (điểm o khoản 2 Điều 31).
Trường hợp không thể trở lại làm công việc cũ thì được Công đoàn hỗ trợ tìm việc làm mới và trong thời gian gián đoạn việc làm được “hỗ trợ bằng tiền từ nguồn tài chính công đoàn theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam”.
11. Bổ sung các trường hợp miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn (Điều 30)
Điều 30 đã bổ sung quy định các trường hợp được xem xét miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi gặp khó khăn, phù hợp với tình hình thực tiễn và nguyện vọng của cộng đồng doanh nghiệp.
Trên cơ sở thống nhất với Tổng Liên đoàn, Chính phủ quy định về việc miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn.
12. Sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm làm rõ nguyên tắc quản lý, sử dụng tài chính công đoàn (Điều 31, Điều 33, Điều 34)
Sửa đổi, bổ sung các nhiệm vụ chi của tài chính công đoàn tại khoản 2 Điều 31 bảo đảm rõ ràng, phù hợp với thực tiễn của hoạt động đoàn, như:
- Bổ sung các nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho đoàn viên, NLĐ thuê.
- Nghiên cứu khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của tổ chức công đoàn.
- Hỗ trợ cho cán bộ công đoàn không chuyên trách trong thời gian gián đoạn việc làm, không thể trở lại làm công việc cũ do bị NSDLĐ chấm dứt HĐLĐ, HĐLV, buộc thôi việc hoặc sa thải trái pháp luật;
- Hỗ trợ CĐCS nơi được miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn.
- Bổ sung quy định Tổng Liên đoàn thực hiện việc phân cấp thu, phân phối kinh phí công đoàn tại khoản 4 Điều 31. Tổng Liên đoàn ban hành tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu và quản lý, sử dụng tài chính công đoàn phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của Công đoàn sau khi thống nhất với Chính phủ tại khoản 5 Điều 31.
- Bổ sung quy định Tổng Liên đoàn định kỳ hai năm báo cáo Quốc hội về tình hình thu, chi và quản lý sử dụng tài chính công đoàn tại khoản 4 Điều 33.
- Bổ sung quy định Kiểm toán nhà nước, định kỳ hai năm một lần, thực hiện kiểm toán việc quản lý và sử dụng tài chính công đoàn và báo cáo kết quả với Quốc hội cùng thời điểm Tổng Liên đoàn báo cáo Quốc hội và thực hiện kiểm toán đột xuất theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại khoản 5 Điều 33.
- Làm rõ hơn khái niệm, việc quản lý, sử dụng, khai thác tài sản công đoàn, theo đó, xác định rõ đối tượng tài sản công đoàn được quản lý, sử dụng, khai thác theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; đối tượng tài sản công đoàn được quản lý, sử dụng, khai thác theo quy định của pháp luật có liên quan và quy định của Tổng Liên đoàn.
Sáng 5/2, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Luật Công đoàn 2024, Luật Bảo hiểm xã hội 2024. Hội nghị được tổ chức ở cấp toàn quốc, trực tiếp kết hợp trực tuyến với gần 100 điểm cầu. |
![]() Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) - còn gọi là Luật Công đoàn 2024. Từ ... |
![]() Ngày 27/11/2024, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Công đoàn sửa đổi với 6 chương và 37 điều, bổ sung thêm nhiều điểm ... |
![]() Luật Công đoàn (sửa đổi) vừa chính thức được Quốc hội bấm nút thông qua ngày 27/11 vừa qua. Bên cạnh những ý kiến của ... |