Chủ nhật 19/05/2024 22:13

Tết Covid ở chín bản mười mường

Sức khỏe - Phóng sự của MINH THƯ

Ngày Xuân trong kỳ đại dịch, đi dọc miền viễn Tây thấy một vùng núi non hùng vĩ, lòng vẫn tin, vùng cao xứ Nghệ với sự chung sức của chín bản mười mường sẽ sớm vượt qua dịch giã, vượt qua cửa ải đói nghèo trong sự bình yên trở lại trắng trong như nụ hoa ban bên sườn núi!
Tết Covid ở chín bản mười mường
Bản Na Con Phen xưa kia heo hút nay đã đổi thay trở thành trung tâm xã Hữu Khuông, huyện Tương Dương.

“Lốc trắng” qua đến “lốc Covid” tràn về vùng bản

Không quên thực hiện nghiêm 5K ngược lên miền Tây xứ Nghệ những ngày cuối năm để thẩm thấu cái rét ngọt nơi viễn xứ. Trên các đỉnh Pu Xai Lai Leng, Pu Lon, Mường Lống… đã bắt đầu kết bám băng tuyết cành cây ngọn cỏ trắng muốt như những cánh pha lê. Nom hùng vĩ, thơ mộng thế nhưng sâu trong mỗi vùng bản miền biên viễn này đã và đang căng mình chống chọi với “con” Covid-19. Dọc đường lên tôi chợt nhớ cơn lốc Covid-19 đã vượt qua núi non hiểm trở trèo lên đến cả những vùng cao xa xôi heo hút vốn dĩ bình yên nhất lâu nay.

Tôi đã nhiều lần đi qua và đến xã Lượng Minh của huyện vùng cao Tương Dương, một trong số huyện nghèo nhất nước nằm bên dòng Nậm Nơn, một thời nổi danh do “cơn lốc trắng” tràn qua làm bản làng tiêu điều, xơ xác. Những địa danh Xốp Mạt, bản Đựa, Pu Lôm và Chằm Puông... của xã Lượng Minh cách trung tâm huyện hơn 10 cây số nhưng vời vợi cách xa vì rào cản ma túy và tệ nạn xã hội...

Bản vùng sâu Chằm Puông nối với hai xã Chiêu Lưu và Bảo Thắng của huyện Kỳ Sơn. Toàn dân đều dân tộc Khơ Mú. Từ trung tâm huyện Tương Dương vào Chằm Puông hơn 40 km với duy nhất một con đường qua cầu treo trên sông Nậm Nơn. Cuộc sống bà con nơi đây còn khó khăn trăm bề. Đang yên lành, không biết từ phương nào len lỏi tới, ngày 14/7/2021, Chằm Puông bất ngờ trở thành ổ dịch mới với tốc độ lây lan nhanh. “Cơn lốc” Covid từ bản Chằm Puông ồ ạt quét bản La Ngan, xã Chiêu Lưu huyện Kỳ Sơn... Mới đây, “lốc” Covid-19 cũng tràn về bản người Thái Chôm Lôm, xã Lạng Khê và lan nhanh đến một số vùng bản sâu xa khác ở huyện dưới thấp Con Cuông.

Dọc quốc lộ 48 dịch Covid-19 cũng bắt đầu xâm nhập đến các vùng bản xa xôi của các xã Tri Lễ, huyện Quế Phong và bản người Thái cổ Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu... Làm cho cuộc sống bà con người Mông, Khơ Mú, Thái vốn dĩ bình yên lâu nay bị xáo trộn khi con em đi làm ăn các tỉnh miền Nam ồ ạt đi xe máy về bản mang theo dịch về. Dịch giã không còn những đêm quây quần nhảy xòe bên chum rượu cần. Con em ở nhà ngưng trễ việc đến trường học con chữ, hàng hóa làm ra khó tiêu thụ... Đã nghèo nay lại đối diện với khó khăn chồng chất.

Tết Covid ở chín bản mười mường
Đội ngũ y tế có mặt ở các vùng bản có dịch Covid-19.

Được sự hỗ trợ chung tay của bà con bản dưới, mường trên, đặc biệt sự động viên từ chính quyền địa phương các cấp, đến nay đã khoanh vùng hạn chế sự lây lan của dịch, cuộc sống dần ổn định... Còn nhớ, dưới cái nắng nóng như hun của gió Lào ở bản Chằm Puông heo hút, địa hình phức tạp, việc đi lại còn nhiều khó khăn, trong bộ đồ bảo hộ, những cán bộ y tế vẫn không quản mệt mỏi, ngày đêm trèo đèo lội suối lên tận “xa năm” (chòi rẫy) gõ cửa từng nhà, lấy từng mẫu xét nghiệm...

Những ngày qua, bà con dân bản Chằm Puông và nhiều bản làng khác nơi địa đầu miền Tây Nghệ An rất biết ơn các lực lượng chức năng không quản gian lao vất vả giúp đỡ bà con phòng, chống dịch. Biết ơn sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh xuống huyện và bà con bản dưới, mường trên đã kịp thời sẻ chia vật chất, nhu yếu phẩm trong cơn hoạn nạn này.

Ngược lên Cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn độ cao khoảng 1.200m so với mặt biển, giáp tỉnh Xiêng Khoảng (Lào), trong giá rét như cắt da cắt thịt. Đã bao lần lên “miền rét sương” này nhưng mỗi lần đều có một cảm giác giá lạnh tê tái buốt giá khác nhau. Cái tên Nậm Cắn dịch nghĩa đen là “Nặm Căn”, nghĩa là chung nhau. Thì đúng vậy rồi, nhân dân hai huyện Kỳ Sơn - Noóng Hét, Nghệ An - Xiêng Khoảng đã uống chung một con suối và kết nghĩa anh em từ bao đời nay.

Trước đây khi chưa xảy ra dịch, mỗi tuần một phiên chợ hữu nghị sát biên giới được mở để giao lưu hàng hóa. Có chợ biên, nghĩa là đã bớt “đìu hiu”. Bớt “đìu hiu” hơn trước bởi thay cho những nương anh túc của người Mông Nậm Cắn bây giờ là những nương ngô, rau cải mướt xanh, những đàn trâu, bò, dê, lợn, gà đen… chật kín chuồng mỗi chiều về. Người Mông, người Khơ Mú các bản Tiền Tiêu, Khánh Thành, Nọng Dẻ… không còn khát vì đã có hệ thống nước sạch về tận bản, trường học khang trang, điện sáng như sao sa giữa đại ngàn…

Chính trị viên Đồn biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn, Trung tá Trịnh Văn Quế cho biết, thời gian trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Đồn đã cùng với các lực lượng địa phương trên địa bàn, các lực lượng nước bạn Lào tích cực và rất hiệu quả trong việc phòng, chống dịch Covid-19 và các loại tội phạm trên biên giới. Đặc biệt, dịp đón Tết cổ truyền năm nay, Đồn đã triển khai kế hoạch tăng cường và duy trì lực lượng tại các chốt để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, đảm bảo an toàn an ninh biên giới quốc gia.

Tết Covid ở chín bản mười mường
Tại chốt phòng, chống dịch Covid -19 thuộc Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn ngày cuối năm.

Hy vọng mùa ban tới

Kỳ Sơn, nằm trong ba huyện thuộc diện 30a của Nghệ An. Lên phía Tây Nam thấy dưới chân Pu Xai Lai Leng, bà con người Thái, Mông, Khơ Mú các xã Nậm Càn, Na Ngoi, Mường Ải, Mường Típ, được đầu tư hỗ trợ của các chương trình đã giảm phát rừng làm rẫy, xây dựng mô hình phát triển kinh tế trồng dong riềng, gừng, bí xanh, nuôi lợn, gà đặc sản… cho thu nhập cao.

Phía Tây Bắc lên xã Huồi Tụ, dãy Huồi Pịa như mái đầu bị cạo trắng trước đây giờ như thay áo mới phủ xanh bởi chè Shan tuyết và bàng bạc những mái nhà lợp tôn và tươi màu ngói đỏ. Dưới nắng ban mai, trong làn sương bảng lảng, những hàng chè như những đường kẻ xanh viền quanh thung núi như bức tranh thuỷ mặc.

Nhờ Tổng đội Thanh niên xung phong, những năm gần đây, Đảng bộ xã Huồi Tụ sớm xác định rõ cây con có hiệu quả kinh tế cao thay trồng cây thuốc phiện. Bây giờ xung quanh Tổng đội, bà con người Mông các bản Huồi Đun, Huồi Mụ, Huồi Khả, Huồi Khe, Phà Xắc… đã trồng hàng trăm ha chè tuyết Shan, phát triển nhiều mô hình trang trại tổng hợp cho thu nhập mỗi hộ mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

Rõ hơn, khi thăm trang trại người Mông Vừ Vả Chống bạt ngàn của chè, gừng, dứa dưới tán rừng sa mu, pơ mu. Năm 2000, được nhà nước giao 10 ha đất trước đây làm rẫy bạc màu cằn cỗi mọc đầy lau lách. Tình cờ trong một lần sang thăm người bà con ở xã Tây Sơn cách Huồi Tụ khoảng 40km, nơi được mệnh danh thủ phủ cây pơ mu và sa mu. Thấy hai loại cây này phát triển rất nhanh, ông xin giống về trồng thử.

Năm 2003, Tổng đội Thanh niên xung phong xây dựng kinh tế 8 đưa cây chè Shan tuyết về Huồi Tụ, vợ chồng Vừ Vả Chống tiên phong nhận trồng 2,5 ha. Quá trình chăm sóc, nhận thấy, cây pơ mu và sa mu không chỉ làm bóng mát phủ xanh đất trống đồi trọc mà còn làm cho đất tơi xốp, tránh đất bị rửa trôi nên tạo cho cây chè phát triển tốt.

Năm 2015, gia đình ông tiếp tục mở rộng diện tích đến nay đã trồng được tổng cộng gần 6 nghìn cây pơ mu, sa mu. Đã có người đến trả ông nhiều triệu đồng một cây nhưng ông sợ “cây đau” nên không bán. Từ mô hình trang trại tổng hợp đã đem lại cho gia đình ông thu nhập hàng trăm triệu đồng, tạo việc làm thường xuyên cho hai đến bốn lao động trong vùng. Từ chỗ quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” phát rừng tra hạt, cơm không đủ no, áo không đủ mặc, nhờ óc sáng tạo, cần cù chịu khó, vợ chồng ông Vừ Vả Chống đã có của ăn của để. Niềm vui lớn là các con được học hành đến nơi đến chốn.

Cây chè Shan tuyết và mô hình trồng rừng, sản xuất rau, chăn nuôi bò, gà đen, lợn Mông… đã cho đồng bào cuộc sống no đủ. Bí thư Huyện ủy Vi Hòe chia sẻ: Điều căn cơ để đưa Huồi Tụ vượt qua đói nghèo là hơn 230 đảng viên ở đây đã cùng 4.800 người dân, chủ yếu là đồng bào Mông biết khai thác tiềm năng đất đai, lợi thế để phát triển kinh tế.

Tết Covid ở chín bản mười mường
Dù dịch Covid-19 nhưng dịch vụ thương mại ở vùng cao xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn vẫn hoạt động.

Lên “miền quên lạc” (Mường Lống), nơi được mệnh danh là Sa Pa xứ Nghệ đang hình thành một vùng dược liệu áp dụng kỹ thuật công nghệ cao, hé mở một triển vọng mới khai thác tiềm năng về du lịch sinh thái vùng miền Tây Nghệ An. Những năm qua, huyện Kỳ Sơn vẫn duy trì và tích cực thực hiện chủ trương mỗi đảng viên giúp một hộ nghèo, mỗi đơn vị giúp một xã nghèo thoát nghèo, đã lập được kỳ tích có một xã đầu tiên của huyện biên giới cán đích nông thôn mới.

Còn nhiều chuyện mới đáng kể trong ngày Xuân ấm áp. Đó là, vùng Phủ Quỳ đang phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tiên phong là bò sữa của Tập đoàn TH; xây dựng thương hiệu cam Vinh, cao su, mía... Theo quốc lộ 16 đã và đang hình thành những vùng chuyên canh nông lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao đem lại hiệu quả kinh tế và thu nhập bền vững cho nhiều vùng bản người Mông trên cao, người Khơ Mú lưng chừng núi và người Thái dưới thấp từng bước thoát nghèo sớm về đích nông thôn mới.

Ngày Xuân trong đại dịch, đi chậm, sống chậm, hy vọng bản dưới mường trên nơi vùng cao xứ Nghệ luôn chung lưng đấu cật vượt qua dịch giã, vượt cửa ải đói nghèo xây dựng bản mường đi tới ấm no, hạnh phúc.

LĐLĐ tỉnh Nghệ An tặng quà cho đoàn viên, người lao động làm việc trong đêm giao thừa LĐLĐ tỉnh Nghệ An tặng quà cho đoàn viên, người lao động làm việc trong đêm giao thừa

Vào thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới, lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Nghệ An đã đi thăm và trao quà cho công nhân ...

LĐLĐ tỉnh Nghệ An đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ LĐLĐ tỉnh Nghệ An đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

Sáng 21/01, LĐLĐ tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động Công đoàn năm 2021; triển khai nhiệm vụ năm 2022 và ...

Đảng đoàn LĐLĐ tỉnh Nghệ An ký kết quy chế phối hợp với BTV huyện, thành, thị ủy Đảng đoàn LĐLĐ tỉnh Nghệ An ký kết quy chế phối hợp với BTV huyện, thành, thị ủy

Chiều ngày 20/01, LĐLĐ tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị ký kết Quy chế phối hợp giữa Đảng đoàn LĐLĐ tỉnh với Ban Thường ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Công đoàn giám sát chất lượng bữa ăn ca cho người lao động

Người lao động -

Công đoàn giám sát chất lượng bữa ăn ca cho người lao động

Tại Công ty SCAVI Huế, công đoàn và chuyên môn cùng giám sát an toàn, vệ sinh thực phẩm, đảm bảo bữa ăn ca an toàn, bổ dưỡng.

Dấn thân vì người bệnh

Sức khỏe -

Dấn thân vì người bệnh

Kíp bác sỹ đầu tiên của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị vượt 15 hải lý trong điều kiện thời tiết rất xấu ra đảo Cồn Cỏ để thực hiện ca phẫu thuật cấp cứu người bệnh viêm ruột thừa vào ngày 13/1/2021 gồm TS.BS Phan Khánh Việt, bác sỹ gây mê Trần Thanh Hoài và Nguyễn Chí Thanh.

Thầy thuốc quân hàm xanh

Sức khỏe -

Thầy thuốc quân hàm xanh

Dù xuất ngũ nhưng những kỷ niệm một thời còn công tác tại vùng đất phên dậu Quảng Trị vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức của sĩ quan quân y - trung tá Lê Văn Đức.

Các biện pháp bảo vệ sức khỏe người lao động trong mùa lạnh

Sức khỏe -

Các biện pháp bảo vệ sức khỏe người lao động trong mùa lạnh

Cục Quản lý Môi trường y tế - Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo triển khai hướng dẫn các cán bộ y tế cơ sở tăng cường phổ biến, hướng dẫn các biện pháp dự phòng bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng và người lao động.

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội điều trị thành công một sản phụ bị thiểu ối

Sức khỏe -

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội điều trị thành công một sản phụ bị thiểu ối

Vừa qua, Đơn vị Can thiệp bào thai của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã điều trị và mổ lấy thai thành công cho một trường hợp thiểu ối là bệnh nhân Nguyễn Thị C. L. thường trú tại Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên.

Khai mạc vòng chung kết Giải bóng đá công nhân năm 2023

Sức khỏe -

Khai mạc vòng chung kết Giải bóng đá công nhân năm 2023

Sáng ngày 17/11 đã diễn ra Lễ khai mạc Vòng chung kết Giải bóng đá công nhân toàn quốc năm 2023 tại Sân bóng đá Sora Garden Links, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Talk Công đoàn: Người lao động hạnh phúc để làm tốt, làm lâu Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Người lao động hạnh phúc để làm tốt, làm lâu

Đồng chí Lại Hoàng Dũng, Chủ tịch Công đoàn Công ty Samsung Điện tử Việt Nam chia sẻ về chăm sóc sức khỏe tinh thần cho đoàn viên và người lao động.

Chế độ dưỡng sức sau sinh, mọi lao động nữ nên biết Tôi công nhân

Chế độ dưỡng sức sau sinh, mọi lao động nữ nên biết

Nếu đủ điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, lao động nữ sinh con được hưởng chế độ thai sản. Trường hợp lao động nữ đi làm việc trở lại khi chưa hết thời gian nghỉ thai sản sẽ không được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh.

Đón xem Talk Công đoàn: Người lao động hạnh phúc để làm tốt, làm lâu Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: Người lao động hạnh phúc để làm tốt, làm lâu

Talk Công đoàn 20 giờ ngày 18/5/2024 là chia sẻ của đồng chí Lại Hoàng Dũng, Chủ tịch Công đoàn Công ty Samsung Điện tử Việt Nam về chăm sóc sức khỏe tinh thần cho đoàn viên và người lao động.

6 hoạt động trọng tâm của Công đoàn Việt Nam trong tháng 5/2024 Infographic

6 hoạt động trọng tâm của Công đoàn Việt Nam trong tháng 5/2024

Công đoàn Việt Nam xác định 6 nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 5/2024
Bản tin công nhân: Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống? Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống?

Bản tin công nhân ngày 6/5 gồm những nội dung: Nhiều người lao động muốn nghỉ việc để “chạy luật” bảo hiểm xã hội; Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống? Đại diện công nhân TP HCM: "Nhà ở xã hội chỉ thấy trên tivi";35 bệnh nghề nghiệp được đề xuất hưởng BHXH...

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động Video

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động

Cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động" được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn).

Đọc thêm

Nữ công nhân lao động nên chú ý hơn các vấn đề về sức khỏe sinh sản

Phúc lợi đoàn viên -

Nữ công nhân lao động nên chú ý hơn các vấn đề về sức khỏe sinh sản

Đó là chia sẻ của bác sĩ (BS) tư vấn Lê Xuân Đồi (Bệnh viện Đa khoa Medlatec) tại chương trình "Khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí cho công nhân lao động (CNLĐ)" của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên.

Lao động nữ mang thai có quyền lợi gì?

Người lao động -

Lao động nữ mang thai có quyền lợi gì?

Lần đầu làm mẹ, nhiều lao động nữ băn khoăn về chế độ và quyền lợi mình sẽ được hưởng trong suốt quá trình mang thai.

Giải vô địch Bóng đá công nhân toàn quốc: VĐV phải đang tham gia BHXH 6 tháng trở lên

Sức khỏe -

Giải vô địch Bóng đá công nhân toàn quốc: VĐV phải đang tham gia BHXH 6 tháng trở lên

Giải vô địch Bóng đá công nhân toàn quốc do Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp với Liên đoàn bóng đá Việt Nam và Báo Tuổi trẻ tổ chức nhằm chào mừng đại hội công đoàn các cấp và Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.

Lao động tự do có thể đóng bảo hiểm tai nạn tự nguyện

Sức khỏe -

Lao động tự do có thể đóng bảo hiểm tai nạn tự nguyện

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đang lấy ý kiến người dân dự thảo nghị định về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện (BHTNLĐTN) đối với người lao động (NLĐ) làm việc tự do. Theo đó, mức đóng hằng tháng được đề xuất băng 2% lương tối thiểu vùng 4, tương đương 65.000 đồng.

Công đoàn, doanh nghiệp theo sát chất lượng an toàn bữa ăn ca của người lao động

Sức khỏe -

Công đoàn, doanh nghiệp theo sát chất lượng an toàn bữa ăn ca của người lao động

Người lao động luôn mong muốn bữa ăn của mình tại công ty thật chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm để đảm bảo sức khỏe làm việc. Nắm bắt được nguyện vọng đó, các doanh nghiệp ở một số tỉnh phía Nam đã thực sự quan tâm đến vấn đề này.

Sôi nổi Hội thao chào mừng Đại hội Công đoàn tỉnh Lâm Đồng

Sức khỏe -

Sôi nổi Hội thao chào mừng Đại hội Công đoàn tỉnh Lâm Đồng

Ngày 26/5, Cụm thi đua số 4 thuộc Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hội thao chào mừng Đại hội Công đoàn tỉnh Lâm Đồng nhiệm kỳ 2023 - 2028.

Công đoàn Lâm Đồng chăm sóc sức khỏe đoàn viên, người lao động

Sức khỏe -

Công đoàn Lâm Đồng chăm sóc sức khỏe đoàn viên, người lao động

Vừa qua, Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Lâm Đồng và Công ty TNHH Chăm sóc sức khỏe Gia Việt Sài Gòn tổ chức khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho đoàn viên công đoàn, người lao động (NLĐ).

Trang bị kiến thức để công nhân lao động phòng, ngừa HIV/AIDS

Sức khỏe -

Trang bị kiến thức để công nhân lao động phòng, ngừa HIV/AIDS

Trong những năm gần đây, tỷ lệ người trẻ nhiễm HIV ngày càng cao, tập trung ở địa phương đông công nhân lao động, người dân nhập cư. Chính vì thế, chính quyền, công đoàn các địa phương đang tập trung tuyên truyền để giúp người dân, công nhân lao động phòng tránh.

Vụ công nhân Bắc Ninh bị ngộ độc Methanol: Đa số bệnh nhân tiên lượng xấu

Sức khỏe -

Vụ công nhân Bắc Ninh bị ngộ độc Methanol: Đa số bệnh nhân tiên lượng xấu

Trong số 7 công nhân Công ty TNHH HS Tech Vina (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) nhập viện cấp cứu do ngộ độc cồn công nghiệp (Methanol), 6 bệnh nhân đã có biểu hiện ngộ độc rõ, 3 bệnh nhân tiên lượng nặng, 1 bệnh nhân rất nguy kịch.

Khám sức khỏe định kỳ, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động

Sức khỏe -

Khám sức khỏe định kỳ, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động

Công đoàn cơ sở và đại diện doanh nghiệp luôn quan tâm đến sức khỏe, bệnh nghề nghiệp của công nhân lao động. Các hoạt động như khám sức khỏe định kỳ, phổ biến thông tin về sức khỏe, bệnh nghề nghiệp luôn được triển khai theo quy định để công nhân lao động yên tâm làm việc.