Tăng cường quản lý quan trắc môi trường lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp
An toàn, vệ sinh lao động - 08/06/2022 09:02 PGS. TS. LƯƠNG MAI ANH - Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế
Đoàn công tác kiểm tra các điều kiện đảm bảo ATVSLĐ tại khu vực sản xuất của Công ty TNHH Nissin Manufacturing Việt Nam (Hòa Bình). Ảnh: THU TRANG. |
MTLĐ ở nước ta đang từng bước được cải thiện
Công tác chăm sóc sức khỏe và PCBNN cho NLĐ được Ðảng, Nhà nước ta rất quan tâm. Luật ATVSLĐ và các văn bản hướng dẫn đã được kịp thời ban hành và triển khai đến các cơ sở sản xuất (CSSX).
Ngày 20/5/2020, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chăm sóc, nâng cao sức khỏe NLĐ, PCBNN giai đoạn 2020-2030, trong đó nêu rõ quan điểm (i). Nhà nước giữ vai trò quản lý, xây dựng, hoàn thiện chính sách; tạo môi trường thuận lợi; huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, khuyến khích hợp tác công tư, đầu tư tư nhân và (ii). Đầu tư toàn diện cho công tác dự phòng, điều trị theo phương châm dự phòng tích cực bệnh, tật tại nơi làm việc bằng kiểm soát, loại trừ yếu tố có hại trong MTLĐ, thay đổi nhận thức, hành vi của NLĐ và người sử dụng lao động (NSDLĐ) trong bảo vệ, nâng cao sức khỏe, phát triển và duy trì thói quen sinh hoạt, dinh dưỡng lành mạnh, vệ sinh sạch sẽ; phát hiện sớm, điều trị kịp thời BNN và các bệnh liên quan đến nghề nghiệp.
Thực tế, MTLĐ ở nước ta đã được từng bước cải thiện. Số lượng mẫu đo quan trắc MTLĐ hằng năm tăng gấp 2 so với giai đoạn 2010-2015 (khoảng 800.000 mẫu/năm giai đoạn 2016-2021). Tỷ lệ mẫu đo vượt tiêu chuẩn cho phép giảm (từ 10,25% năm 2015 xuống còn 5,56% năm 2021). Số NLĐ được khám sức khỏe định kỳ hằng năm đạt trên 2 triệu lượt người. Trong 5 năm (2016-2021), số trường hợp mắc BNN có xu hướng giảm so với giai đoạn 2010-2015. Xu hướng xã hội hóa trong công tác kiểm soát MTLĐ, PCBNN đã được triển khai từ năm 2011.
Đến 4/2022 đã có 202 đơn vị công bố đủ điều kiện quan trắc MTLĐ và 88 đơn vị được cấp phép khám, điều trị BNN. Các mô hình can thiệp PCBNN được xây dựng và áp dụng tại 20 địa phương. Bước đầu triển khai mô hình cung cấp dịch vụ y tế lao động (YTLĐ) trong các làng nghề, nông nghiệp, các CSSX có tiếp xúc với amiăng và các cơ sở y tế...
Quan trắc môi trường lao động tại Công ty TNHH Sản xuất VSM Nhật Bản (Hải Dương). Ảnh: CTCC |
Công tác quan trắc MTLĐ còn hạn chế
Hiện cả nước mỗi năm có gần 1 triệu người bước vào độ tuổi lao động, phần đông chưa qua đào tạo nghề, thiếu hiểu biết về YTLĐ, về các yếu tố có hại tại nơi làm việc có thể gây BNN. Gần 90% trong số các doanh nghiệp là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, sức cạnh tranh, năng suất lao động thấp... NSDLĐ bị chi phối nhiều bởi sức ép tăng trưởng kinh tế, lợi nhuận nên chưa thực thi đầy đủ trách nhiệm quan trắc MTLĐ theo quy định, hoặc chỉ thực hiện về hình thức, chưa đảm bảo chất lượng. MTLĐ còn nhiều yếu tố có hại vượt tiêu chuẩn cho phép. Các yếu tố tâm sinh lý ecgonomy, tác nhân sinh học, dung môi, các chất gây ung thư (đặc biệt đối với amiăng trắng), tác nhân sinh học chưa được quan tâm quan trắc.
MTLĐ làng nghề còn ô nhiễm nghiêm trọng. Một số bệnh thường gặp ở NLĐ tại các CSSX có xu hướng gia tăng trong vòng 5 năm trở lại đây. Tỷ lệ NLĐ có sức khỏe tốt (loại I, II) giảm 5,5% và sức khỏe yếu (loại IV và loại V) tăng 2,55%. Số ngày nghỉ ốm trung bình tăng hơn 3 lần so giai đoạn 2012-2016. Trung bình hằng năm có trên 5.500 trường hợp được khám và phát hiện BNN, tập trung nhiều ở ngành khai khoáng, vật liệu xây dựng, cơ khí, sản xuất và sử dụng hóa chất, ngành Y tế. Chỉ 10% tổng số trường hợp BNN được giám định. Hệ thống tổ chức, nhân lực, trang thiết bị, kinh phí phục vụ quan trắc MTLĐ, PCBNN còn thiếu và yếu; ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý hồ sơ sức khỏe NLĐ, dữ liệu về BNN và MTLĐ chưa đạt yêu cầu. Hệ thống các văn bản về YTLĐ cần tiếp tục được rà soát, sửa đổi, bổ sung phù hợp trong tình hình mới.
Một số vấn đề hạn chế, bất cập cụ thể là (i). Còn thiếu các quy định về khám chữa bệnh ngoài giờ cho NLĐ; đảm bảo chất lượng quan trắc MTLĐ. (ii). Công tác truyền thông, đào tạo, phổ biến chưa đầy đủ, phù hợp với các đối tượng khác nhau. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn của hệ thống quản lý YTLĐ các cấp còn hạn chế, chưa thống nhất, chưa được cập nhật đủ các quy định hiện hành. (iii). Thiếu nhân lực thanh tra, kiểm tra giám sát và thiếu sự phối hợp liên ngành. Việc thanh tra không báo trước chưa được thực hiện tại Việt Nam, do vậy kết quả thanh tra chưa được khách quan. (iv). Kết quả quan trắc MTLĐ và kết quả khám sức khỏe cho NLĐ chưa phản ánh đúng thực tế do chưa có sự giám sát độc lập. (v). Công tác quản lý sức khỏe, dữ liệu quan trắc MTLĐ, BNN hiện chưa được thực hiện đầy đủ, còn thiếu chính xác, kịp thời.
Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động của Tập đoàn Khoa học Kỹ thuật Hồng Hải (Bắc Giang). Ảnh: Tập đoàn Hồng Hải. |
Để góp phần giải quyết những tồn tại nêu trên, các giải pháp cần quan tâm triển khai thực hiện trong thời gian tới bao gồm:
Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, các luật có liên quan như Luật phòng, chống các bệnh truyền nhiễm, Luật Khám, chữa bệnh, Luật BHYT; ưu tiên các lĩnh vực tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quan trắc MTLĐ, giới hạn tiếp xúc nghề nghiệp; khám, chữa bệnh ngoài giờ cho NLĐ; phòng, chống bệnh lây nhiễm tại nơi làm việc; chuẩn hóa cơ sở vật chất, nhân lực và trang thiết bị cho các đơn vị thực hiện kiểm chuẩn - tham chiếu.
Củng cố tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực cho hệ thống YTLĐ thông qua các hoạt động (i). Đào tạo nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn cho đội ngũ cán bộ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ; (ii). Củng cố hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe NLĐ, kiểm soát yếu tố có hại tại nơi làm việc; (iii). Đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất và nhân lực cho hoạt động quan trắc MTLĐ, giám sát sức khỏe và kiểm chuẩn - tham chiếu; xây dựng các Trung tâm Kiểm chuẩn tại các vùng để đánh giá độc lập về MTLĐ; (iv). Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học chuyên sâu có sự tham gia của các trường, viện, bệnh viện và cơ quan, tổ chức khác.
Xây dựng mô hình truyền thông ứng dụng CNTT; biên tập, xây dựng phim ngắn và quảng cáo đăng tải trên các nền tảng mạng xã hội để tăng khả năng tiếp cận.
Thiết lập hệ thống giám sát, dữ liệu ở các địa phương và trên toàn quốc về sức khỏe NLĐ, MTLĐ, BNN; tăng cường áp dụng CNTT trong chỉ đạo, điều hành, giám sát, báo cáo MTLĐ và BNN tại các tuyến.
Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành; nâng cao chất lượng, phối hợp liên ngành, đa dạng nguồn lực trong quan trắc MTLĐ, PCBNN. Tăng cường hợp tác quốc tế, hợp tác toàn diện với Tổ chức Y tế thế giới, Tổ chức Lao động Quốc tế và các tổ chức khác.
Nâng cao năng lực quản lý, chuyên môn, thanh tra, kiểm tra và giám sát thực hiện các quy định về vệ sinh lao động, quan trắc MTLĐ và BNN. Tăng cường giám sát, đánh giá độc lập, đảm bảo chất lượng quan trắc MTLĐ.
Đây là các giải pháp sẽ góp phần nâng cao chất lượng quan trắc, giám sát MTLĐ và tăng khả năng tiếp cận của doanh nghiệp, NLĐ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe NLĐ, PCBNN; góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện cho các CSSX phát triển bền vững.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Việc nâng cao hiệu quả phòng ngừa tai nạn lao động (TNLĐ), bện nghề nghiệp (BNN) có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. |
Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả như thế nào? Bạn Nguyễn Chí Tâm (Hà Nội) hỏi: Khi bị tai nạn lao động (TNLĐ), NLĐ được Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp (BNN) chi ... |
3 phương pháp tăng cường an toàn cho người lao động ở doanh nghiệp Thụy Điển Nội dung dưới đây là chia sẻ của Luke Goodwin, Giám đốc tiếp thị của FlexQube (công ty chuyên sản xuất xe đẩy tự động ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 30/10/2024 08:06
Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí
Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 đã cho thấy sự quan tâm của chuyên môn và công đoàn các cấp trong ngành về ATVSLĐ.
An toàn, vệ sinh lao động - 29/10/2024 18:31
Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi - hình thức tuyên truyền thiết thực của Công đoàn
Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 không chỉ là sân chơi dành cho người làm công tác ATVSLĐ trong ngành mà còn là hình thức tuyên truyền thiết thực, hiệu quả, hấp dẫn cho người sử dụng lao động và người lao động.
An toàn, vệ sinh lao động - 29/10/2024 10:44
"Cuộc thi trực tuyến giúp tôi nhận ra nơi làm việc là ngôi nhà thứ hai"
Anh Nguyễn Minh Phương - CĐCS Công ty TNHH Phân tích thời gian thực (RTA) chia sẻ cảm nhận về cuộc thi trực tuyến "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ".
Người lao động - 17/10/2024 14:00
Đánh giá cao cuộc thi tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động
Ban chỉ đạo Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương đánh giá cao cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” năm 2024 do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức.
Người lao động - 16/10/2024 18:42
Siết chặt quản lý quan trắc môi trường tại cơ sở lao động
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động. Theo đó, đề xuất quy định quản lý hoạt động quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động.
Người lao động - 10/10/2024 13:43
Công nhân Công ty CP Phân lân Ninh Bình tử vong khi sửa máy: Cần nâng cao ý thức an toàn lao động
Mới đây, công nhân Đào Sỹ T. của Công ty CP Phân lân Ninh Bình đã gặp tai nạn nghiêm trọng khi sửa chữa máy nghiền xích. Dù được đưa đi cấp cứu ngay sau đó, anh T. không qua khỏi.