Thứ ba 21/05/2024 23:23

Quy định về an toàn làm việc trên cao tại Việt Nam

An toàn, vệ sinh lao động - ThS. Trần Xuân Hiển, Cục An toàn lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Làm việc trên cao là công việc phổ biến đặc trưng trong lĩnh vực thi công xây dựng, cùng với các lĩnh vực sửa chữa - lắp đặt trong các ngành công nghiệp khác. Trong những năm gần đây, tai nạn lao động (TNLĐ) do ngã từ trên cao là một trong những tai nạn chiếm tỷ lệ cao nhất trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam cũng như trên thế giới.
Quy định về an toàn làm việc trên cao tại Việt Nam

Các công việc liên quan đến lắp đặt, tháo dỡ cốp-pha, ván khuôn ở trên cao, trên mái, gần nơi có lỗ hổng, không gian mở… được quy định là công việc làm việc trên cao. Ảnh minh họa.

Bảng 1. Các yếu tố chấn thương chủ yếu làm chết người nhiều nhất trong lao động tại Việt Nam. Nguồn: Bộ LĐ-TB&XH

Năm 2019

Ngã cao chiếm 18,92% tổng số vụ

Ngã cao chiếm 17,8% tổng số người chết

Năm 2020

Ngã cao chiếm 26,61% tổng số vụ

Ngã cao chiếm 25,22% tổng số người chết

Quy định của các Bộ, ngành làm việc trên cao tại Việt Nam

Hiện nay Việt Nam chưa có Quy chuẩn, Tiêu chuẩn quy định cụ thể về an toàn làm việc trên cao trong các lĩnh vực công nghiệp khác nhau, do vậy quy định về khái niệm này chưa được thống nhất cụ thể như các quốc gia phát triển khác trên thế giới. (Ví dụ: Ở Hoa Kỳ, Bộ Lao động nước này quy định bắt buộc phải có biện pháp an toàn, bảo vệ chống rơi ngã khi NLĐ làm việc ở độ cao 4 feet tại nơi làm việc trong các ngành công nghiệp nói chung; 5 feet trong xưởng đóng tàu; 6 feet trong ngành xây dựng và 8 feet trong các công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm khác). Song, các quy định về làm việc trên cao đã được quy định ở một số các văn bản thuộc các Bộ, ngành quản lý những công việc có nguy cơ mất an toàn cao. Cụ thể:

1. Quy định của Bộ Xây dựng

Tại Khoản 1.14, Mục 1, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5308: 1991 về Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng, quy định: “Khi làm việc từ độ cao 2m trở lên hoặc chưa đến độ cao đó nhưng dưới chỗ làm việc có các vật chướng ngại nguy hiểm thì phải trang bị dây an toàn cho công nhân hoặc lưới bảo vệ nếu không làm được sàn thao tác có lan can an toàn”.

Khoản 2.1.5 Mục 2 của Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia an toàn trong xây dựng QCVN 18:2014/BXD (ban hành kèm theo Thông tư số 14/2014/TT-BXD ngày 05/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng) quy định: “Khi làm việc trên cao (từ 2m trở lên) hoặc chưa đến độ cao đó nhưng dưới chỗ làm việc có các vật chướng ngại nguy hiểm, thì phải trang bị dây an toàn cho NLĐ hoặc lưới bảo vệ. Nếu không làm được sàn thao tác có lan can an toàn, không cho phép NLĐ làm việc khi chưa đeo dây an toàn”.

Khoản 2.19.1.2, Mục 2.19 Quy chuẩn trên (về làm việc trên cao và mái) quy định: “Khi làm việc tại những khu vực cao bao gồm cả mái nhà có cao độ hơn 2m, cần phải có biện pháp bảo vệ xung quanh các cạnh mở bằng lan can theo quy định. Tại những nơi không thể sử dụng lan can an toàn, phải có các biện pháp bảo vệ an toàn khác”.

Quy định về an toàn làm việc trên cao tại Việt Nam
Theo quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia an toàn trong xây dựng, khi làm việc trên cao phải trang bị dây an toàn cho người lao động hoặc lưới bảo vệ… Ảnh minh họa.

Khoản 2.19.2.2, Mục 2.19 của Quy chuẩn trên (về làm việc trên cao và mái) quy định: “Khi làm việc trên mái có độ dốc lớn hơn 25°, NLĐ phải đeo dây an toàn và móc vào vị trí cố định”.

Khoản 2.19.2.3, Mục 2.19 vẫn của Quy chuẩn trên (về làm việc trên cao và mái) quy định: “NLĐ làm việc trên mái có độ dốc lớn hơn 25° phải có thang gấp đặt qua bờ nóc để đi lại an toàn. Thang phải được cố định chắc chắn vào công trình, chiều rộng của thang không được nhỏ hơn 30cm, các thanh ngang đặt cách đều nhau một khoảng 40cm”.

2. Quy định của Bộ Công thương

Tại Khoản 3.14, Mục 3 (Giải thích từ ngữ) của Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về an toàn điện - QCVN 01: 2020/BCT (ban hành kèm theo Thông tư số 39/2020/TT-BCT ngày 30/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Công thương quy định: “Làm việc trên cao là làm việc ở độ cao từ 2m trở lên, được tính từ mặt đất (mặt bằng) đến điểm tiếp xúc thấp nhất của người thực hiện công việc”.

3. Quy định của Bộ LĐ-TB&XH

Thông tư số 06/2020/TT-BLĐTBXH ngày 20/8/2020 của Bộ LĐ-TB&XH về việc ban hành Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ nêu rõ: “Mục 7: Làm việc trên cao cách mặt bằng làm việc từ 2m trở lên, trên sàn công tác di động, nơi cheo leo nguy hiểm”.

Từ các quy định cụ thể của các Bộ, ngành nêu trên về làm việc trên cao thì công việc làm việc trên cao (đặc biệt là trong lĩnh vực thi công xây dựng) bao gồm các công việc sau: Tất cả các công việc ở độ cao từ 2m trở lên hoặc dưới 2m nhưng vẫn tồn tại các yếu tố nguy hiểm có hại có thể gây tai nạn cho người làm việc (như vật sắc nhọn, thuỷ tinh, nước, axit…).

Làm việc trên thang, trên các loại dàn giáo, nôi treo di động. Làm việc trên mái có độ cao từ 2m trở lên và các loại mái có độ dốc lớn hơn 25°. Làm công việc sửa chữa trên các loại máy - thiết bị xây dựng (mà có độ cao hơn 2m) như: Máy xúc, cần trục, cầu trục, vận thăng…

Làm việc gần nơi có lỗ hổng, không gian mở như: Gần hố thang máy, thi công gần vị trí ban công, lan can, cầu thang lên xuống… Các công việc liên quan đến lắp đặt, tháo dỡ cốp-pha, ván khuôn ở trên cao, trên mái, gần nơi có lỗ hổng, không gian mở. Các công việc liên quan đến đổ bê tông, công tác hoàn thiện gần các lỗ hổng, ban công, lan can, cầu thang… Làm việc trên cao gần các nguồn điện hoặc dây dẫn điện cao thế…

Quy định về an toàn làm việc trên cao tại Việt Nam

Công ty Cổ phần Xây dựng GM (TP. Hải Phòng) tổ chức tâp huấn an toàn lao động trên cao cho công nhân Nhà máy sản suất khí công nghiệp Vinasanfu - Khu công nghiệp Đình Vũ, quận Hải An.

Các biện pháp an toàn khi làm việc trên cao

Hiện nay, trên thế giới thường sử dụng hai loại biện pháp an toàn chính để phòng chống các tai nạn ngã cao, đó là hệ thống an toàn thụ động và hệ thống an toàn chủ động.

Hệ thống an toàn thụ động

Là hệ thống không cần sự tham gia của NLĐ, nghĩa là hệ thống giúp cho NLĐ tránh rủi ro ngã cao dù không thực hiện các quy định cần thiết để phòng chống ngã cao; như lắp đặt hệ thống lưới chống rơi…

Hệ thống an toàn chủ động

Là hệ thống phòng chống ngã cao mà NLĐ có thể sử dụng một cách chủ động để phòng tránh rơi ngã, như việc đeo dây đai an toàn, lắp đặt lan can, hành lang an toàn, vạch cảnh báo, các hệ thống giám sát an toàn...

Quy định về an toàn làm việc trên cao tại Việt Nam
Bộ phận cấu tạo thiết bị chống rơi ngã (dụng cụ bảo hộ cá nhân) dành cho người lao động trên cao.

Từ các quy định nêu trên, người sử dụng lao động khi bố trí cho NLĐ thực hiện các công việc ở trên độ cao 2m trở lên (hoặc dưới 2m nhưng vẫn tồn tại các yếu tố nguy hiểm có hại có thể gây tai nạn cho người làm việc), bắt buộc phải thiết lập các biện pháp an toàn cho NLĐ trong suốt quá trình thực hiện công việc.

Cùng với đó, NLĐ cũng phải bắt buộc tuân thủ các biện pháp an toàn mà người sử dụng lao động đã thiết lập và trang bị để phục vụ cho công việc theo đúng quy định nhằm đảm bảo an toàn.

Công nghệ số giúp người lao động làm việc an toàn hơn Công nghệ số giúp người lao động làm việc an toàn hơn

Nhờ áp dụng công nghệ số vào quy trình thao tác, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã góp phần giảm thiểu nguy ...

Chuẩn bị các phương án để người lao động được làm việc an toàn khi trở lại sản xuất Chuẩn bị các phương án để người lao động được làm việc an toàn khi trở lại sản xuất

Nhiều doanh nghiệp tại TP HCM đang chuẩn bị cho những phương án sản xuất mới. Bên cạnh đó, thành phố cũng cần thời gian ...

Nhân viên phụ trách an toàn làm gì tại nơi làm việc? Nhân viên phụ trách an toàn làm gì tại nơi làm việc?

Hầu hết các tổ chức đều phải có một bộ phận EHS (hoạt động vì sức khỏe và an toàn của NLĐ và của cộng ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Ngộ độc thực phẩm: Ngăn chặn hay cứ dọn dẹp?

An toàn, vệ sinh lao động -

Ngộ độc thực phẩm: Ngăn chặn hay cứ dọn dẹp?

Trưa ngày 14/5, lại có thêm một vụ ngộ độc thực phẩm ở Vĩnh Phúc…

Vụ sạt lở có lao động chưa thành niên tử vong ở Hà Tĩnh: Từ góc nhìn pháp lý

An toàn, vệ sinh lao động -

Vụ sạt lở có lao động chưa thành niên tử vong ở Hà Tĩnh: Từ góc nhìn pháp lý

Như chúng tôi đã đưa tin, vụ sạt lở vào lúc 14 giờ 30 ngày 6/5, trên dãy Hoành Sơn (phường Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã làm 3 người chết, 4 người bị thương. Cháu Nguyễn Ngọc H., sinh năm 2007, tức mới 17 tuổi, công nhân thi công tại trụ móng số 28, đường dây 500kV tại Hà Tĩnh tử vong. Để rõ hơn về khía cạnh pháp lý đối với vụ tai nạn này, Tạp chí Lao động và Công đoàn có bài phỏng vấn Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội.

Vụ sạt lở có lao động chưa thành niên tử vong ở Hà Tĩnh: Trách nhiệm thuộc về ai?

An toàn, vệ sinh lao động -

Vụ sạt lở có lao động chưa thành niên tử vong ở Hà Tĩnh: Trách nhiệm thuộc về ai?

Như Tạp chí Lao động và Công đoàn đã đưa tin, vụ sạt lở đã khiến cháu Nguyễn Ngọc H., sinh năm 2007, tức mới 17 tuổi, công nhân tại trụ móng số 28, đường dây 500kV tại Hà Tĩnh tử vong. Câu hỏi đặt ra là trách nhiệm thuộc về ai trong vụ tai nạn này?

Ngộ độc trong bếp ăn công nhân: Nỗi lo vẫn treo lơ lửng!

An toàn, vệ sinh lao động -

Ngộ độc trong bếp ăn công nhân: Nỗi lo vẫn treo lơ lửng!

Các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại các bếp ăn tập thể có nguyên nhân được xác định là do việc kiểm soát nguyên liệu đầu vào chưa tốt, người trực tiếp chế biến thực phẩm chưa nắm rõ các quy định về an toàn thực phẩm…

Bắt tay phối hợp quản lý về an toàn trong ngành Xây dựng

An toàn, vệ sinh lao động -

Bắt tay phối hợp quản lý về an toàn trong ngành Xây dựng

Lĩnh vực xây dựng có tỷ lệ tai nạn lao động chết người cao nhất với 18,27% tổng số vụ tai nạn chết người, theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2023.

Đề nghị bổ sung nghề nấu ăn tại trường mầm non là nghề nặng nhọc

An toàn, vệ sinh lao động -

Đề nghị bổ sung nghề nấu ăn tại trường mầm non là nghề nặng nhọc

Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa có văn bản đề nghị bổ sung công việc "nấu ăn cho các trường mầm non công lập có từ 100 suất ăn trở lên" thuộc Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Người lao động có được từ chối làm thêm giờ? Tôi công nhân

Người lao động có được từ chối làm thêm giờ?

Theo quy định của pháp luật lao động, người lao động có quyền từ chối làm thêm giờ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, người lao động không có quyền này.

Chế độ dưỡng sức sau sinh, mọi lao động nữ nên biết Tôi công nhân

Chế độ dưỡng sức sau sinh, mọi lao động nữ nên biết

Nếu đủ điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, lao động nữ sinh con được hưởng chế độ thai sản. Trường hợp lao động nữ đi làm việc trở lại khi chưa hết thời gian nghỉ thai sản sẽ không được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh.

Talk Công đoàn: Người lao động hạnh phúc để làm tốt, làm lâu Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Người lao động hạnh phúc để làm tốt, làm lâu

Đồng chí Lại Hoàng Dũng, Chủ tịch Công đoàn Công ty Samsung Điện tử Việt Nam chia sẻ về chăm sóc sức khỏe tinh thần cho đoàn viên và người lao động.

Diễn đàn "Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024" Infographic

Diễn đàn "Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024"

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đang chuẩn bị tổ chức Diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024”, dự kiến tổ chức ngày 26/05/2024.
Bản tin công nhân: Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống? Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống?

Bản tin công nhân ngày 6/5 gồm những nội dung: Nhiều người lao động muốn nghỉ việc để “chạy luật” bảo hiểm xã hội; Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống? Đại diện công nhân TP HCM: "Nhà ở xã hội chỉ thấy trên tivi";35 bệnh nghề nghiệp được đề xuất hưởng BHXH...

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động Video

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động

Cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động" được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn).

Đọc thêm

Vụ sạt lở ở Hà Tĩnh: Có thể truy cứu trách nhiệm nếu không đảm bảo an toàn lao động

An toàn, vệ sinh lao động -

Vụ sạt lở ở Hà Tĩnh: Có thể truy cứu trách nhiệm nếu không đảm bảo an toàn lao động

Khi đang thi công đường điện 500kV ở Hà Tĩnh, sạt lở bất ngờ xảy ra khiến 3 công nhân tử vong, nhiều người khác bị thương. Vụ việc đặt ra câu hỏi về an toàn trong các công trình thi công đường điện, đặc biệt khi mưa lũ.

Chia sẻ mất mát với gia đình các nạn nhân trong vụ nổ ở Đồng Nai

Người lao động -

Chia sẻ mất mát với gia đình các nạn nhân trong vụ nổ ở Đồng Nai

Trong ngày 1/5, UBND tỉnh Đồng Nai đã có báo báo gửi Thủ tướng Chính phủ và Thường trực Tỉnh ủy Đồng Nai về vụ tai nạn lao động. Đồng chí Võ Tấn Đức – Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã trực tiếp có mặt tại hiện trường từ rất sớm để chỉ đạo xử lý vụ việc…

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Lỗi kỹ thuật của lò hơi gây nổ

Người lao động -

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Lỗi kỹ thuật của lò hơi gây nổ

Theo Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai, vụ nổ lò hơi làm 6 công nhân tử vong tại chỗ và 7 công nhân bị thương có nguyên nhân ban đầu là do lỗi kỹ thuật.

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Sức khoẻ các công nhân được cấp cứu ra sao?

An toàn, vệ sinh lao động -

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Sức khoẻ các công nhân được cấp cứu ra sao?

Có ít nhất 2/5 công nhân bị thương trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai đã được bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất chẩn đoán và chỉ định phẫu thuật sau khi hội chẩn do vết thương phức tạp.

6 người tử vong trong vụ tai nạn lao động nghiêm trọng ở Đồng Nai

An toàn, vệ sinh lao động -

6 người tử vong trong vụ tai nạn lao động nghiêm trọng ở Đồng Nai

Bước đầu cơ quan chức năng xác định có 6 người chết và 7 người bị thương trong vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy tại một công ty sản xuất gỗ ở Đồng Nai.

Vụ tai nạn lao động ở Yên Bái: Đừng để người lao động “tàn” đến “phế”

Người lao động -

Vụ tai nạn lao động ở Yên Bái: Đừng để người lao động “tàn” đến “phế”

Theo TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ, đối với các trường hợp thương vong trong vụ tai nạn ở Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, cần có chính sách ổn định tâm lý, sinh kế và hỗ trợ để người lao động (NLĐ) không trở thành tàn phế.

Cần làm rõ “lỗ hổng” về quy trình an toàn trong vụ 7 công nhân tử vong tại Yên Bái

Người lao động -

Cần làm rõ “lỗ hổng” về quy trình an toàn trong vụ 7 công nhân tử vong tại Yên Bái

TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ cho rằng các đoàn điều tra cần điều tra làm rõ Công ty CP Xi măng và Khoáng sản có thực hiện đúng các quy trình an toàn hay không?

Vụ 7 công nhân tử vong ở Yên Bái: Dấu hỏi về huấn luyện và an toàn vận hành

An toàn, vệ sinh lao động -

Vụ 7 công nhân tử vong ở Yên Bái: Dấu hỏi về huấn luyện và an toàn vận hành

Từ chi tiết một công nhân bị thương lết vào trung tâm điều khiển và loay hoay mất 30 phút mới tắt được nguồn điện của máy nghiền đã khiến các chuyên gia đặt câu hỏi về công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và vận hành an toàn máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

Vụ sập mái kính khiến 4 công nhân thương vong: Thiếu dây đeo an toàn

An toàn, vệ sinh lao động -

Vụ sập mái kính khiến 4 công nhân thương vong: Thiếu dây đeo an toàn

Liên quan đến vụ tai nạn lao động khiến 4 người thương vong tại một công trình thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; chuyên gia về an toàn, vệ sinh lao động cho biết mấu chốt nằm ở việc có đeo dây an toàn hay không.

Tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo khẩn sau vụ tai nạn lao động khiến 1 người tử vong

Người lao động -

Tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo khẩn sau vụ tai nạn lao động khiến 1 người tử vong

Liên quan đến vụ nổ khiến 1 người tử vong, 2 người bị thương xảy ra tại Cụm công nghiệp Phú Lâm, huyện Tiên Du, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã có chỉ đạo khẩn yêu cầu các sở, ban, ngành vào cuộc và báo cáo.