Những lao động vất vả mưu sinh ở lò than

Đời sống - TRẦN LƯU

Người ta hay ví von rằng: “Những người phụ nữ làm than ở Xuân Hòa nổi lửa, mang sự ấm áp đến mọi nhà nhưng bản thân mình luôn lem luốc”.

Dọc theo các con đường bên sông Cái Cui và sông Kinh, thuộc xã Xuân Hòa, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, những mái nhà nằm san sát nhau, lẫn trong màu khói đen sì của các lò than đang hoạt động.

Mồ hôi nhễ nhại bên chiếc lò đang rực lửa, bà Nguyễn Thị Nhẫn (56 tuổi), cho biết, gia đình đình bà không đất đai canh tác nên đã tìm đến đây xin vào làm ở một lò than đã được 4 năm. Công việc của bà là chụm lửa, bốc dỡ than, còn chồng và con trai khuân vác, vận chuyển than xuống ghe hoặc chất lên xe tải.

Những lao động vất vả mưu sinh ở lò than

Lao động nữ làm việc vất vả bên lò than rực lửa ở xã Xuân Hòa. Ảnh: P.V

Công việc vất vả, mỗi ngày bà Nhẫn kiếm được 200.000 đến 250.000 đồng.

"Trong các công đoạn, tôi sợ nhất là lúc dỡ lò, đem than ra vì ngộp, bụi bặm và nóng dữ lắm. Hồi mới đầu làm không quen, mấy lần suýt bị ngất, mọi người phải đỡ tôi ra ngoài lò cho thoáng khí. Về sau làm quen thì không còn ngạt thở nữa", bà Nhẫn kể.

Cách đây khoảng nửa thế kỷ, làng nghề hầm than ở xã Xuân Hòa (huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) hình thành, tạo công ăn việc làm, thu nhập cho hàng ngàn lao động.

Những lao động vất vả mưu sinh ở lò than

Người lao động lem luốc vì bụi than. Ảnh: P.V.

Bà Võ Thị Út (60 tuổi) chia sẻ: “Nghề hầm than là nghề truyền thống của cả xóm này. Từ xưa tới nay, cứ nhà ai có đất thì xây lò, ai không có đất thì đi làm mướn cho các chủ lò mà sinh sống. Những ai từng làm việc ở đây mới thấy được cái nghề này cơ cực đến nhường nào. Để hoàn thành một mẻ than phải trải qua rất nhiều công đoạn trong gần hai tháng trời. Cực nhất là công đoạn “chụm” than (cho củi vào lò đốt). Cả đêm cứ phải canh 1 tiếng rưỡi dậy chụm một lần nên không bao giờ được ngủ ngon giấc. Biết là vất vả, nhưng phải ráng làm, chúng tôi chỉ mong sao có thêm thu nhập lo cho cuộc sống để con chúng tôi sau này được khá hơn”.

Nghề hầm than tạo việc làm cho hàng ngàn lao động phổ thông ở địa phương. Mức thu nhập từ nghề này tương đối cao, bình quân một năm mỗi lò hầm than sau khi trừ hết chi phí còn lãi hàng trăm triệu đồng. Vào chính vụ, thu nhập của người làm công cho chủ lò cũng từ 300.000 đồng - 400.000 đồng/ngày.

Những lao động vất vả mưu sinh ở lò than

Không khí hoạt động tại các lò than xã Xuân Hòa. Ảnh: P.V.

Hiện làng than xã Xuân Hòa có đến cả nghìn lao động gắn bó với nghề hầm than, trong đó có khoảng 50% là lao động nữ tham gia vào các công đoạn như lên củi từ ghe, vô lò đốt rồi ra than. Đây là những công việc vất vả, thường xuyên tiếp xúc với khói bụi.

Ghi nhận tại tỉnh Hậu Giang, toàn tỉnh hiện có khoảng 900 lò hầm than củi với hơn 410 hộ dân làm nghề. Trong đó, xã Phú Tân, huyện Châu Thành có 532 lò với 299 hộ dân làm nghề, số còn lại tập trung ở hai xã Đại Thành và Tân Thành của thành phố Ngã Bảy. Không ai nhớ rõ nghề hầm than củi này có tự bao giờ, chỉ biết họ làm nghề này đã 30-40 năm từ những lò than cũ mà ông cha để lại.

Bà Phan Huệ Sen ở xã Phú Tân, huyện Châu Thành, cho hay: “Làm cái nghề này vất vả lắm, phải thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, nhiệt độ cao. Việc vận chuyển than cũng nặng nhọc, một xe than khoảng 40 - 50kg, với sức phụ nữ thì các chị phải gồng mình để hoàn thành công việc. Hơn nữa, giá cả nhiều khi rất bấp bênh, lời lãi không là bao, nhưng cũng đủ để anh, chị, em công nhân nuôi sống gia đình, lo cho con cái học hành”.

Để khắc phục ảnh hưởng môi trường cũng như bảo vệ sức khỏe của nhân công tại các lò hầm than, thời gian qua, tỉnh Sóc Trăng và Hậu Giang đã triển khai nhiều giải pháp.

Mới đây, tỉnh Hậu Giang đã xây dựng chính sách hỗ trợ các chủ lò than chuyển đổi nghề, cũng như lắp đặt các thiết bị xử lý khói, bụi, hỗ trợ đào tạo nghề, giới thiệu, giải quyết việc làm cho người lao động ở các lò than.

Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh cũng vừa thông qua đề án về bảo vệ môi trường. Quan điểm của tỉnh là chỉ cấp phép hoạt động cho những cơ sở hầm than củi có thiết bị xử lý khói bụi, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường. Tỉnh sẽ có chính sách hỗ trợ các chủ lò than 50% kinh phí để chuyển đổi nghề cũng như lắp đặt các thiết bị xử lý khói, bụi; đồng thời, có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, giới thiệu, giải quyết việc làm cho người lao động làm thuê ở các lò than...

Nâng cao chất lượng hoạt động công tác nữ công trong tình hình mới Nâng cao chất lượng hoạt động công tác nữ công trong tình hình mới

Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng vừa tổ chức cuộc hội thảo nhằm tìm ra các giải pháp, mô hình hoạt động nữ công ...

5 nhiệm vụ trọng tâm của Công đoàn Việt Nam tháng 3/2024 5 nhiệm vụ trọng tâm của Công đoàn Việt Nam tháng 3/2024

Công đoàn Việt Nam đã đề ra 5 nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 3/2024.

Tạo việc làm cho lao động hồi hương Tạo việc làm cho lao động hồi hương

Khi những hạn chế về hạ tầng, thu hút đầu tư... dần được khắc phục đã giúp người lao động an tâm làm việc trên ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Virus HMPV: Cảnh giác không hoảng loạn, hướng dẫn phòng ngừa cho người lao động

Người lao động -

Virus HMPV: Cảnh giác không hoảng loạn, hướng dẫn phòng ngừa cho người lao động

Trong bối cảnh các bệnh đường hô hấp diễn biến phức tạp, virus HMPV (Human Metapneumovirus) nổi lên như một mối quan tâm đáng chú ý. Không chỉ gây ảnh hưởng đến trẻ em và người lớn tuổi, HMPV còn đặt ra thách thức không nhỏ đối với người lao động, đặc biệt trong môi trường làm việc đông người.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng trao quà Tết cho công nhân Quảng Trị

Đời sống -

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng trao quà Tết cho công nhân Quảng Trị

Đồng chí Nguyễn Văn Hùng - Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH, TT&DL) đã trao tận tay 100 suất quà Tết cho 100 cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Năm 2025: Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết?

Người lao động -

Năm 2025: Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết?

Năm 2025, người lao động ở Việt Nam sẽ được hưởng tổng cộng 22 ngày nghỉ lễ Tết, trong đó có 11 ngày nghỉ hưởng nguyên lương và 11 ngày nghỉ liền kề.

Bẫy ngọt ngào - Khói mờ ảo, hiểm họa thật

Đời sống -

Bẫy ngọt ngào - Khói mờ ảo, hiểm họa thật

Tác phẩm đạt giải Ba cuộc thi "Sáng tạo các sản phẩm truyền thông về phòng, chống ma tuý" của tác giả Trần Thị Thu Ánh - giáo viên Trường THPT Vị Thuỷ (tỉnh Hậu Giang).

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 đối với công chức, người lao động như thế nào?

Người lao động -

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 đối với công chức, người lao động như thế nào?

Chỉ còn hơn 20 ngày nữa, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sẽ chính thức bước vào kỳ nghỉ dài nhất trong năm - Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

'Đóa hoa' thầm lặng tô điểm cho Festival Hoa Đà Lạt

Người lao động -

'Đóa hoa' thầm lặng tô điểm cho Festival Hoa Đà Lạt

Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X – 2024 vừa khép lại với thành công ấn tượng, ghi dấu ấn sâu sắc trong lòng du khách trong và ngoài nước. Thành công ấy có sự đóng góp lớn từ những người lao động âm thầm, những “đóa hoa” tỏa hương, làm nên vẻ đẹp và sức sống của festival.

Giải đáp 08 vướng mắc tại "Chợ Tết Công đoàn 2025" trực tuyến Video

Giải đáp 08 vướng mắc tại "Chợ Tết Công đoàn 2025" trực tuyến

Không sợ Thái Lan và lời nguyền 3 thập kỷ Cà phê tối

Không sợ Thái Lan và lời nguyền 3 thập kỷ

Chiến thắng nức lòng của đội tuyển Việt Nam trước Thái Lan ở trận chung kết lượt đi tại Việt Trì (Phú Thọ) đã giúp đội nhà có lợi thế nhất định trong trận lượt về. Hơn thế, nó cũng giải “lời nguyền” đeo đẳng đội tuyển tới gần ba chục năm của đội nhà trước Thái Lan.

Talk Công đoàn: Hoạt động nữ công phải hợp với xu thế và nhu cầu của nữ đoàn viên Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Hoạt động nữ công phải hợp với xu thế và nhu cầu của nữ đoàn viên

Đồng chí Đỗ Hồng Vân, Trưởng ban Nữ công, Tổng LĐLĐ Việt Nam chia sẻ những hoạt động nữ công hiệu quả trong thời gian qua nhằm chăm lo ngày càng tốt hơn cho đoàn viên và lao động nữ.

8 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) Infographic

8 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi)

Trong chương trình kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV, Quốc hội chính thức thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) gồm 6 chương với 37 điều, tăng 4 điều so với luật hiện hành.
Muôn nẻo yêu thương số 10: Nữ điều dưỡng kém may mắn và tổ ấm mang dấu ấn Công đoàn Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 10: Nữ điều dưỡng kém may mắn và tổ ấm mang dấu ấn Công đoàn

Nữ điều dưỡng kém may mắn Phùng Thị Kim Thúy thuộc Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng Người tâm thần số 1 Hà Nội đã được công đoàn các cấp chung tay giúp chị có được mái nhà kiên cố che nắng, che mưa mang tên “Mái ấm Công đoàn”. Tổ ấm mới giúp chị “an cư lạc nghiệp”, yên tâm công tác và nuôi dạy con gái, vượt lên mọi vất vả khó khăn trong cuộc sống, vững tin hướng tới tương lai ngày càng tươi sáng hơn…

Tạp chí Lao động và Công đoàn đoạt Giải B giải Diên Hồng Video

Tạp chí Lao động và Công đoàn đoạt Giải B giải Diên Hồng

Tuyến bài chuyên đề “Xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) - Trách nhiệm với đất nước và người lao động” của Tạp chí Lao động và Công đoàn vừa đoạt giải B giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (giải Diên Hồng) lần thứ 3.

Đọc thêm

Huế lên TP Trung ương: Bước ngoặt lịch sử, người lao động kỳ vọng điều gì?

Người lao động -

Huế lên TP Trung ương: Bước ngoặt lịch sử, người lao động kỳ vọng điều gì?

Hôm nay 1/1/2025, tỉnh Thừa Thiên Huế chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết số 175/2024/QH15 của Quốc hội. Với tên gọi mới - Thành phố Huế, là thành phố thứ 6 trong cả nước trực thuộc Trung ương.

Bí mật đằng sau tiến độ 'thần tốc' các dự án miền Tây

Đời sống -

Bí mật đằng sau tiến độ 'thần tốc' các dự án miền Tây

Vào dịp Tết Dương lịch, khi mọi người tận hưởng kỳ nghỉ bên gia đình và bạn bè, không khí lao động trên các công trường giao thông trọng điểm ở miền Tây Nam Bộ vẫn diễn ra sôi động và khẩn trương.

Vay 1,5 tỷ cứu con, gia đình giáo viên trẻ kiệt quệ

Đời sống -

Vay 1,5 tỷ cứu con, gia đình giáo viên trẻ kiệt quệ

1,5 tỷ đồng là con số khổng lồ đối với một gia đình giáo viên nghèo ở Thái Bình. Để cứu con trai 2 tuổi - bé Nguyễn Đức Nguyên, khỏi căn bệnh HLH (hội chứng thực bào tế bào máu) hiểm nghèo, gia đình chị Đặng Thị Hoài (Giáo viên trường TH&THCS An Dục - Quỳnh Phụ - Thái Bình) đã phải vay mượn khắp nơi, cầm cố cả sổ đỏ của bố mẹ. Gia đình chị đang đứng trước bờ vực của sự kiệt quệ, rất cần sự giúp đỡ của những tấm lòng nhân ái.

"Chuyện đời tôi" - Nơi những câu chuyện đời thường tỏa sáng

Người lao động -

"Chuyện đời tôi" - Nơi những câu chuyện đời thường tỏa sáng

Lễ trao giải cuộc thi trực tuyến "Chuyện đời tôi" tại Hà Nội, khép lại một hành trình đầy ý nghĩa và cảm xúc.

Làng Nủ tình người và hành trình hồi sinh

Đời sống -

Làng Nủ tình người và hành trình hồi sinh

Quay về Làng Nủ ngày cuối năm 2024, chúng tôi gặp những người dân đang dần đứng dậy sau mất mát và đau thương. Những đổi thay về vật chất đã hiện hữu, từng trang đầu tiên của cuộc sống mới đang được viết nên bằng sự nỗ lực, vượt khó và cả khát vọng về một tương lai ổn định, bền vững hơn.

Những ngày cuối năm trên công trường cao tốc Cần Thơ – Cà Mau

Đời sống -

Những ngày cuối năm trên công trường cao tốc Cần Thơ – Cà Mau

"Khi thảm những mét nhựa đường đầu tiên, ai nấy đều cảm thấy nhẹ nhõm vì công trình đã đạt một cột mốc quan trọng. Dù Tết này không về thăm nhà, chúng tôi động viên nhau: Xuân sau sẽ là ngày cao tốc Bắc - Nam nối liền một dải".

"Xây Tết 2025": 2.600 phần quà Tết cho công nhân Ecopark

Người lao động -

"Xây Tết 2025": 2.600 phần quà Tết cho công nhân Ecopark

2.600 phần quà Tết được trao cho công nhân tại công trường Ecopark (huyện Văn Giang, Hưng Yên) trong chương trình "Xây Tết" 2025.

Người lao động có cuộc sống ổn định nhờ làng hoa Sa Đéc

Người lao động -

Người lao động có cuộc sống ổn định nhờ làng hoa Sa Đéc

Theo từng giai đoạn lịch sử, làng hoa Sa Đéc có những bước thăng trầm, nhưng luôn tạo công ăn việc làm cho người lao động có cuộc sống ổn định tại quê nhà, giải quyết bài toán khó cho nhiều địa phương “ly nông bất ly hương”…

Doanh nghiệp thưởng “khủng” để giữ chân người lao động

Đời sống -

Doanh nghiệp thưởng “khủng” để giữ chân người lao động

Tình hình thưởng Tết liên tục được cập nhật với những tín hiệu vui dành cho người lao động. Ghi nhận của PV tại địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Chủ nhà trọ - cầu nối quan trọng giúp nâng cao nhận thức về sức khỏe cho công nhân

Đời sống -

Chủ nhà trọ - cầu nối quan trọng giúp nâng cao nhận thức về sức khỏe cho công nhân

Những năm gần đây, các khu công nghiệp ngày càng thu hút đông đảo lao động từ khắp mọi miền đất nước. Tuy nhiên, đi kèm với đó là những vấn đề nhức nhối về điều kiện sống và kiến thức sức khỏe của người lao động.