Những bất cập khi lao động nữ tăng ca thường xuyên

Sức khỏe - MINH ANH

Tăng ca thường xuyên khiến hầu hết lao động nữ không có nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động, gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống cũng như công việc của họ.

Muôn vàn hệ lụy khi lao động nữ tăng ca thường xuyên

Chị Nguyễn Thị Hoa – công nhân vệ sinh môi trường tại quận Long Biên, Hà Nội cho biết đã gắn bó với công việc này được gần 20 năm. Công việc đặc thù nên việc tăng giờ làm thường xuyên xảy ra.

Công việc chính của chị là dọn dẹp vệ sinh, thu gom rác thải theo giờ quy định. Thông thường, giờ thu gom rác thải sẽ từ 5h đến 7h hoặc từ 17h đến 20h. Tuy nhiên, thời gian làm việc của chị có thể kéo dài do lượng rác tăng bất thường, hoặc phải tăng cường làm việc cho tuyến khác

Gần 12 giờ đêm nhưng người phụ nữ ấy vẫn đang miệt mài với công việc phân loại và thu gom rác sinh hoạt. Ảnh: M.A

Gần 12 giờ đêm nhưng chị Hoa vẫn miệt mài với công việc phân loại và thu gom rác. Ảnh: M.A

Chị Hoa cho biết phải làm việc liên tục và hiếm có ngày nghỉ, nhất là các ngày cuối tuần, dịp lễ, Tết. Áp lực công việc, tăng ca thường xuyên khiến căn bệnh đau lưng của chị ngày càng nghiêm trọng hơn. Môi trường làm việc ô nhiễm cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp.

Công việc sáng sớm của chị thường bắt đầu từ 5 giờ sáng. Ảnh: M.A
Ca làm việc buổi sáng của chị Hoa thường bắt đầu từ lúc 5 giờ sáng. Ảnh: M.A

“Biết là ảnh hưởng nhiều về sức khỏe nhưng bản thân không có nhiều sự lựa chọn”, chị Hoa chia sẻ. May mắn hơn nhiều lao động khác, vợ chồng chị có căn nhà nhỏ trong thôn nên gánh nặng được giảm đi một phần. Hai người con đã lớn cũng đi làm thêm để phụ giúp cho bố mẹ. Dù vậy, kinh tế gia đình vẫn chỉ ở mức đủ ăn.

Mỗi khi trái gió trở trời, bệnh đau nhức lưng khiến chị khốn khổ. Đã vậy, tiền thuốc men, chi phí khám bệnh cũng khiến chị đau đầu.

Khi đường phố còn vắng vẻ thì những công nhân nữ đã bắt đầu công việc. Ảnh: M.A
Khi đường phố còn vắng vẻ thì những công nhân nữ đã bắt đầu công việc. Ảnh: M.A

Chị Lê Thị Trang - công nhân tại một công ty nhựa ở Hải Dương có hai người con sinh năm 2012 và 2018 nhưng cả hai đều gặp vấn đề về phát triển tâm lý. Chị tâm sự, hai vợ chồng mải mê với công việc, tăng ca thường xuyên, không để ý đến sự bất thường của các con từ nhỏ.

Được biết, mức lương cơ bản theo vùng II của vợ chồng chị Trang nếu chỉ làm giờ hành chính là gần 4,2 triệu đồng/tháng. Cả gia đình 6 thành viên đều trông chờ hết vào thu nhập của hai vợ chồng. Gánh nặng kinh tế khiến vợ chồng chị chọn cách tăng ca thường xuyên để tăng thêm thu nhập.

Chồng chị làm ca đêm, chị làm ca ngày và thường chọn tăng ca sau giờ làm. Nữ công nhân thường trở về nhà vào lúc 22 giờ. Mọi việc sinh hoạt, học hành, ăn uống của hai con nhỏ được giao hết cho ông bà. Chị cho biết, hai vợ chồng chọn tăng thêm giờ làm như vậy, thu nhập cả tháng cũng được gần 8 triệu/người. Nhưng có lẽ vì guồng quay công việc, mà hệ lụy duy nhất đến bây giờ khiến vợ chồng chị ân hận đó là sự phát triển không bình thường của hai con.

Những màu áo đặc trưng hối hả trên đường đến công ty từ 6 giờ sáng cho kịp giờ làm. Ảnh: M.A
Những màu áo đặc trưng hối hả trên đường đến công ty từ 6 giờ sáng cho kịp giờ làm. Ảnh: M.A

“Con lớn 12 tuổi nhưng mới học lớp 2, con nhỏ 4 tuổi nhưng chậm nói. Thu nhập của hai vợ chồng giờ tập trung để chạy chữa cho hai con nên cũng không dư dả”, chị Trang buồn bã chia sẻ. Chị cho biết thêm, học phí cho con lớn theo học trường chuyên biệt là cao so với thu nhập của hai vợ chồng nhưng vẫn phải cố lo.

Nữ công nhân cho biết, có những lúc đơn hàng dồn dập bắt buộc chị phải tăng ca cả tháng, vợ chồng thường xuyên không gặp nhau, thiếu đi sự quan tâm, hỏi han, chia sẻ. Mặt khác, việc làm trong môi trường nhựa độc hại cũng khiến chị Trang thường bị viêm da, mất ngủ, bệnh liên quan đến đường hô hấp, ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ.

Những vấn đề về sức khỏe lao động nữ dễ mắc phải

Theo TS. Vũ Xuân Trung, Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động, lao động nữ làm ca đêm, làm thêm giờ có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, dễ mắc các bệnh nghề nghiệp chứ không chỉ là mỏi mệt thông thường, hơn nữa còn để lại nhiều vấn đề bất cập trong các mối quan hệ xã hội cũng như gia đình.

Công nhân lo lắng khi tăng ca thường xuyên ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống gia đình. Ảnh: XH
Công nhân lo lắng khi tăng ca thường xuyên ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống gia đình. Ảnh: XH

Những công việc lao động nữ đảm nhiệm thường đòi hỏi nhiều thời gian, công việc lặp đi lặp lại một cách máy móc, buồn tẻ, thời gian tăng ca, tăng giờ nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe…

Khi nữ giới thường xuyên làm việc kéo dài thời gian (quá 8 giờ/ ngày), dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ và làm tăng nguy cơ mắc bệnh như đau dạ dày, tá tràng, các bệnh tim mạch, rối loạn chuyển hóa, ung thư vú ở nữ giới…

Riêng đối với các công nhân nữ làm việc trong các khu công nghiệp, với cường độ làm việc cao, thường xuyên làm tăng ca, tăng giờ làm việc, nếu không được đảm bảo về dinh dưỡng hay thời gian nghỉ ngơi, cũng sẽ dẫn đến hiệu quả công việc bị giảm sút, dễ gây mất an toàn lao động trong quá trình làm việc.

TS. Vũ Xuân Trung cũng cho biết, có nhiều nghiên cứu về các vấn đề khi nữ giới làm việc nặng nhọc, luân phiên kéo dài có nguy cơ bị tiểu đường cao hơn các đối tượng làm việc đủ giờ theo quy định.

Trong nghiên cứu này, việc lao động nữ làm theo ca kíp luân phiên đã được định nghĩa là làm việc 3 ca đêm trở lên mỗi tháng, cùng với những ca ban ngày và ca chiều khác.

Khi đem so sánh với những phụ nữ chưa từng phải làm ca kíp luân phiên thì những phụ nữ làm ca kíp luân phiên trong thời gian 1 đến 2 năm có nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 tăng cao hơn đến 5%. Trong khi đó, những phụ nữ làm việc ca kíp từ 3 đến 9 năm có nguy cơ cao hơn đến 20%, còn những phụ nữ làm công việc vất vả ca kíp luân phiên từ 10 đến 19 năm thì có nguy cơ đến 40% bị tiểu đường tuýp 2.

Những phụ nữ có hơn 20 năm làm ca kíp luân phiên thì có nguy cơ cao nhất lên đến 58% bị tiểu đường tuýp 2 theo như nghiên cứu này.

Giải pháp đảm bảo sức khỏe cho công nhân nữ khi phải thường xuyên tăng ca

Theo những đề xuất của Trung tâm Sức khỏe nghề nghiệp, một số giải pháp sau có thể giúp cho lao động nữ hạn chế được những tác hại khi thường xuyên phải tăng ca:

Có được giấc ngủ đầy đủ sau ca làm việc là hết sức quan trọng

Thay đổi thói quan thể dục phù hợp với thời gian làm việc: Nên có kế hoạch để tận dụng những ngày nghỉ cho các hoạt động thể thao, đi bộ thư giãn hoặc tập thể dục nhẹ trong thời gian nghỉ sau ca làm việc. Theo khuyến cáo nên tập thể dục tối thiểu 30 phút mỗi ngày (có thể tập một lần 30 phút hoặc chia nhỏ thành 3 lần tập 10 phút) và đều đặn 4 đến 5 ngày trong tuần sẽ giúp máu lưu thông, hoạt động của hệ tim mạch tốt hơn, nhất là đối với các công việc ít vận động tay chân (điều khiển máy móc). Nên tập trước khi vào ca, cũng có thể tập sau khi tan ca nhưng tránh tập thể dục gần giờ ngủ.

Chú trọng vào vấn đề dinh dưỡng sau mỗi ngày làm việc

Thứ nhất là người lao động cần một chế độ ăn cân bằng và hợp lý, đáp ứng được nhu cầu về năng lượng để đảm bảo cho công việc.

Thứ hai là thực hiện chế độ ăn đủ nhu cầu cung cấp các chất dinh dưỡng bao gồm chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Bố trí thời gian tăng ca hợp lý: không nên tăng ca quá số giờ được quy định, để đảm bảo lao động nữ có thời gian nghỉ ngơi.

Theo quy định tại Điều 107 Bộ luật Lao động 2019, việc làm thêm giờ phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:

- Phải được sự đồng ý của người lao động;

- Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;

- Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ các trường hợp dưới đây:

Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:

- Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;

- Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;

- Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;

- Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;

- Trường hợp khác do Chính phủ quy định.

Khi người lao động làm thêm giờ, phải được hưởng các quyền lợi theo đúng quy định của pháp luật. Hơn nữa, người sử dụng lao động cũng cần phải chú trọng vào vấn đề dinh dưỡng và thời gian nghỉ ngơi giữa các ca để người lao động có thể tái tạo được sức lao động, đảm bảo hiệu quả công việc.

Chồng tăng ca thì vợ nghỉ, vợ tăng ca thì chồng nghỉ! Chồng tăng ca thì vợ nghỉ, vợ tăng ca thì chồng nghỉ!

Một đồng nghiệp trong tổ của tôi, cả hai vợ chồng đều là công nhân nên phải chia lịch tăng ca với nhau. Khi chồng ...

Chuyện công nhân - Kỳ 1: Tăng ca và chuyện dài về… Chuyện công nhân - Kỳ 1: Tăng ca và chuyện dài về… "nhảy" việc

Gặp H.T.D (25 tuổi, quê ở Bắc Giang) đang cặm cụi, khéo léo với đôi tay điều khiển chiếc kéo cắt tóc cho khách tại ...

Tác hại của việc tăng ca đến sự phát triển của con công nhân Tác hại của việc tăng ca đến sự phát triển của con công nhân

Ngày 23/3/222, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV đã ban hành Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15 về số giờ làm thêm trong 01 năm, ...

Nỗi niềm của công nhân nữ khi thường xuyên tăng ca Nỗi niềm của công nhân nữ khi thường xuyên tăng ca

Dù chấp nhận dành ít thời gian chăm sóc gia đình, con cái để lựa chọn tăng ca, cuộc sống gia đình của nhiều công ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Vì sao nuôi con bằng sữa mẹ vẫn là lựa chọn tốt nhất?

Sức khỏe -

Vì sao nuôi con bằng sữa mẹ vẫn là lựa chọn tốt nhất?

Trong bối cảnh thị trường sữa công thức ngày càng mở rộng với những quảng cáo đầy hấp dẫn, nhiều bà mẹ đang đối mặt với sự hoài nghi về lợi ích của sữa mẹ. Tuy nhiên, hàng triệu nghiên cứu và khuyến nghị từ các tổ chức y tế quốc tế vẫn khẳng định sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh.

Hiến máu như thắp ngọn đèn trong lòng, mang ấm áp cho cả người cho và người nhận

Sức khỏe -

Hiến máu như thắp ngọn đèn trong lòng, mang ấm áp cho cả người cho và người nhận

14/6 là Ngày Quốc tế Người hiến máu. Ngày này giống như một lễ hội của tình nhân ái, nơi những người hùng thầm lặng – những người hiến máu tình nguyện – được tôn vinh và tri ân.

Ngày Xe đạp Thế giới 3-6: Đạp xe vì bản thân chúng ta và Trái đất

Kinh tế - Xã hội -

Ngày Xe đạp Thế giới 3-6: Đạp xe vì bản thân chúng ta và Trái đất

Hãy tưởng tượng một ngày mà tất cả các con đường quanh nơi bạn sống không còn bóng ô tô, xe máy, tất cả thay bằng những chiếc xe đạp đủ màu sắc.

Pearl Global Việt Nam và "Bữa cơm Công đoàn - Cảm ơn người lao động"

Sức khỏe -

Pearl Global Việt Nam và "Bữa cơm Công đoàn - Cảm ơn người lao động"

Hôm nay (23/5/2024), gần 1.300 công nhân lao động của Công ty Pearl Global Việt Nam đã được cùng lãnh đạo nhà máy, cán bộ công đoàn thưởng thức "Bữa cơm Công đoàn" an toàn, đầm ấm trong Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024.

Công đoàn giám sát chất lượng bữa ăn ca cho người lao động

Người lao động -

Công đoàn giám sát chất lượng bữa ăn ca cho người lao động

Tại Công ty SCAVI Huế, công đoàn và chuyên môn cùng giám sát an toàn, vệ sinh thực phẩm, đảm bảo bữa ăn ca an toàn, bổ dưỡng.

Dấn thân vì người bệnh

Sức khỏe -

Dấn thân vì người bệnh

Kíp bác sỹ đầu tiên của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị vượt 15 hải lý trong điều kiện thời tiết rất xấu ra đảo Cồn Cỏ để thực hiện ca phẫu thuật cấp cứu người bệnh viêm ruột thừa vào ngày 13/1/2021 gồm TS.BS Phan Khánh Việt, bác sỹ gây mê Trần Thanh Hoài và Nguyễn Chí Thanh.

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh Video

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Sáng ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.

Hết thời “nhập siêu” văn hóa? Cà phê tối

Hết thời “nhập siêu” văn hóa?

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.

Talk Công đoàn: Không thực hiện hoạt động chỉ để cho có Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Không thực hiện hoạt động chỉ để cho có

Đồng chí Lê Khánh Minh, Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Luxshare ICT Nghệ An chia sẻ về những kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động chăm lo đời sống tinh thần cho đoàn viên và người lao động.

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội Công đoàn

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

Khoản 2, Điều 10 Luật BHXH 2024 quy định người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần

Chương trình Muôn nẻo yêu thương số 9 là câu chuyện về chị Nguyễn Thị Thúy – đoàn viên công đoàn cơ sở Công ty TNHH Quốc tế Cerie (Việt Nam), KCN Bình Xuyên 1, tỉnh Vĩnh Phúc được Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ chương trình Mái ấm Công đoàn để chị Thúy có nền tảng tài chính đầu tiên xây nên tổ ấm của riêng mình.

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Đảng đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam Video

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Đảng đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam

Ngày 21/11, Đoàn công tác Ban Dân vận Trung ương đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Đọc thêm

Thầy thuốc quân hàm xanh

Sức khỏe -

Thầy thuốc quân hàm xanh

Dù xuất ngũ nhưng những kỷ niệm một thời còn công tác tại vùng đất phên dậu Quảng Trị vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức của sĩ quan quân y - trung tá Lê Văn Đức.

Các biện pháp bảo vệ sức khỏe người lao động trong mùa lạnh

Sức khỏe -

Các biện pháp bảo vệ sức khỏe người lao động trong mùa lạnh

Cục Quản lý Môi trường y tế - Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo triển khai hướng dẫn các cán bộ y tế cơ sở tăng cường phổ biến, hướng dẫn các biện pháp dự phòng bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng và người lao động.

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội điều trị thành công một sản phụ bị thiểu ối

Sức khỏe -

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội điều trị thành công một sản phụ bị thiểu ối

Vừa qua, Đơn vị Can thiệp bào thai của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã điều trị và mổ lấy thai thành công cho một trường hợp thiểu ối là bệnh nhân Nguyễn Thị C. L. thường trú tại Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên.

Khai mạc vòng chung kết Giải bóng đá công nhân năm 2023

Sức khỏe -

Khai mạc vòng chung kết Giải bóng đá công nhân năm 2023

Sáng ngày 17/11 đã diễn ra Lễ khai mạc Vòng chung kết Giải bóng đá công nhân toàn quốc năm 2023 tại Sân bóng đá Sora Garden Links, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Nữ công nhân lao động nên chú ý hơn các vấn đề về sức khỏe sinh sản

Phúc lợi đoàn viên -

Nữ công nhân lao động nên chú ý hơn các vấn đề về sức khỏe sinh sản

Đó là chia sẻ của bác sĩ (BS) tư vấn Lê Xuân Đồi (Bệnh viện Đa khoa Medlatec) tại chương trình "Khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí cho công nhân lao động (CNLĐ)" của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên.

Lao động nữ mang thai có quyền lợi gì?

Người lao động -

Lao động nữ mang thai có quyền lợi gì?

Lần đầu làm mẹ, nhiều lao động nữ băn khoăn về chế độ và quyền lợi mình sẽ được hưởng trong suốt quá trình mang thai.

Giải vô địch Bóng đá công nhân toàn quốc: VĐV phải đang tham gia BHXH 6 tháng trở lên

Sức khỏe -

Giải vô địch Bóng đá công nhân toàn quốc: VĐV phải đang tham gia BHXH 6 tháng trở lên

Giải vô địch Bóng đá công nhân toàn quốc do Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp với Liên đoàn bóng đá Việt Nam và Báo Tuổi trẻ tổ chức nhằm chào mừng đại hội công đoàn các cấp và Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.

Lao động tự do có thể đóng bảo hiểm tai nạn tự nguyện

Sức khỏe -

Lao động tự do có thể đóng bảo hiểm tai nạn tự nguyện

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đang lấy ý kiến người dân dự thảo nghị định về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện (BHTNLĐTN) đối với người lao động (NLĐ) làm việc tự do. Theo đó, mức đóng hằng tháng được đề xuất băng 2% lương tối thiểu vùng 4, tương đương 65.000 đồng.

Công đoàn, doanh nghiệp theo sát chất lượng an toàn bữa ăn ca của người lao động

Sức khỏe -

Công đoàn, doanh nghiệp theo sát chất lượng an toàn bữa ăn ca của người lao động

Người lao động luôn mong muốn bữa ăn của mình tại công ty thật chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm để đảm bảo sức khỏe làm việc. Nắm bắt được nguyện vọng đó, các doanh nghiệp ở một số tỉnh phía Nam đã thực sự quan tâm đến vấn đề này.

Sôi nổi Hội thao chào mừng Đại hội Công đoàn tỉnh Lâm Đồng

Sức khỏe -

Sôi nổi Hội thao chào mừng Đại hội Công đoàn tỉnh Lâm Đồng

Ngày 26/5, Cụm thi đua số 4 thuộc Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hội thao chào mừng Đại hội Công đoàn tỉnh Lâm Đồng nhiệm kỳ 2023 - 2028.