Người "cõng" cát và xi măng xây trường học ở vùng cao
Đời sống - 14/06/2022 19:03 LÊ THỊ THÚY KIỀU - Trường TH Hai Bà Trưng, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng
Kỹ sư Nguyễn Bình Nam (Ban Truyền thông Tổng công ty Điện lực miền Trung - EVNCPC). Ảnh: Kênh 14 |
Sinh thời Bác Hồ kính yêu mong muốn “mỗi người tốt, việc tốt là một bông hoa đẹp, cả dân tộc ta là một vườn hoa đẹp”. Cuộc sống quanh ta có những con người rất bình dị nhưng những con người như vậy lại khiến nhiều người phải nhớ khi nhắc đến. Họ là những tấm gương sáng cho chúng ta học tập và noi theo.
Đúng như vậy, có một người như bao người bình dị khác nhưng đã khiến tôi rất ngưỡng mộ bởi sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi, lòng nhiệt tình và giàu lòng nhân ái. Người tôi muốn nói đến là kỹ sư Nguyễn Bình Nam (Ban Truyền thông Tổng công ty Điện lực miền Trung - EVNCPC) - người đã dành trọn cả tuổi thanh xuân để đến với hành trình xây dựng những ước mơ, biến ước mơ trở thành hiện thực cho những em nhỏ còn nhiều khó khăn ở vùng cao của dải đất miền Trung. Nhiều năm qua, cứ hễ đến cuối tuần là anh Bình Nam cùng nhóm bạn lại vác ba lô lên đường đi khảo sát xây dựng trường học ở vùng cao.
Anh Nam hiện là Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) Bạn thương nhau. CLB thành lập từ năm 2010 với mục tiêu là giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ đồng bào bị lũ lụt dọc dải đất miền Trung.
Hơn 10 năm, hành trình theo dọc miền Trung nắng và gió, 15 điểm trường được xây mới – thắp sáng ước mơ con chữ cho hàng nghìn trẻ em - đây là những món quà anh Nam và các anh em CLB Bạn thương nhau đã dành tặng các em nhỏ.
Năm 2012, khi tổ chức thiện nguyện chương trình Tết tại huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam), chứng kiến trường học tạm bợ ở thôn Nước Ui, xã Trà Mai đã khiến anh và các thành viên trong CLB không thể cầm lòng.
Khi trở về thành phố, anh và các anh em đã quyết tâm xây một ngôi trường kiên cố cho các bạn nhỏ ở thôn Nước Ui. Mỗi ngày chỉ làm được từ 6 đến 9 giờ sáng vì mưa như trút nước; vận chuyển vật liệu vô cùng vất vả, cả nước uống, thức ăn cho thợ cũng là vấn đề nan giải nhưng hình ảnh các em nhỏ ngồi học bị nước mưa dột ướt trong ngôi trường nằm cheo leo trên triền núi với gỗ và mái tôn thủng đã thôi thúc anh Nam và các anh em trong CLB.
Sau 7 tháng, ngôi trường mới đã được hoàn thành. Nhìn các em vui mừng khi được học ở ngôi trường khang trang, anh Nam và CLB quyết định chuyển hoạt động tình nguyện về giáo dục miền núi với phương châm “Đi thật xa – Nơi thật khó – Đến tận nơi – Trao tận tay”.
Ngôi trường đầu tiên: Trường Tiểu học Kim Đồng (điểm trường Nước Ui) |
Từ năm 2013 đến nay, 15 điểm trường được hoàn thành ở những vùng núi Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Kon Tum, đây là con số không hề nhỏ. Để có một ngôi trường kiên cố, anh và các bạn đã không ngừng kêu gọi, ra sức vận động kinh phí từ các mạnh thường quân, các tổ chức, cá nhân. Nhiều khi đang triển khai xây dựng trường thì số tiền đã vượt quá so với dự kiến ban đầu mà CLB đã vận động, thế là các bạn trong CLB làm luôn công việc của một người thợ vừa đi kêu gọi thêm để ngôi trường cho các em hoàn thành đúng tiến độ.
Vận chuyển vật liệu đến với các điểm trường gặp rất nhiều khó khăn như chưa có cầu, hay đường sá nhỏ hẹp, cheo leo, có chỗ lại bị sạt lở, xe không đi được… mà thời gian thì rất gấp. Trong khi các em học sinh ở huyện miền núi cần ngay một ngôi trường đảm bảo cho việc học tập ở khu tái định cư và phải xong trước mùa lũ, anh Nam và các anh em đã vận động Nhân dân cùng chính quyền địa phương, họp dân và tổ chức cho bà con vận chuyển hàng trăm tấn vật liệu để xây trường. Vì vậy tất cả các vật liệu đều được vận chuyển bằng thuyền bè hoặc bằng xe trên những con đường lầy đầy đất bùn, có khi xe không đi được thì phải vận chuyển bằng sức người.
Có điểm trường (điểm Trường Tắk Rối) đã xây xong thì sau cơn bão số 9 (cuối tháng 10/2020) bị sập. Nằm cách xa sông Tranh, nước chưa khi nào dâng tới, nhưng cơn lũ khủng khiếp đã cuốn phăng mọi thứ chỉ để lại ngổn ngang bùn đất, gạch đá. Thế là anh và các bạn lại vận động kêu gọi các mạnh thường quân xây lại trường. Từ sự kêu gọi, “Mỗi người một viên gạch, chung tay cho điểm Trường Tắk Rối hồi sinh” anh Nguyễn Bình Nam – Chủ nhiệm CLB đã có hơn 600 triệu đồng từ sự ủng hộ của các tấm lòng hảo tâm.
Điểm trường Tắk Rối trước cơn bão số 9 vào tháng 10/2020. |
Điểm trường Tắk Rối được "tái sinh". |
Nhờ sự chung tay, kết nối giữa CLB Bạn thương nhau, bằng tất cả tâm huyết và nhiệt tình của mình, lần lượt từng ngôi trường mới được xây dựng kiên cố, ít nhất là vách gỗ ở các huyện miền núi khang trang mọc lên với khoảng 100 phòng học ở các điểm lẻ xa xôi. Từ điểm trường đầu tiên với kinh phí chỉ hơn 100 triệu đồng, đã có nhiều ngôi trường xây dựng đến 600 triệu đồng. Tất cả đều kiên cố, có phòng học, phòng cho các thầy cô giáo sinh hoạt, bếp, nhà vệ sinh…
Khi đến với trẻ em vùng cao, gặp gỡ các em nhỏ, những đứa trẻ gầy gò, thấp bé, ngày ngày đi bộ đến trường với nắm cơm chỉ có rau rừng và muối, anh Nam và CLB đã quyết tâm mang đến cho các em những bữa cơm có đầy đủ chất dinh dưỡng. Từ đó các anh đã triển khai thêm các hoạt động “Bữa cơm miền núi”, “Én nhỏ vùng cao”. "Tủ sách vùng cao”, “Tủ thuốc vùng cao” để hỗ trợ cho các em vùng cao tại gần 20 điểm trường miền núi của Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi.
Vận chuyển vật liệu vào xây trường. |
Là thủ lĩnh của CLB Bạn thương nhau hơn 10 năm qua, anh Nam bảo, điều mừng nhất là bắt đầu thấy cuộc sống của các em nhỏ vùng cao được cải thiện nhờ sự quan tâm của xã hội. Anh luôn tin tưởng rồi mai đây sẽ có rất nhiều đểm trường kiên cố ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên mọc lên thay thế cho những điểm trường tạm bợ, xập xệ. Các em nhỏ sẽ có thêm thịt, thêm sữa trong những bữa cơm, có thêm quần áo mới trong những ngày đông lạnh. Cuộc sống còn thiếu thốn đủ thứ nhưng các em vẫn luôn có nụ cười hồn nhiên, lễ phép và chăm chỉ học tập… Còn với các giáo viên ở miền xuôi lên cắm bản, cắm rừng cũng có chỗ ở lại, yên tâm dạy chữ cho học sinh.
Không những “cõng" cát và xi măng lên xây các trường ở vùng cao mà trong đợt dịch vừa qua, anh Nam cùng các bạn của mình trong CLB Bạn thương nhau đã kêu gọi tặng 20 máy sát khuẩn và đo thân nhiệt cho 20 trường học ở vùng miền núi Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị; tặng 900 bộ đồ bảo hộ cho Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam (nơi điều trị các F0),.. Ngoài ra, từ ngày 28/10/2021 đến 21/11/2021, anh Nam và các bạn đã có 46 chuyến xe miễn phí để chở các bệnh nhân bị nhiễm Covid-19, F1,...
Anh Nam và các bạn đã có 46 chuyến xe miễn phí để chở các bệnh nhân bị nhiễm Covid-19, F1,... |
Là một người con, là giáo viên của thành phố Đà Nẵng, tôi rất ngưỡng mộ anh Nguyễn Bình Nam và các thành viên của CLB Bạn thương nhau. Thật sự rất cảm ơn anh và các bạn trong CLB đã mang trái tim lớn đến với các em nhỏ ở vùng cao. Xin chúc anh và các thành viên đầy sức khoẻ để tiếp tục giúp đỡ các em nhỏ và những con người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.
Thể lệ cuộc thi viết về công nhân, viên chức, lao động TP Đà Nẵng lần thứ I Cuộc thi viết về mô hình, tấm gương người tốt, việc tốt trong phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) TP Đà ... |
"Người truyền lửa" Qua bài viết này, tôi xin được bày tỏ lòng ngưỡng mộ và sẽ học tập theo cô làm những điều tốt đẹp. Tôi xin ... |
Nữ cán bộ công đoàn trách nhiệm, giàu nhiệt huyết Cô Trần Thị Như Phụng - Chủ tịch Công đoàn, Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Hoàng Anh đã tự khẳng định mình không chỉ ... |
Cây sáng kiến của Điện lực Đà Nẵng Anh Lê Hoài Sơn, công tác tại Phòng Kỹ thuật - Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng và đồng nghiệp cho ra đời ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng