
Học tập suốt đời – Chìa khóa đảm bảo an toàn lao động thời 4.0 |
Học tập suốt đời - một quy luật sống
Lênin - người thầy lý luận của giai cấp vô sản có câu nói nổi tiếng mà bất cứ ai cũng thuộc nằm lòng: “Học, học nữa, học mãi”, khẳng định việc học tập là sự tiếp nối liên tục, không có điểm dừng. Tinh thần học nữa, học mãi như một phương châm tích cực trong cuộc sống: Học mọi lúc, mọi nơi, học xung quanh, học từ tất cả mọi người.
![]() |
Trong bài viết “Học tập suốt đời”, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: “Học tập suốt đời trở thành một quy luật sống". Trong ảnh: Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại phiên họp tổ tại Quốc hội sáng 15/2/2025. Ảnh: Phạm Thắng. |
Trong thời đại ngày nay, khi khoa học, công nghệ phát triển như vũ bão, việc học nữa, học mãi không không chỉ là một khẩu hiệu, không chỉ là sự khuyến khích, mà trở thành trách nhiệm, ý thức tự giác và quyết định sống còn của mỗi cá nhân, rộng ra là cả từng quốc gia. Học tập suốt đời trở thành con đường duy nhất giúp mỗi người làm chủ thay đổi chóng mặt của công nghệ, phương tiện kỹ thuật; giữ vững việc làm, thu nhập, ổn định cuộc sống và cải tiến, sáng tạo, đóng góp vào sự phát triển chung.
Với tầm nhìn vượt thời gian, ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, khi phát động phong trào toàn dân xóa nạn mù chữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "… Muốn biết thì phải thi đua học. Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm; "Xã hội càng đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình mà không chịu học thì lạc hậu, mà lạc hậu là bị đào thải, tự mình đào thải mình".
|
Đảng ta cũng đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị về đổi mới giáo dục, đào tạo, thúc đẩy xây dựng xã hội học tập. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII chỉ rõ: "Thúc đẩy xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời". Đặc biệt, đầu tháng 3 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết “Học tập suốt đời”, trong đó, đồng chí khẳng định: “… những điều phổ biến hiện nay thì 10 năm trước còn chưa xuất hiện và có 65% những công việc hiện nay sẽ bị thay thế bởi công nghệ trong những năm tới. Với thế giới phức tạp, không ổn định và biến đổi khôn lường, tri thức phải không ngừng được bổ sung, tuổi thọ con người dài hơn, thời gian về hưu đủ dài, buộc người cao tuổi phải học và hoạt động để không bị lạc hậu với xã hội hiện đại”.
Vậy, người công nhân, lao động phải và nên học tập suốt đời như thế nào?
Minh chứng hùng hồn
Học tập là một khái niệm mở, một công việc mở. Học tập không chỉ là sự tiếp thu kiến thức qua sách vở, tích lũy kinh nghiệm, mà liên quan mật thiết đến óc quan sát, phân tích; tinh thần chủ động, sáng tạo trong công việc.
Công nhân lao động đi làm ca kíp, áp lực công việc không có nghĩa là không có điều kiện học tập. Chính môi trường lao động, công tác là một trường học lớn. Không cán bộ kỹ thuật, người quản lý nào hiểu sâu bằng người công nhân về tư thế ngồi, vị trí làm việc, chiếc máy của họ có điểm gì cần chú ý, từ đó có thể cải thiện để tư thế thoải mái hơn, vị trí làm việc thuận lợi hơn hay thao tác thế nào để chiếc máy chạy êm hơn, hoạt động hiệu quả hơn.
Thực tế công việc cũng là một người thầy lớn mà không giáo trình đào tạo nào có thể cung cấp đầy đủ cho người công nhân các tình huống phát sinh khi làm việc. Khi đã nắm vững nguyên lý của máy móc, hiểu rõ từng chi tiết công đoạn sản xuất, người công nhân có thể đề xuất những cải tiến, giảm thao tác, giảm sức người mà hiệu quả công việc vẫn tăng. Đó chính là sự học tập liên tục.
![]() |
Nghỉ học lớp 7 để đi làm vì nhà quá nghèo, chị Nguyễn Hồng Liên (sinh năm 1987), công nhân Công ty TNHH May mặc Dony, thành phố Hồ Chí Minh đã nỗ lực tự học ngoại ngữ để phát triển bản thân. Ảnh: PV. |
Chương trình “01 triệu sáng kiến - Nỗ lực vượt khó, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động từ 01/9/2021 đến 01/9/2023 đã thành công rực rỡ, thu được hơn 2 triệu sáng kiến với tổng giá trị làm lợi ước tính hơn 33.000 tỷ đồng - trong đó có sáng kiến làm lợi hơn 100 tỷ đồng/năm - là minh chứng hùng hồn kết quả bàn tay, khối óc sáng tạo của người công nhân; mà nguồn gốc để có thành quả đó chính là tinh thần học tập không ngừng nghỉ của họ.
Sự hỗ trợ từ nhiều phía
Đảng, Nhà nước đã ta có nhiều chính sách cụ thể hỗ trợ, khuyến khích công nhân lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp. Trong đó có việc mở nhiều trường, lớp, các loại hình đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện và chính sách cho vay vốn, kinh phí giúp công nhân lao động có thể học tập nâng cao trình độ, tay nghề. Thậm chí, người lao động thất nghiệp, mất việc cũng được hỗ trợ vốn để học nghề mới, chuyển đổi nghề.
Các đoàn thể như Phụ nữ, Đoàn thanh niên cũng mở nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề, huấn luyện nghề nghiệp cho công nhân nữ, công nhân thanh niên. Hàng chục nghìn lao động nữ, lao động trẻ có nghề nghiệp, việc làm thông qua học tập tại các lớp, các chương trình bồi dưỡng, huấn luyện này. Sau khi đi làm, họ có thể tiếp tục được dự các lớp bồi dưỡng nâng cao, cập nhật kiến thức, kỹ năng mới.
Đặc biệt, công đoàn nhiều doanh nghiệp đã có sáng kiến, đề xuất chủ doanh nghiệp hỗ trợ mở lớp dạy nghề, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho đoàn viên, công nhân của mình ngay tại doanh nghiệp. Điển hình, Công đoàn Công ty PouYuen (quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh) tổ chức các lớp dạy trang điểm, cắt tóc, điện gia dụng, may thời trang miễn phí cho công nhân vào buổi tối, ngoài giờ làm việc cho tất cả những ai có nhu cầu.
Nhà Văn hóa lao động thành phố Đà Nẵng tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, văn nghệ, thành lập các câu lạc bộ sở thích, thu hút, tạo điều kiện cho công nhân tham gia học tập, sinh hoạt, cải thiện đời sống văn hóa tinh thần và sáng tạo văn học nghệ thuật góp phần làm đẹp cho mình, cho đời.
Sự hỗ trợ từ nhiều phía đã tạo điều kiện thuận lợi để người công nhân được học tập thường xuyên. Vấn đề còn lại là mỗi người công nhân phải biết thu xếp thời gian, công việc khoa học để liên tục học được kiến thức, kỹ năng mới phù hợp với mình.
Tính mục đích của học tập
Điều quan trọng bậc nhất của việc học tập suốt đời trong công nhân lao động là tính mục đích của nó. Học không chỉ để mà học, để “khoe’ chữ, “khoe” trình độ, năng lực; mà học để làm việc, làm ra của cải vật chất, có ích cho mình và cho xã hội.
Học cái gì cũng tốt, nhưng biển tri thức nhân loại sáng tạo trong mấy nghìn năm và đang sáng tạo với khối lượng nhảy vọt trong thời gian gần đây, khiến cho không một ai có thể tiếp thu, học được hết. Đời người hữu hạn, trong khi biển tri thức mênh mông; vì thế, việc học của người công nhân cũng nên lựa chọn cái gì cần thiết, để có thể ứng dụng, biến kiến thức thành của cải.
![]() |
Công nhân Công ty PouYuen tham dự lớp học sửa điện miễn phí do công đoàn tổ chức. Ảnh: P.V. |
Người công nhân không chỉ học kiến thức, kỹ năng nhằm theo kịp, làm chủ khoa học công nghệ, liên tục nâng cao trình độ, tay nghề; mà còn phải trau dồi đạo đức, kỷ luật, trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội của mình.
Người công nhân không chỉ học để khẳng định mình có tay nghề, trình độ cao, thu nhập tốt, mà còn phải là người công nhân có kỷ luật công nghiệp, tuân thủ nội quy, quy định của đơn vị, công ty; làm việc năng suất và bảo đảm an toàn. Người công nhân cũng phải học tập hiểu quy định pháp luật liên quan quyền và nghĩa vụ của mình; tham gia giao thông an toàn, là công dân có trách nhiệm tại nơi cư trú; là người chồng, người cha, người con đúng mực.
Tất cả những điều đó tưởng chừng đơn giản, song đều phải học. Và đó là công việc phải làm suốt đời.
![]() Ngày 25/3/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ký ban hành Quyết định số 387/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình “Đẩy mạnh phong ... |
![]() Bài viết “Học tập suốt đời” của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đã ... |
![]() Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ... |
Tin mới hơn

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm
Tin tức khác

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp
