“Người anh cả” thân thiện của Công đoàn Trường THCS Lê Quý Đôn

Với cương vị gần 15 năm điều hành Công đoàn trường, thầy Nguyễn Dũng được xem là “người anh cả”, tạo nên một tập thể thân thiện, thắt chặt tình đoàn kết, chia sẻ và yêu thương nhau dưới mái ấm Công đoàn Trường THCS Lê Quý Đôn, xã Đại Minh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
Không để nợ lương ở các đơn vị sự nghiệp trở thành “điểm nóng” Triển khai quy hoạch tỉnh Quảng Nam cần chú trọng đến nguồn nhân lực Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam tuyển dụng nhiều Điều dưỡng dụng cụ

Người thầy nặng tình với trẻ em

Thầy giáo Nguyễn Dũng có vẻ ngoài giản dị và lúc nào cũng nở nụ cười đầy thân thiện và vui vẻ mỗi khi gặp anh em, bạn bè đồng nghiệp ở cơ quan. Đó là một người thầy mẫu mực, một cán bộ Công đoàn luôn năng nổ, nhiệt tình đầy tinh thần trách nhiệm.

Thầy giáo Nguyễn Dũng sinh năm 1976. Thầy được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Đại Cường, Đại Lộc, Quảng Nam - một mảnh đất giàu truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng và hiếu học. Sau khi tốt nghiệp ngành Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Huế anh Dũng trở về công tác ngay trên mảnh đất quê hương Đại Lộc. Sau một thời gian công tác, thầy Dũng được bầu làm Chủ tịch Công đoàn trường vào năm 2010, rồi giữ chức vụ đó cho đến nay.

“Người anh cả” thân thiện của Công đoàn Trường THCS Lê Quý Đôn
Chủ tịch Công đoàn Nguyễn Dũng (hàng cuối, bên phải) cùng học sinh. Ảnh: ĐVCC

Với trách nhiệm là một thủ trưởng cơ quan đoàn thể của nhà trường, thầy luôn trăn trở, tìm mọi cách giúp Công đoàn phát triển, giúp cho 33 cán bộ - đoàn viên Công đoàn vừa hồng, vừa chuyên bằng nhiều cách làm thiết thực.

Cùng với việc chăm lo cho đoàn viên công đoàn trường, thầy luôn chủ trương quan tâm nhiều hơn nữa đến trẻ em. Thầy vận động 100% đoàn viên công đoàn tham gia tốt công tác xã hội hóa giáo dục, tham gia xây dựng trường chuẩn quốc gia để chất lượng dạy học được nâng cao.

Thường xuyên tuyên truyền đến cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh về vị trí vai trò và quyền của trẻ em, quyền của cán bộ, giáo viên, nhằm thay đổi hành vi, biết cách chăm sóc, tôn trọng và yêu thương trẻ em, không dùng bạo lực học đường. Đồng thời quan tâm giáo dục nâng cao nhận thức về công tác xã hội, giúp mọi người phải có trách nhiệm bảo vệ trẻ em, không để các em rơi vào tệ nạn xã hội, tai nạn thương tích.

Thầy Dũng cho biết, quan tâm đến trẻ em là việc làm của gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó nhà trường luôn giữ vai trò quan trọng vì thời gian trẻ em ở trường, tiếp xúc với thầy cô cũng khá lớn. Vì vậy, thầy thường xuyên tổ chức các buổi gặp đỡ, trao đổi, chia sẻ … qua đó, tuyên truyền giáo dục để mọi người nâng cao nhận thức, tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường và phụ huynh; gia đình và cộng đồng để nuôi dưỡng, dạy bảo cho trẻ em phát triển tốt nhất.

Cùng với đó, trong hoạt động sáng kiến, nghiên cứu khoa học thầy Dũng cũng đạt được những thành tích cao, được tập thể giáo viên ghi nhận. Cụ thể, thầy đã đứng đầu cuộc thi Một triệu sáng kiến, được Công đoàn tỉnh Quảng Nam tặng giấy khen.

Người thầy với phong trào "ba giúp"

Lắng nghe và thấu hiểu là tố chất quan trọng của người lãnh đạo công đoàn. Đối với thầy Dũng những yếu tố đó đã làm nên “thương hiệu” của vị Chủ tịch Công đoàn này. Thầy Dũng lúc nào cũng thực hiện nghiêm túc trách nhiệm của người đứng đầu trong tổ chức công đoàn nhà trường, thấu hiểu, quan tâm giải quyết được những nguyện vọng chính đáng của mọi người trong cơ quan.

“Người anh cả” thân thiện của Công đoàn Trường THCS Lê Quý Đôn
Lãnh đạo Công đoàn, Nhà trường thăm và tặng quà tết Nguyên đán cho cán bộ y tế của trường. Ảnh: ĐVCC

Là người Chủ tịch Công đoàn , thầy làm bằng cả tấm lòng, trái tim, và tinh thần trách nhiệm; hết mực yêu thương quan tâm đến anh chị em đồng nghiệp, các nhân viên, người lao động trong nhà trường. Biết bao đoàn viên Công đoàn, người lao động được thầy cùng Ban chấp hành trong nhà trường quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ, động viên chia sẻ trực tiếp khi họ gặp hoàn cảnh khó khăn hay những lúc ốm đau, bệnh tật.

Mỗi khi trong gia đình các anh chị em có điều không may, gặp hoàn cảnh khó khăn thì tất cả đều tập thể công đoàn viên đồng lòng chung sức sẻ chia. Nhờ vậy mà anh chị em cảm thấy được ủi an, được động viên và vơi đi gánh nặng. Tấm lòng, những lời động viên, chia sẻ như tiếp thêm sức lực cho mọi người vượt qua trở ngại, vượt lên chính mình.

Cô giáo Hoàng Thị Thọ nhớ lại: “Năm 2016, con gái tôi bị bệnh. Mọi sự lo lắng, bất an hiện rõ trên đôi mắt ưu tư của người mẹ trẻ như tôi. Tôi phải vừa dạy, vừa phải nhiều lần tranh thủ đưa con gái mình vào thành phố Hồ Chí Minh để thăm khám và phẫu thuật. Ngày ấy, kinh tế gia đình tôi còn eo hẹp, khó khăn khi chồng tôi mới bị tai nạn lao động, vết thương chưa lành hẳn nên cũng chưa đi làm gì được. Kinh tế gia đình chủ yếu dựa vào tiền lương dạy học của tôi”.

Lúc đó, thầy giáo Nguyễn Dũng - Chủ tịch Công đoàn đã thể hiện rõ vai trò là một cán bộ Công đoàn năng động và đầy trách nhiệm. Thầy đã cùng với Ban Chấp hành Công đoàn vận động anh chị em cùng nhau thực hiện phong trào “Ba giúp” trong nhà trường. Phân công nhau dạy thay, dạy giúp cô giáo Thọ để cô an tâm việc trường mà chăm lo sức khỏe cho con.

“Người anh cả” thân thiện của Công đoàn Trường THCS Lê Quý Đôn
Thầy giáo Nguyễn Dũng, Chủ tịch Công đoàn tặng quà chia tay nhân viên chuyển nơi công tác. Ảnh: ĐVCC

Cũng như cô Thọ, thầy Trần Em và nhiều giáo viên khác cũng đã vượt qua những trở ngại khi vợ hoặc chồng bị bệnh tật, phải điều trị dài ngày ở bệnh viện xa chỗ làm- cũng được vòng tay Công đoàn trường “che chở”.

Cô Phan Thị Hạnh, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Qúy Đôn nhận xét: “Thầy Nguyễn Dũng, Chủ tịch Công đoàn trường trong công tác giảng dạy thầy là giáo giỏi cấp trường nhiều năm liền, thầy là đảng viên luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được Đảng bộ xã Đại Minh tặng nhiều giấy khen. Với vai trò và trách nhiệm là người đứng đầu của cơ quan đoàn thể nhà trường, Công đoàn cơ sở Trường THCS nhiều năm liền được công nhận danh hiệu “Công đoàn vững mạnh xuất sắc”. Thầy được sự tin yêu của anh em nhờ sự quan tâm, thấu hiểu và chia sẻ”.

Tác phẩm tham dự Cuộc thi viết “Vòng tay Công đoàn” lần thứ IV do Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức từ 30/10/2023 đến hết ngày 30/9/2024.

Cuộc thi nhằm tuyên truyền, cổ vũ những trường hợp đoàn viên, người lao động được tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn chăm lo, bảo vệ thiết thực, hiệu quả; nhờ đó có sự thay đổi tích cực trong cuộc sống.

Thông qua bài viết nêu bật nỗ lực của tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn trong việc thực hiện nhiệm vụ cốt lõi đại diện bảo vệ, chăm lo cho đoàn viên, người lao động; góp phần khẳng định Công đoàn Việt Nam đã, đang và sẽ mãi là chỗ dựa vững chắc, tin cậy, nơi gửi gắm niềm tin của đoàn viên, người lao động.

Mời độc giả xem thêm TẠI ĐÂY

Địa chỉ nhận tác phẩm dự thi: vongtaycongdoan.ldcd@gmail.com

Công đoàn – "ngọn lửa" sưởi ấm hạnh phúc gia đình công nhân lao động

Công đoàn – "ngọn lửa" sưởi ấm hạnh phúc gia đình công nhân lao động

Trong guồng quay hối hả mưu sinh, hạnh phúc gia đình đôi khi trở thành điều xa xỉ đối với nhiều công nhân lao động. Tuy nhiên, bằng nhiều cách làm linh hoạt, thiết thực, tổ chức Công đoàn đã và đang trở thành điểm tựa vững chắc, không chỉ bảo vệ quyền lợi người lao động mà còn là nơi khơi nguồn và gìn giữ những giá trị gia đình – nền tảng quan trọng của một xã hội bền vững.
Mái ấm giữa đời thường: Ước mơ có thật của đôi vợ chồng công nhân xa quê

Mái ấm giữa đời thường: Ước mơ có thật của đôi vợ chồng công nhân xa quê

Trong căn phòng trọ nhỏ nằm gần Công ty TNHH JS Vina (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An), vợ chồng anh Nguyễn Trọng Nghĩa và chị Nguyễn Thị Tiên vẫn chưa hết xúc động khi hay tin gia đình mình được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Long An hỗ trợ 70 triệu đồng để xây dựng “Mái ấm Công đoàn” – món quà mà anh chị từng nghĩ cả đời sẽ không bao giờ với tới.
“Tổ ấm” nơi xóm trọ: Khi công đoàn làm cầu nối yêu thương

“Tổ ấm” nơi xóm trọ: Khi công đoàn làm cầu nối yêu thương

Một buổi chiều tháng Tư, tại khu nhà trọ Tư Nê, thị trấn Phú Hòa, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, không khí trở nên rộn ràng hơn thường lệ. Công nhân tan ca trở về, nhưng thay vì vội vã vào phòng nghỉ ngơi, họ tụ tập tại sân chung, nơi đang diễn ra chương trình “Đến với nhà trọ công nhân” do Nhà Văn hóa lao động tỉnh An Giang tổ chức.​
Thỏa ước lao động tập thể: Chìa khóa kiến tạo phúc lợi, đồng hành cùng phát triển

Thỏa ước lao động tập thể: Chìa khóa kiến tạo phúc lợi, đồng hành cùng phát triển

Đối với hàng triệu người lao động, Thỏa ước lao động tập thể không chỉ bảo vệ quyền lợi chính đáng mà còn là sợi dây gắn kết họ với doanh nghiệp. Quan trọng hơn, đây là minh chứng cho sức mạnh của sự đoàn kết và tiếng nói tập thể, dưới sự đại diện của tổ chức Công đoàn.
Công nhân, Công đoàn: nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế tư nhân bền vững và thịnh vượng

Công nhân, Công đoàn: nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế tư nhân bền vững và thịnh vượng

Trong bài phát biểu “Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định rõ: kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng hàng đầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Với gần một triệu doanh nghiệp, hơn 5 triệu hộ kinh doanh và hơn 40 triệu việc làm – khu vực tư nhân đang là “trái tim” của nền kinh tế. Nhưng để trái tim đó đập khỏe, bền vững, thì không thể thiếu lực lượng công nhân hăng say lao động và tổ chức Công đoàn đồng hành, hỗ trợ, định hướng và bảo vệ người lao động.
Đam mê sáng kiến, sáng tạo, giữ nhịp sản xuất

Đam mê sáng kiến, sáng tạo, giữ nhịp sản xuất

Sự ổn định của một dây chuyền không chỉ nằm ở máy móc, mà còn ở đôi tay, khối óc và trái tim của người vận hành. Với anh Đỗ Văn Tiền, kỹ sư Điện – Điện tử nhà máy Sợi Đồng Văn (Tổng Công ty Dệt may Hà Nội), “giữ nhịp sản xuất” không đơn thuần là nhiệm vụ mà là hành trình gắn bó, sáng tạo và cống hiến không ngừng nghỉ.
Số hóa công đoàn Đồng Nai: Khi mỗi công nhân có “điểm hẹn” trong lòng bàn tay

Số hóa công đoàn Đồng Nai: Khi mỗi công nhân có “điểm hẹn” trong lòng bàn tay

Không cần lên hội trường, không phải rời khỏi ca làm hay di chuyển xa xôi, mỗi công nhân giờ đây chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh là có thể “gặp” công đoàn – đúng nghĩa. “Điểm hẹn công nhân” đã không còn là một chương trình giao lưu trực tuyến mà đã trở thành hình mẫu sinh động của chuyển đổi số trong hoạt động công đoàn, nơi công nghệ trở thành cây cầu nối dài tiếng nói, quyền lợi và tâm tư của hàng ngàn công nhân lao động…
Lâm Đồng khởi động sớm Tháng Công nhân năm 2025 bằng các hoạt động sôi nổi, thiết thực

Lâm Đồng khởi động sớm Tháng Công nhân năm 2025 bằng các hoạt động sôi nổi, thiết thực

Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng đã chính thức "khởi động" Tháng Công nhân năm 2025 bằng việc sớm ban hành kế hoạch và tổ chức các hoạt động ý nghĩa. Huyện Đạ Huoai là đơn vị đầu tiên trong tỉnh tổ chức lễ phát động, mở màn cho chuỗi sự kiện hướng về người lao động.
Công đoàn “3 tại chỗ”: Ký ức không quên và những bài học đổi mới tổ chức

Công đoàn “3 tại chỗ”: Ký ức không quên và những bài học đổi mới tổ chức

“Lúc đó tôi không có việc làm, lại phải lo cho gia đình ở quê. Nếu không có công đoàn, không biết tụi tôi xoay xở sao nổi”, chị Nguyễn Ngọc Hương, công nhân Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kwong Lung – MeKo, Khu công nghiệp Trà Nóc, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ xúc động nói – khi nhớ lại khoảng thời gian “3 tại chỗ” giữa đại dịch Covid-19.
Công đoàn tạo sân chơi, tiếp lửa tinh thần đoàn viên

Công đoàn tạo sân chơi, tiếp lửa tinh thần đoàn viên

Không chỉ là những cú đánh kỹ thuật, giải billiards Công đoàn quận Hải Châu còn là nơi tiếp lửa đam mê, gắn kết tinh thần và khẳng định vai trò đồng hành của tổ chức Công đoàn.