Ra mắt Hội đồng Biên tập Tạp chí Lao động và Công đoàn

Ngày 05/11/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Lao động và Công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đã tổ chức ra mắt Hội đồng Biên tập Tạp chí.
95 năm Tạp chí Lao động và Công đoàn: Hành trình của sự nỗ lực và sáng tạo không ngừng

Theo Quyết định thành lập, Hội đồng Biên tập Tạp chí Lao động và Công đoàn gồm 13 thành viên là các nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực xây dựng Đảng, công nhân, công đoàn, an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ).

Hội đồng Biên tập do đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam làm Chủ tịch.

Ra mắt Hội đồng Biên tập Tạp chí Lao động và Công đoàn
Hội đồng Biên tập của Tạp chí Lao động và Công đoàn

Hội đồng Biên tập của Tạp chí Lao động và Công đoàn được thành lập để tư vấn, giúp Ban Biên tập (BBT) trong việc định hướng và xác định nội dung, kế hoạch hoạt động của Tạp chí theo các quy định của Luật Báo chí, phù hợp với tôn chỉ mục đích đã được xác định trong Giấy phép xuất bản và phục vụ tốt công tác công bố kết quả nghiên cứu khoa học; thông tin, tuyên truyền nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn Việt Nam về các vấn đề liên quan đến lao động, việc làm, công nhân, công đoàn, ATVSLĐ.

Ra mắt Hội đồng Biên tập Tạp chí Lao động và Công đoàn
Nhà báo Trần Duy Phương - Tổng Biên tập Tạp chí Lao động và Công đoàn trình bày về tình hình hoạt động và định hướng của tạp chí trong thời gian tới.

Trình bày về tình hình và định hướng của Tạp chí Lao động và Công đoàn trong thời gian tới, Nhà báo Trần Duy Phương - Tổng Biên tập Tạp chí nhấn mạnh, chiến lược chính là làm và gắn bó với tổ chức Công đoàn.

Theo đó, Tạp chí sẽ theo sát các cán bộ công đoàn, bảo vệ đoàn viên, người lao động (NLĐ), để hiểu thêm, cung cấp các thông tin cần thiết và dẫn trở thành đối tác thông tin quan trọng. Bên cạnh đó, Tạp chí Lao động và Công đoàn cũng chú trọng cải tiến, ứng dụng công nghệ trong các sản phẩm báo chí, sáng tạo, tăng tương tác mạng xã hội, tăng hiệu quả lan tỏa thông tin.

Về việc làm thế nào để phát huy hiệu quả, vai trò của Hội đồng Biên tập đối với Tạp chí, đồng chí Ngọ Duy Hiểu đề nghị các thành viên trong hội đồng cần chủ động nêu ra các yêu cầu, nhiệm vụ trong hoạt động; yêu cầu càng cao, nhiệm vụ càng khó, càng đạt được hiệu quả lớn. Đồng thời, thành viên hội đồng cần vận dụng kinh nghiệm, thực tiễn trải nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn với công đoàn để đóng góp theo từng giác độ. Thường xuyên gợi mở, tư vấn, viết bài, đặt vấn đề về công đoàn, từ đó áp dụng vào cuộc sống, chia sẻ trong các diễn đàn để lan tỏa hiệu ứng của Tạp chí đến với đông đảo bạn đọc.

Ra mắt Hội đồng Biên tập Tạp chí Lao động và Công đoàn
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam giữ vai trò Chủ tịch Hội đồng Biên tập Tạp chí Lao động và Công đoàn.

“Phải làm thế nào để khi có Hội đồng Biên tập, Tạp chí phải khác và phát triển hơn trước. Trong đó cần chú trọng đến hàm lượng các bài nghiên cứu, lý luận, những bài nghiên cứu khoa học thực sự, để đảm bảo 5 “tính”, gồm: Định hướng - Thời sự - Tương tác - Kịp thời - Hấp dẫn”, đồng chí Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh.

Chủ tịch Hội đồng Biên tập Tạp chí Lao động và Công đoàn kỳ vọng, Hội đồng sẽ thực sự trở thành chỗ dựa của BBT, tạo áp lực để đổi mới hơn nữa và dành nhiều thời gian, tâm sức để giúp tạp chí phát triển, đáp ứng yêu cầu của thời đại.

Tại lễ ra mắt, các thành viên trong Hội đồng Biên tập Tạp chí Lao động và Công đoàn có nhiều ý kiến đóng góp, góp phần nâng cao vai trò, thực hiện tốt nhiệm vụ về mọi mặt.

TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, thành viên Hội đồng biên tập Tạp chí Lao động và Công đoàn cho rằng, vai trò của cơ quan truyền thông rất quan trọng trong việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi của NLĐ, đặc biệt là việc hài hòa mối quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và NLĐ.

Ra mắt Hội đồng Biên tập Tạp chí Lao động và Công đoàn
TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, thành viên Hội đồng Biên tập Tạp chí Lao động và Công đoàn trình bày tại cuộc họp.

TS. Nguyễn Sĩ Dũng cũng nêu ra thách thức lớn đến từ sự thay đổi của thời đại, cạnh tranh của trí tuệ nhân tạo. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu từ quảng cáo của các cơ quan truyền thông nói chung và của Tạp chí nói riêng. Điều này đòi hỏi người làm Tạp chí cần có hướng tiếp cận đối tượng chính xác, phản ánh được các vấn đề của NLĐ, tạo dựng tệp người đọc đa dạng số lượng và chất lượng.

Theo TS. Nhạc Phan Linh, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Công nhân và Công đoàn, hiện nay, Tạp chí Lao động và Công đoàn có nội dung sinh động, phục vụ nhu cầu đa dạng của độc giả. Tuy nhiên, hiện tại các bài viết nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu khái quát, ngắn gọn. Do vậy, cần có thêm dung lượng dành cho các bài lý luận, nghiên cứu, đảm bảo lượng thông tin luận giải, thu hút các chuyên gia, nhà nghiên cứu khoa học gửi bài đăng, tăng uy tín Tạp chí.

Ra mắt Hội đồng Biên tập Tạp chí Lao động và Công đoàn
TS. Nhạc Phan Linh, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Công nhân và Công đoàn, thành viên Hội đồng Biên tập Tạp chí phát biểu tại buổi lễ.

Đồng tình với quan điểm này, ThS Lê Đình Quảng, Phó Trưởng Ban Chính sách - Pháp luật, Tổng LĐLĐ Việt Nam kiến nghị, Hội đồng Biên tập Tạp chí Lao động và Công đoàn cần có bộ phận thường trực, chịu trách nhiệm thường xuyên xin ý kiến, đặt bài, đặt vấn đề, xin ý kiến các thành viên hội đồng để kịp thời thông tin về tình hình hoạt động. Bên cạnh đó, cần đặt các bài nghiên cứu từ Tổng LĐLĐ Việt Nam, để có các bài nghiên cứu khoa học về công đoàn, về những chính sách liên quan đến NLĐ.

Ra mắt Hội đồng Biên tập Tạp chí Lao động và Công đoàn
ThS Lê Đình Quảng, Phó Trưởng Ban Chính sách - Pháp luật, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất các ý kiến.

Tại lễ ra mắt, các thành viên trong Hội đồng Biên tập Tạp chí Lao động và Công đoàn nhất trí sẽ dành nhiều tâm huyết, trí lực, để đưa tiếng nói chung, lan truyền các chính sách về NLĐ, các thông điệp từ Tổng LĐLĐ đi sâu hơn vào hơi thở cuộc sống của NLĐ. Từ đó, nâng cao vai trò, uy tín của Tạp chí, để Tạp chí Lao động và Công đoàn phát triển hơn với hàm lượng khoa học cao, đổi mới và bám sát với NLĐ.

95 năm Tạp chí Lao động và Công đoàn: Hành trình của sự nỗ lực và sáng tạo không ngừng 95 năm Tạp chí Lao động và Công đoàn: Hành trình của sự nỗ lực và sáng tạo không ngừng

Kỷ niệm 95 năm Tạp chí Công hội Đỏ (nay là Tạp chí Lao động và Công đoàn) xuất bản số đầu tiên (1/10/1929 - ...

Tạp chí Lao động và Công đoàn đoạt giải Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Tạp chí Lao động và Công đoàn đoạt giải Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 1/10, Đảng ủy Khối Các cơ quan Trung ương phối hợp với Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Đài Truyền hình Việt Nam, ...

“Tạp chí Lao động và Công đoàn luôn có tinh thần vượt khó, sáng tạo” “Tạp chí Lao động và Công đoàn luôn có tinh thần vượt khó, sáng tạo”

Đây là nhấn mạnh của đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tại Tọa đàm: “Nhà ...

Gánh vác tương lai đất nước, kiến tạo tương lai chính mình

Gánh vác tương lai đất nước, kiến tạo tương lai chính mình

“Tương lai đất nước nằm trong tay những con người đang làm việc hôm nay” - lời của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết chỉ đạo vừa qua không chỉ là sự nhắn nhủ đến lớp trẻ, mà còn là sự động viên đối với hàng chục triệu công nhân Việt Nam – lực lượng chủ lực trong công cuộc phát triển đất nước.
Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Mô hình “Điểm sinh hoạt văn hóa Công đoàn”: Nơi nuôi dưỡng tâm hồn người lao động

Mô hình “Điểm sinh hoạt văn hóa Công đoàn”: Nơi nuôi dưỡng tâm hồn người lao động

Giữa bộn bề áp lực công việc nơi nhà xưởng, khu công nghiệp, việc chăm lo và bồi đắp giá trị văn hóa, tinh thần cho người lao động không chỉ là trách nhiệm, mà còn là thước đo cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và tổ chức Công đoàn. Tại Đà Nẵng, một sáng kiến mang đậm tính nhân văn và thiết thực đang dần bén rễ, lan tỏa – đó là “Điểm sinh hoạt văn hóa Công đoàn”.
Hơn 1.000 cán bộ công đoàn Dầu khí được phổ biến các chính sách mới về công đoàn và bảo hiểm xã hội

Hơn 1.000 cán bộ công đoàn Dầu khí được phổ biến các chính sách mới về công đoàn và bảo hiểm xã hội

Công đoàn Dầu khí Việt Nam đã tổ chức phổ biến nội dung mới của Luật Công đoàn và Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 tới hơn 1.000 cán bộ công đoàn qua hình thức trực tuyến tại 253 điểm cầu.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
10 năm kiểm tra đồng hành cùng người lao động: Minh bạch, trách nhiệm và kiên định

10 năm kiểm tra đồng hành cùng người lao động: Minh bạch, trách nhiệm và kiên định

Mười năm trước, Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ được ban hành như một cột mốc đánh dấu bước ngoặt mới trong hoạt động kiểm tra, giám sát của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Từ đó đến nay, hệ thống Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp đã không ngừng nỗ lực, kiên trì thực hiện sứ mệnh: bảo vệ quyền lợi chính đáng cho đoàn viên, người lao động và gìn giữ tính minh bạch, kỷ luật trong hệ thống công đoàn.
Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Trước yêu cầu phát triển nhanh và bền vững, khu vực kinh tế tư nhân cần có sự đồng hành, hỗ trợ thiết thực từ các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó tổ chức Công đoàn giữ vai trò không thể thiếu trong việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động và thúc đẩy mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.