Thứ sáu 01/12/2023 10:55

Lâm Đồng: Nhiều ý kiến của công nhân lao động sẽ đến với diễn đàn Quốc hội

Đời sống - ĐOÀN LÂM

Chiều 5/5, gần 200 công nhân lao động (CNLĐ) tỉnh Lâm Đồng tiếp xúc cử tri với đại biểu Quốc hội; CNLĐ phản ánh, kiến nghị nhiều ý kiến đến Đảng, Nhà nước.
Lâm Đồng: Nhiều ý kiến của công nhân lao động sẽ đến với diễn đàn Quốc hội
Anh Nguyễn Hương Sơn, Công ty TNHH Mekava Việt Nam phát biểu, kiến nghị với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Đoàn Lâm

Hội nghị tiếp xúc cử tri CNLĐ được tổ chức tại Hội trường Công ty TNHH Mekava Việt Nam, Khu Công nghiệp Lộc Sơn, thành phố Bảo Lộc. Tham dự có đồng chí Trần Đình Văn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng, Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội; đồng chí Nguyễn Văn Hiển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội; lãnh đạo tỉnh, các sở, ngành, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Lâm Đồng và thành phố Bảo Lộc.

Ông Hoàng Liên, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng cho biết, đơn vị này phối hợp với Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội – HĐND tỉnh tham mưu tổ chức tiếp xúc cử tri chuyên đề với công nhân lao động tỉnh Lâm Đồng trước kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, tạo diễn đàn để đại biểu Quốc hội khóa XV tiếp xúc, lắng nghe, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị, đề xuất của cử tri là CNLĐ tỉnh Lâm Đồng về việc làm, thu nhập và đời sống, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật; nhằm phản ánh đến diễn đàn Quốc hội trong kỳ họp thứ 5 sắp tới.

Đồng thời cũng là hoạt động trọng tâm trong “Tháng Công nhân” năm 2023; khẳng định sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước, bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương và tổ chức Công đoàn đối với CNLĐ; góp phần tăng cường dân chủ ở cơ sở; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của CNLĐ trong tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Lâm Đồng: Nhiều ý kiến của công nhân lao động sẽ đến với diễn đàn Quốc hội
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng lắng nghe ý kiến phát biểu, kiến nghị của CNLĐ. Ảnh: Đoàn Lâm

Tại buổi tiếp xúc, đã có 17 lượt CNLĐ phát biểu với nhiều kiến nghị, đề xuất gửi đến Nhà nước, địa phương, các cấp quan tâm xem xét hoàn thiện luật pháp; có những cơ chế, chính sách đảm bảo và nâng cao đời sống cho CNLĐ như: chính sách về xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ bán trả góp hoặc cho CNLĐ vay vốn ưu đãi lãi suất thấp để mua nhà ở; xây dựng nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp hoặc gần khu công nghiệp để CNLĐ có điều kiện được sinh hoạt, tập luyện văn hóa, thể thao.

Xem xét, mở rộng thêm chính sách trợ cấp đối với trẻ em mầm non là con CNLĐ động làm việc trong các doanh nghiệp đang học tại các trường công lập như đối với trẻ em học tại các lớp mẫu giáo độc lập tư thục hiện nay. Nghiên cứu, chính sách xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo giành riêng cho con em của CNLĐ trong cụm công nghiệp để CNLĐ thuận tiện đưa đón con và có thể gửi con ở gần nơi làm việc, tranh thủ giờ nghỉ ca đến cho con bú; tìm giải pháp tháo gỡ cho CNLĐ được hưởng quyền lợi về khám chữa bệnh BHYT do bệnh viện xa khu công nghiệp, thời gian làm việc của CNLĐ là theo ca, kíp, không thể đi khám trong giờ hành chính.

Về tiền lương, CNLĐ phản ánh hiện nay, giá cả sinh hoạt tăng, lương thấp làm cho đời sống của CNLĐ gặp nhiều khó khăn nhưng các cơ quan vẫn chưa bàn đến tăng lương tối thiểu năm nay. Để đảm bảo cuộc sống, CNLĐ phải làm tăng ca, hoặc làm thêm nhiều công việc khác, nên không còn thời gian nghỉ ngơi, chăm lo con cái và gia đình. Mong muốn Nhà nước quan tâm cải thiện chính sách lương đảm bảo mức sống tối thiểu cho CNLĐ cũng như cần tính toán sớm giảm giờ làm CNLĐ xuống 40 giờ như công chức Nhà nước.

Lâm Đồng: Nhiều ý kiến của công nhân lao động sẽ đến với diễn đàn Quốc hội
Cán bộ công đoàn phản ánh từ thực tiễn về đóng kinh phí công đoàn, bảo đảm điều kiện hoạt động của công đoàn và cán bộ công đoàn trong doanh nghiệp. Ảnh: Đoàn Lâm

Đối với chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), CNLĐ đề nghị xem xét giảm thời gian tham gia BHXH trong quy định điều kiện được hưởng lương hưu hằng tháng để nhiều người lao động (NLĐ) có cơ hội được nhận lương hưu (hiện nay là đủ 20 năm đóng BHXH trở lên). Đồng thời, nghiên cứu giảm tuổi nghỉ hưu ở một số ngành nghề lao động tay chân, Dệt may, Giày da, Điện tử theo hướng trao quyền cho NLĐ được lựa chọn nghỉ hưu ở độ tuổi từ 55 tuổi trở lên.

Hay đề nghị điều chỉnh giảm hoặc bỏ thời gian bảo lưu chờ giải quyết chế độ BHXH một lần nhằm đảm bảo nhu cầu cấp thiết của NLĐ để giải quyết khó khăn trước mắt như dịch bệnh, ốm đau… và hạn chế tình trạng mua bán sổ BHXH khi thời gian chờ đợi để được giải quyết chế độ BHXH một lần là quá dài (hiện nay là 12 tháng). Mặt khác, trong trường hợp NLĐ đã giải quyết BHXH một lần, sau đó tham gia BHXH tại đơn vị mới cũng được thuận lợi.

Đồng thời tăng cường cơ chế bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NLĐ như: trao quyền để NLĐ đề nghị phá sản, giải thể doanh nghiệp nợ lương, nợ bảo hiểm không có khả năng chi trả; ưu tiên trả lương, bảo hiểm xã hội đối với NLĐ trước hoặc cùng với thanh toán nợ tín dụng khi doanh nghiệp giải thể, phá sản.

Với CNLĐ là người dân tộc thiểu số bày tỏ mong muốn Nhà nước có chính sách riêng cho CNLĐ là người dân tộc thiểu số như: hỗ trợ trực tiếp về nhà ở, khám chữa bệnh; học tập nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề; hay hỗ trợ CNLĐ thông qua doanh nghiệp như: học việc, truyền nghề, thử việc, đào tạo lại … Tăng cường chính sách hỗ trợ đào tạo lại, đào tạo nghề mới, kết nối, giới thiệu việc làm để CNLĐ có thể chuyển đổi, thích ứng ngay khi thị trường lao động có sự chuyển dịch giữa các ngành nghề.

Lâm Đồng: Nhiều ý kiến của công nhân lao động sẽ đến với diễn đàn Quốc hội

Đại biểu Quốc hội và lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng thăm, tặng quà CNLĐ Công ty TNHH May mặc Tiến An. Ảnh: Đoàn Lâm

Riêng về Công đoàn, các cán bộ công đoàn phản ánh từ thực tiễn về đóng kinh phí công đoàn, bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn và cán bộ công đoàn trong doanh nghiệp đã có quy định trong Luật Công đoàn năm 2012, nghị định của Chính phủ, song nhiều doanh nghiệp không thực hiện nhưng chưa được cơ quan Nhà nước xử lý (kể cả việc xử phạt vi phạm hành chính); đề nghị Nhà nước nghiên cứu, hoàn thiện quy định xử lý vi phạm, đảm bảo quyền và điều kiện hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp.

Hay về quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc đại diện cho tập thể NLĐ khởi kiện tại toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể lao động bị xâm phạm; đại diện cho NLĐ khởi kiện tại toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ bị xâm phạm: cán bộ công đoàn đề nghị nghiên cứu sửa đổi theo hướng trao quyền cho công đoàn cấp trên thay vì trao cho công đoàn cơ sở; đồng thời bỏ điều kiện phải có yêu cầu của NLĐ như hiện nay. Vì thực tế cán bộ công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp cũng là CNLĐ, giao kết hợp đồng và hưởng lương từ doanh nghiệp nên công đoàn cơ sở không đủ khả năng để đứng ra khởi kiện.

Tiếp thu các ý kiến, kiến nghị của cử tri là CNLĐ, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng đã giải thích rõ ràng, đầy đủ được cử tri đồng thuận và nhất trí cao; đồng thời tiếp tục tổng hợp trình Quốc hội và gửi các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết trong thời gian sớm nhất.

Dịp này, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng, lãnh đạo LĐLĐ tỉnh và các sở, ngành cũng đến thăm Công ty TNHH May mặc Tiến An, phường Lộc Tiến, thành phố Bảo Lộc; tặng quà cho 27 CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn, bị giảm thu nhập do công ty bị cắt giảm đơn hàng trong thời gian qua, mỗi suất quà trị giá 1 triệu đồng. Tại đây, chị Hồ Thị Bích Sâm, Giám đốc Công ty xúc động nói: “Sự quan tâm, hỗ trợ của đại biểu Quốc hội, lãnh đạo tỉnh và các cấp công đoàn giúp chúng tôi vượt qua giai đoạn khó khăn; cũng là nguồn động viên lớn để chúng tôi tiếp tục cố gắng đảm bảo việc làm, tiền lương ổn định cho CNLĐ”.

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp thưởng Tết 650 tỷ đồng sau 7 lần thương lượng của công đoàn

Đời sống -

Doanh nghiệp thưởng Tết 650 tỷ đồng sau 7 lần thương lượng của công đoàn

Công đoàn Công ty TNHH Changshin Việt Nam đã có 7 phiên thương lượng với Ban Giám đốc để giữ được mức thưởng Tết như năm ngoái.

Hiện thực cuộc sống tràn đầy qua các tác phẩm về công nhân, công đoàn

Đời sống -

Hiện thực cuộc sống tràn đầy qua các tác phẩm về công nhân, công đoàn

Lễ trao giải “Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn" diễn ra tối 26/11, tại Nhà hát lớn Hà Nội.

Công nhân khó khăn ở Hà Nội có cơ hội mua hàng "0 đồng" dịp Tết

Đời sống -

Công nhân khó khăn ở Hà Nội có cơ hội mua hàng "0 đồng" dịp Tết

Ngoài nhận hỗ trợ từ LĐLĐ TP Hà Nội, trong dịp Tết Nguyên đán 2024, công nhân lao động khó khăn có cơ hội mua hàng "0 đồng" từ các gian hàng chợ Tết.

Những giọt mồ hôi thầm lặng

Đời sống -

Những giọt mồ hôi thầm lặng

Dù ở những ngành nghề khác nhau, công nhân lao động vẫn miệt mài cống hiến góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phát triển, giàu mạnh…

“Bóng hồng” duy nhất trong cabin trên tuyến metro số 1

Đời sống -

“Bóng hồng” duy nhất trong cabin trên tuyến metro số 1

Khi chuyến tàu thuộc dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông lần đầu lăn bánh, lẫn trong số hàng triệu người đang dõi theo, có một cô gái trẻ nhìn theo đoàn tàu với niềm mơ ước rằng: Một ngày nào đó mình sẽ được đặt chân lên những chuyến tàu đường sắt đô thị. Và rồi, cô gái ấy đã bước lên tàu, nhưng không phải là hành khách; mà đã trở thành người “cầm vô lăng”, trên hành trình đi tới những ước mơ xa xôi, về một tương lai hiện đại…

Người lao động gửi kỳ vọng tới Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Đời sống -

Người lao động gửi kỳ vọng tới Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Còn 10 ngày nữa Đại hội Công Việt Nam lần thứ XIII sẽ chính thức diễn ra. Bầu không khí phấn khởi trong thi đua lao động sản xuất diễn ra khắp cả nước.

Talk Công đoàn: "Niềm vui của người lao động là hạnh phúc của cán bộ công đoàn" Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: "Niềm vui của người lao động là hạnh phúc của cán bộ công đoàn"

Talk Công đoàn tuần này là cuộc trò chuyện với đồng chí Đinh Sỹ Phúc - Chủ tịch Công đoàn Công ty Taekwang Vina.
Thêm cơ hội tiếp cận nhà ở xã hội cho công nhân lao động Tôi công nhân

Thêm cơ hội tiếp cận nhà ở xã hội cho công nhân lao động

Tại Kỳ họp thứ 6, sáng ngày 27/11, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi), trong đó cho phép Tổng LĐLĐ Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng nguồn tài chính công đoàn cho công nhân, người lao động thuộc đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội thuê.
10 nội dung chăm lo Tết của LĐLĐ TP Hà Nội Infographic

10 nội dung chăm lo Tết của LĐLĐ TP Hà Nội

LĐLĐ TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ) nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Bản tin công nhân: Giải quyết quyền lợi bảo hiểm xã hội cho 200.000 lao động Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Giải quyết quyền lợi bảo hiểm xã hội cho 200.000 lao động

Bản tin công nhân ngày 30/11 gồm những nội dung chính sau đây: Giải quyết quyền lợi BHXH cho 200.000 lao động; công nhân xuyên đêm lắp đặt nhịp cuối cầu vượt Mai Dịch; công nhân khó khăn nhận “món quà từ Đại hội”
Talk Bàn Phúc lợi số 4: Chinh phục đoàn viên, NLĐ với cam kết về chất lượng sản phẩm Bàn Phúc lợi

Talk Bàn Phúc lợi số 4: Chinh phục đoàn viên, NLĐ với cam kết về chất lượng sản phẩm

Điều gì khiến doanh nghiệp chọn chấp nhận “lỗ” để đảm bảo cho đoàn viên, công nhân lao động được sử dụng những sản phẩm có chất lượng? Cùng lắng nghe chia sẻ của chính những người trong cuộc trong chương trình Bàn Phúc lợi số 4 với chủ đề: Chinh phục đoàn viên, NLĐ với cam kết về chất lượng sản phẩm.

Đọc thêm

Họp báo cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn

Đời sống -

Họp báo cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn

Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn đã phản ánh những góc nhìn thực tiễn về đời sống, việc làm của công nhân lao động.

Tôi tự hào về thầy tôi

Đời sống -

Tôi tự hào về thầy tôi

Ở một góc Sài Gòn, thầy giáo trẻ Võ Ngọc Thành vẫn đang miệt mài truyền lửa cho bao thế hệ học sinh và làm những việc có ý nghĩa giúp đời.

Đà Nẵng: Tổ công nhân tự quản góp phần phòng, chống tệ nạn

Đời sống -

Đà Nẵng: Tổ công nhân tự quản góp phần phòng, chống tệ nạn

Mô hình tổ công nhân tự quản khu nhà trọ tại TP Đà Nẵng hoạt động hiệu quả và ngày càng được nhân rộng, góp phần phòng, chống tệ nạn xã hội.

Một nhà giáo tận tâm và công chính

Đời sống -

Một nhà giáo tận tâm và công chính

Thầy giáo Thái Quốc Khánh - nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Lê Thế Hiếu (Cam Lộ, Quảng Trị) nay đã về hưu nhưng phụ huynh và học sinh vẫn nhớ một người thầy tận hiến.

Đồng chí Ngọ Duy Hiểu thăm công nhân khó khăn tại Bình Dương

Hoạt động Công đoàn -

Đồng chí Ngọ Duy Hiểu thăm công nhân khó khăn tại Bình Dương

Đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đến thăm công nhân có hoàn cảnh khó khăn đang sinh sống tại khu nhà trọ trên địa bàn phường Phú Mỹ (TP Thủ Dầu Một), chiều 18/11.

UBND tỉnh Bình Dương vinh danh 253 lao động giỏi

Đời sống -

UBND tỉnh Bình Dương vinh danh 253 lao động giỏi

253 công nhân lao động giỏi được UBND tỉnh Bình Dương vinh danh tại Hội nghị tuyên dương lao động giỏi, lao động sáng tạo năm 2023.

Cách lấy lại mật khẩu ứng dụng VssID

Người lao động -

Cách lấy lại mật khẩu ứng dụng VssID

Để lấy lại mật khẩu VssID, chị Khấu Thị Thủy (Quảng Nam) bị trừ 250.000 đồng do làm theo hướng dẫn của tổng đài 1900.25.25.10.

Công nhân làm gì trong một năm chờ rút bảo hiểm xã hội một lần?

Đời sống -

Công nhân làm gì trong một năm chờ rút bảo hiểm xã hội một lần?

Đến nay, đã có không ít công nhân lao động đã chủ động nộp đơn xin nghỉ việc để chờ rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần.

Công đoàn tham gia nâng chất lượng bữa ăn ca cho người lao động

Đời sống -

Công đoàn tham gia nâng chất lượng bữa ăn ca cho người lao động

Xác định rằng, chất lượng bữa ăn ca rất quan trọng đối với người lao động (NLĐ) và cả doanh nghiệp, Công đoàn Tập đoàn Phượng Hoàng Xanh A & A (Tập đoàn Phenikaa) đã tích cực tham mưu, đề xuất với Ban Lãnh đạo trong việc quan tâm chất lượng bữa ăn ca để bảo đảm sức khỏe cho người lao động (NLĐ).

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp là chìa khóa giữ NLĐ ở lại với hệ thống BHXH

Đời sống -

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp là chìa khóa giữ NLĐ ở lại với hệ thống BHXH

Làn sóng rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần trong thời gian qua được cho là có nguyên nhân trực tiếp từ dịch Covid-19 và Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi), người lao động (NLĐ) rút để “chạy luật”. Nhưng liệu có nguyên nhân sâu xa khác không?