Xuân ấm áp tình công đoàn ở khu tập thể giáo viên vùng khó

Giữa tiết trời se lạnh, khu nhà tập thể giáo viên tại Trường Tiểu học Tân Thanh II, huyện Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) như thu mình trong không gian mênh mang của núi đồi Tây Nguyên bạt ngàn, trắng hoa cà phê. Nhưng cũng chính ở nơi đây, tình công đoàn hòa quyện cùng sắc xuân mới đang đến với những giáo viên vùng khó khăn này.
Xuân về ấm áp tình công đoàn ở khu tập thể giáo viên vùng khó khăn
Khu nhà tập thể giáo viên tại Trường Tiểu học Tân Thanh II được xây dựng đã hơn hai chục năm, là nơi nơi sinh hoạt của 10 hộ gia đình với gần 30 nhân khẩu. Ảnh: Ngọc Quý

Ngày cuối năm Giáp Thìn 2024, khi kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ vừa bắt đầu, Liên đoàn Lao động huyện Lâm Hà đã kịp bàn giao công trình vệ sinh cho khu tập thể giáo viên Trường Tiểu học Tân Thanh II. Công trình này không chỉ là món quà thiết thực mà còn được Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng gắn biển công nhận là công trình tiêu biểu trong phong trào thi đua chào mừng 95 năm Ngày thành lập Đảng (03/02/1929 – 03/02/2025).

Biết chúng tôi vượt hơn trăm cây số đến đây, thầy Nhữ Văn Ba – Hiệu trưởng nhà trường – đón tận cổng với nụ cười rạng rỡ. Thầy phấn khởi giới thiệu về ngôi trường này - nơi mà thầy Ba đã gắn bó từ khi mới vào nghề giáo viên.

Thầy giáo Nhữ Văn Ba nhớ lại, ngày anh mới tốt nghiệp sư phạm, háo hức về nhận công tác tại xã Tân Thanh, nơi đây chỉ là một điểm trường lẻ, cách trường chính gần chục cây số. Mỗi ngày đến lớp, thầy trò lại phải “đánh vật” với con đường đất đỏ quánh dính, níu chặt từng bước chân suốt mùa mưa, hay bột đất đỏ mịn màng phủ ngập bàn chân trong cái nắng hanh hao mùa khô. Những hôm trời đổ mưa, đường trơn trượt, gập ghềnh; trời nắng, bụi đỏ cuộn lên mù mịt, bóng người mờ trong khói bụi…

“Thấm thoắt đã hơn hai thập kỷ rồi anh ạ. Giờ đây, đường sá đã thuận tiện hơn, đời sống học sinh cũng cải thiện đáng kể. Nhưng vì khu vực này cách xa trung tâm huyện, giáo dục nơi đây vẫn còn nhiều khó khăn lắm”, thầy Ba trầm ngâm chia sẻ.

Có lẽ vì đã gắn bó với giáo dục nơi đây quá lâu, thầy Nhữ Văn Ba thấu hiểu từng khó khăn, vất vả và cả những tâm tư, nguyện vọng của giáo viên đang sinh hoạt tại khu tập thể vùng khó.

Thầy dẫn chúng tôi men theo con đường mòn nhỏ, rẽ về cuối khu đất của trường, nơi khu tập thể giáo viên nép mình. Hiện ra trước mắt là hai dãy nhà cấp 4, cùng quay mặt vào khoảng sân hẹp, lặng lẽ dưới bóng dãy phòng học hai tầng khang trang. Càng đi sâu vào, khu nhà càng trở nên khiêm tốn trước khung cảnh bao la của vùng cao nguyên, nơi những triền đồi cà phê trải dài bất tận, đang vào mùa hoa trắng muốt. Giữa nền trắng mênh mang ấy, chỉ lác đác vài mái nhà nhỏ, càng khiến nơi đây thêm phần hoang sơ, tĩnh lặng.

Xuân về ấm áp tình công đoàn ở khu tập thể giáo viên vùng khó khăn
Ông Phạm Văn Được - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng trao biển công nhận là công trình sản phẩm mới chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng (03/02/1929-03/02/2025). Ảnh: Ngọc Quý

Như đoán được suy nghĩ của chúng tôi, thầy Nhữ Văn Ba chậm rãi chia sẻ: Khu tập thể giáo viên này có 10 phòng, là nơi sinh sống của hơn chục hộ gia đình. Họ là giáo viên, nhân viên đang công tác tại Trường Tiểu học Tân Thanh II, Trường Mẫu giáo Tân Mai và Trường THCS Lê Văn Tám – những ngôi trường cùng chung một địa bàn nơi vùng khó.

“Khu tập thể này đã tồn tại hơn hai mươi năm rồi. Khi mới xây dựng, chỉ có phòng ở, hoàn toàn không có công trình vệ sinh đi kèm. Anh chị em giáo viên phải tự dựng nhà vệ sinh tạm, dùng chung với nhau, bất tiện đủ bề”, thầy Ba bùi ngùi nhớ lại.

Vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều giáo viên xa quê đã trở về đoàn tụ cùng gia đình sau những tháng ngày xa cách, nên chúng tôi không có cơ hội gặp gỡ đầy đủ những người đang sinh hoạt tại khu tập thể. Thế nhưng, hơn hai mươi năm gắn bó với giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn giúp tôi phần nào thấu hiểu cuộc sống của họ, dù chỉ qua những câu chuyện sẻ chia từ vài người còn ở lại.

Cô Bùi Thị Lan – Chủ tịch Công đoàn Trường Mẫu giáo Tân Mai – cho biết, phần lớn giáo viên ở đây đều từ xa đến công tác. Có người đã gắn bó từ khi khu tập thể được xây dựng, nhưng do hoàn cảnh nên đến nay vẫn chưa thể có một mái nhà riêng. Như cô Nguyễn Thị Ngoan, đã ở đây suốt 15 năm…

Riêng cô Bùi Thị Lan, dù nhà cách đây gần 60 cây số, vẫn gắn bó với khu tập thể gần chục năm qua. Ngày mới nhận công tác, cô từng trăn trở chuyện xin về dạy gần nhà để thuận tiện hơn, và cũng có vài lần cơ hội luân chuyển đến với cô.

Theo cô Bùi Thị Lan, trước đây, bốn phòng tập thể chỉ dùng chung một phòng tắm và một phòng vệ sinh, nên sinh hoạt hàng ngày vô cùng bất tiện. Anh chị em giáo viên đã ở lâu thì thấu hiểu, cố gắng nhường nhịn, chia sẻ với nhau, nhưng vào những giờ cao điểm, việc chờ đợi là điều khó tránh khỏi.

“Được hỗ trợ xây dựng khu vệ sinh mới, chúng tôi phấn khởi lắm. Từ nay, anh chị em không còn phải chờ đợi, nhường nhau mỗi sáng, mỗi trưa hay mỗi tối như trước nữa”, cô Lan vui mừng chia sẻ.

Xuân về ấm áp tình công đoàn ở khu tập thể giáo viên vùng khó khăn
Ông Phạm Văn Được - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng trao tặng quà Tết cho khu tập thể giáo viên. Ảnh: Ngọc Quý

Chung niềm vui ấy, chị Nguyễn Thị Phượng – nhân viên thiết bị Trường THCS Lê Văn Tám – hào hứng khoe rằng năm nay, gia đình chị sẽ đón Tết ngay tại khu tập thể.

Chị Phượng phấn khởi cho biết, có thêm công trình vệ sinh mới, cuộc sống của anh chị em giáo viên ở đây thuận tiện hơn rất nhiều, đặc biệt là với những người nuôi con nhỏ như chị. Tuy nhiên, vẫn còn một nỗi trăn trở khiến mọi người không khỏi lo lắng – đó là nguồn nước sinh hoạt. Hiện tại, 10 hộ gia đình với gần 30 nhân khẩu trong khu tập thể vẫn phải sử dụng nước từ giếng đào.

“Mùa mưa thì nước còn tạm đủ, nhưng đến mùa khô, chúng em phải căn thời gian để bơm nước cả ban ngày lẫn ban đêm mà vẫn không đủ dùng. Mọi người động viên nhau tiết kiệm, mua thêm dụng cụ tích trữ… nhưng cũng chẳng thấm vào đâu”, chị Phượng chia sẻ, ánh mắt thoáng nét lo âu.

Xuân về ấm áp tình công đoàn ở khu tập thể giáo viên vùng khó khăn
Trường Mẫu giáo Tân Mai cách xa trung tâm huyện, nên giáo dục ở đây và đời sống giáo ciên vẫn còn nhiều khó khăn. Ảnh: Bùi Lan

Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Lâm Hà – ông K’Dung – cho biết, trước những khó khăn mà giáo viên ở khu tập thể này đang đối mặt, đơn vị đã phát động phong trào “Trường giúp trường”, kêu gọi sự chung tay từ các công đoàn cơ sở trong toàn huyện.

Theo ông K’Dung, phong trào nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của đoàn viên công đoàn khối trường học. Chỉ trong hai tháng cuối năm 2024, số tiền quyên góp đã lên đến gần 90 triệu đồng.

Từ nguồn kinh phí này, Liên đoàn Lao động huyện đã hỗ trợ Trường Tiểu học Tân Thanh II xây dựng công trình vệ sinh mới cho khu tập thể giáo viên. Công trình gồm bốn phòng tắm và vệ sinh tự hoại khang trang, sạch sẽ, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của các thầy cô.

“Đây không chỉ là một công trình, mà còn là món quà ý nghĩa từ đoàn viên, người lao động trong ngành giáo dục huyện, cùng chung tay sẻ chia với đồng nghiệp nơi vùng khó. Càng ý nghĩa hơn khi công trình được hoàn thành và bàn giao ngay dịp Tết này”, ông K’Dung phấn khởi chia sẻ.

Chia tay thầy Ba, cô Lan, chị Phượng và những giáo viên ở khu tập thể trong niềm hân hoan khi đón nhận món quà cả về vật chất lẫn tinh thần, chúng tôi hiểu rằng, dù phía trước vẫn còn nhiều khó khăn cần được sẻ chia và đồng hành, nhưng mùa xuân mới đã kề bên – một mùa xuân ấm áp tình người, tình đồng nghiệp, tình Công đoàn nơi vùng đất đầy yêu thương này…

Video bàn giao công trình vệ sinh khu nhà công vụ giáo viên Trường Tiểu học Tân Thanh II

Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 4: Rủi ro chực chờ trên từng cuốc xe

Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 4: Rủi ro chực chờ trên từng cuốc xe

Nghề xe ôm công nghệ, shipper ngày càng trở thành lựa chọn của nhiều lao động phổ thông do tính linh hoạt và không yêu cầu trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, ẩn sau vẻ ngoài tự do là một thực tế đầy rủi ro: Thu nhập bấp bênh, nguy cơ tai nạn cao, bị lừa đảo, hành hung, và không có bảo hiểm lao động.
Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 3: Cần mạnh tay xử lý hành vi bạo lực với shipper

Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 3: Cần mạnh tay xử lý hành vi bạo lực với shipper

Hai vụ việc shipper bị hành hung tại Hà Nội và Đà Nẵng mới đây đã gây bức xúc trong dư luận, đặt ra vấn đề về sự an toàn và bảo vệ quyền lợi cho lực lượng lao động giao hàng – những người đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế số.
Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 2: Shipper và những lỗ hổng bảo vệ

Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 2: Shipper và những lỗ hổng bảo vệ

Sự phát triển của nền kinh tế nền tảng đã thay đổi hoàn toàn cách thức làm việc của shipper, biến họ từ người lao động (NLĐ) truyền thống thành “đối tác” của các công ty công nghệ. Từ đó, shipper rơi vào tình trạng yếu thế, không được bảo vệ bởi pháp luật lao động, không có BHXH, y tế hay cơ chế giải quyết tranh chấp hợp lý. Lỗ hổng pháp lý và sự kiểm soát bằng thuật toán càng khiến họ bị động trước những quyết định từ phía công ty nền tảng.
TS Nguyễn Ngọc Ân: “Thay đổi cách thi cử, học thêm sẽ không còn chỗ đứng”

TS Nguyễn Ngọc Ân: “Thay đổi cách thi cử, học thêm sẽ không còn chỗ đứng”

Trao đổi với Tạp chí Lao động và Công đoàn, TS Nguyễn Ngọc Ân – Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho rằng vấn đề cốt lõi của dạy thêm, học thêm nằm ở câu hỏi: “Học thêm để làm gì? Để học sinh giỏi hơn, hay để các em thi đỗ?".
TS Nguyễn Ngọc Ân: Giáo viên có “lách luật” dạy thêm cũng không hẳn vì tăng thu nhập

TS Nguyễn Ngọc Ân: Giáo viên có “lách luật” dạy thêm cũng không hẳn vì tăng thu nhập

TS Nguyễn Ngọc Ân - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam, đã có những chia sẻ thẳng thắn xoay quanh Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về vấn đề dạy thêm, học thêm. Ông nhấn mạnh rằng việc dạy thêm cần được quản lý chặt chẽ nhưng cũng phải nhìn nhận thực tế từ nhiều góc độ.
Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 1: Lao động tự do ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 1: Lao động tự do ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Lao động tự do (còn được biết đến là lao động phi chính thức hay lao động có việc làm phi chính thức) là những người làm công việc tự do, thời vụ như bán hàng rong, bán hàng tại các khu chợ, phụ hồ, xe ôm, những người làm thuê khoán trong các xưởng sản xuất, gia công... Họ luôn đối mặt với sự vất vả trong điều kiện làm việc và thiệt thòi trong tham gia mạng lưới an sinh xã hội do thường làm việc không có hợp đồng lao động. Việc tồn tại tỷ lệ bộ phận lao động này cao sẽ là rào cản cho sự phát triển của thị trường lao động cũng như phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Nữ đảng viên luôn “dấn thân” vì công nhân lao động

Nữ đảng viên luôn “dấn thân” vì công nhân lao động

Với chị Như, khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng, từ chỗ một người đến tuổi trưởng thành, lên đường lập nghiệp nhưng chưa có lý tưởng phấn đấu rõ ràng, chị Như đã trở thành người có ước mơ, khát vọng cống hiến, đóng góp cho quê hương, đất nước…
Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm: Nỗi lo, giải pháp và kỳ vọng

Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm: Nỗi lo, giải pháp và kỳ vọng

Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành từ 14/2/2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), mang theo kỳ vọng về một sự chấn chỉnh mạnh mẽ trong hoạt động dạy thêm, học thêm, đảm bảo quyền lợi chính đáng của cả giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, vẫn còn đó những trăn trở, khó khăn mà các giáo viên cùng với các bậc phụ huynh đang phải đối mặt.
Bài 2: Thời điểm thuận lợi để đàm phán tăng lương công nhân dệt may

Bài 2: Thời điểm thuận lợi để đàm phán tăng lương công nhân dệt may

Đã đến lúc công đoàn chủ động đàm phán, thương lượng để tăng lương cho công nhân dệt may; đây cũng là con đường ngắn và hiệu quả nhất giúp cải thiện đời sống người lao động làm việc trong ngành này.
Bài 1: Công nhân ngành Dệt may lương thấp, môi trường làm việc khắc nghiệt

Bài 1: Công nhân ngành Dệt may lương thấp, môi trường làm việc khắc nghiệt

Công nhân ngành Dệt may làm việc trong môi trường khắc nghiệt, thu nhập thấp hơn thu nhập bình quân chung của cả nước; trong đó tỷ lệ tiền lương chỉ chiếm 72% trong cơ cấu thu nhập.