Kiến nghị nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp du lịch
Kinh tế - Xã hội - 12/07/2021 12:00 Lê Tuấn
Đề xuất nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp ngành Du lịch gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. |
Điêu đứng với 4 làn sóng Covid-19
Theo thông tin từ Sở Du lịch TP.HCM, do tác động của dịch bệnh Covid-19, trong 6 tháng đầu năm 2021, thành phố đón trên 7.190.000 lượt khách nội địa, giảm 47% so với cùng kỳ năm 2019.
Theo báo cáo của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, doanh thu trong 6 tháng đầu năm 2021 chỉ đạt khoảng 30% so với cùng kỳ năm 2020, khiến các doanh nghiệp du lịch đối mặt với rất nhiều khó khăn.
Từ 1/1/2020 đến 31/5/2021 có 171 doanh nghiệp rút giấy phép kinh doanh (trong đó có 152 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, 19 doanh nghiệp lữ hành nội địa), đa số đơn vị cắt giảm từ 50-80% lao động. Lực lượng hướng dẫn viên quốc tế còn khoảng 10%, hướng dẫn viên nội địa còn khoảng 40-50%.
Qua thống kê, TP.HCM có hơn 50% cơ sở lưu trú hạng 3 sao hoặc tương đương tạm ngưng hoạt động, cơ sở lưu trú hạng 4 và 5 sao/tương đương hoạt động cầm chừng. Doanh thu của khách sạn 5 sao giảm hơn 80%, dịch vụ ăn uống giảm hơn 60%, số lượng lao dộng giảm hơn 40%; khách sạn 4 sao giảm hơn 70%, doanh thu dịch vụ ăn uống, hội nghị giảm hơn 75%, số lượng lao động giảm hơn 50%; khách sạn 3 sao giảm hơn 80%, nhiều đơn vị tạm ngưng nhận khách để giảm chi phí tối đa.
Anh Hồ Đại Nam - chủ khách sạn trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (TP. HCM) chia sẻ: “Giai đoạn trước Tết Tân Sửu, hoạt động du lịch đang trên đà hồi phục sau nhiều tháng “đứng yên” vì dịch bệnh, thấy vậy chúng tôi rất mừng. Vậy nhưng khi đợt dịch lần thứ 4 bất ngờ bùng phát trong cộng đồng thì hoạt động du lịch lại rơi vào bế tắc. Bây giờ nhiều tour bị hủy, khách sạn hết khách nên tạm ngừng hoạt động, nhân viên rất buồn và lo lắng, không biết qua đợt dịch này còn khả năng hoạt động lại hay phải đóng cửa công ty luôn”.
Lao động ngành Du lịch bị ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh Covid-19 quay lại lần thứ 4. |
Chị Hà Thị Duyên (29 tuổi) là nhân viên khách sạn trên đường Bùi Thị Xuân, quận 1, TP.HCM tâm sự: "Khi khách sạn đóng cửa, chúng em phải đi các nơi tìm việc nhưng ở thời điểm này không thể tìm được. Hiện nay lao động ngành Du lịch như em đều chật vật mưu sinh. Không ít người vì muốn đợi chỗ làm cũ gọi trở lại phải làm tạm một vài công việc khác như kinh doanh online, buôn bán vỉa hè nhưng thành phố đang giãn cách nên công việc tiếp tục ngưng trệ”, chị Duyên kể.
Đề xuất nhiều giải pháp
Theo Hiệp hội Du lịch TP. HCM, từ đầu năm 2020 đến nay, đại dịch Covid-19 hoành hành, du lịch và hàng không là ngành chịu thiệt hại nặng nề chưa từng có, mọi hoạt động gần như tê liệt, doanh nghiệp điêu đứng, hầu hết đều ngưng hoạt động, không có doanh thu...
Mặc dù vậy, doanh nghiệp vẫn phải chịu áp lực lớn với hàng loạt các chi phí như trả lương cho lao động (mặc dù đã cắt giảm và cơ cấu lại nhân sự), trả lãi vay, nợ, hoàn tiền cho khách hàng với các chi phí đã đặt trước.
Trước tình hình khó khăn trên, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 quy định về việc cơ cấu lại thời hạn trả, miễn, giảm lãi, phí, đã hỗ trợ doanh nghiệp có khả năng trả nợ tốt hơn, trả nợ đúng hạn. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp thuộc lĩnh vực du lịch, vận tải du lịch vẫn chưa thể thực hiện được vì chưa hồi phục lại hoạt động. Đến ngày 2/4/2021 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục ban hành Thông tư số 03/2021/TT-NHNN về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN.
Sau khi Thông tư ban hành, dịch bùng phát lần thứ 4 với diễn biến càng phức tạp và nghiêm trọng hơn rất nhiều so với năm 2020. Ngành Du lịch vốn lao đao, chưa thể hồi phục nay bị tê liệt hoàn toàn, một số doanh nghiệp đã phá sản, nhiều doanh nghiệp có nguy cơ không thể trả được nợ, lãi vay… Trong khi đó, cũng chưa xác định được thời gian đón khách quốc tế trở lại nên khó khăn của ngành Du lịch vẫn còn kéo dài. Vì vậy, dù cơ cấu thời hạn trả nợ thêm 12 tháng theo Thông tư 03/TT-NHNN, thì doanh nghiệp du lịch vẫn vô cùng khó khăn trong thanh toán các khoản nợ theo đúng quy định.
Dịch Covid-19 làm ảnh hưởng hoạt động kinh tế của TP.HCM, trong đó ngành Du lịch bị "tổn thương" rất nặng nề. |
Theo bà Nguyễn Thị Khánh - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP.HCM, những khó khăn của ngành Du lịch gồm lữ hành, khách sạn, khu du lịch, nhà hàng, chuỗi cung ứng dịch vụ kéo theo những ảnh hưởng đến các ngành vận tải đường bộ, hàng không, đường sắt, đường thủy và nhiều ngành kinh tế khác. Việc tạo những cơ chế đặc thù, ưu đãi giúp doanh nghiệp du lịch vượt qua khó khăn trước mắt, khôi phục hoạt động cũng đồng thời giúp các ngành, lĩnh vực liên quan. Từ đó, Hiệp hội Du lịch TP.HCM kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, Hiệp hội Du lịch Việt Nam, UBND TP.HCM và Sở Du lịch TP.HCM nghiên cứu, sớm có chính sách đặc thù về thời hạn trả nợ, lãi vay cho lĩnh vực du lịch như: giảm mức lãi suất vay đang áp dụng, không áp dụng chuyển nhóm nợ; gia hạn gốc và lãi toàn bộ dư nợ hiện hữu. Thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ (kể cả trường hợp gia hạn nợ) là 24 tháng, kể từ ngày thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ...
Cũng theo bà Khánh, Hiệp hội sẽ tiếp tục kiến nghị hỗ trợ miễn giảm thuế cho doanh nghiệp lữ hành, các nhà hàng, cơ sở lưu trú, vận chuyển kinh doanh dịch vụ lữ hành; hỗ trợ áp dụng mức giá điện theo đơn giá điện sản xuất cho các cơ sở kinh doanh nhà hàng, dịch vụ lưu trú du lịch trong năm 2021…
Nhà hàng, khách sạn tại TP.HCM phải đóng cửa để phòng, chống dịch Covid-19. Ảnh HCDC |
Trước những khó khăn của doanh nghiệp, Sở Du lịch TP.HCM cũng phối hợp, tham mưu, kiến nghị Trung ương chỉ đạo Bộ Tài chính xem xét giảm thuế suất VAT từ 10% cuống 5%, kéo dài chính sách giảm 15% tiền thuê đất, gia hạn giảm phí thẩm định hồ sơ, giảm 80% số tiền ký quỹ của doanh nghiệp.
Đồng thời, đề xuất Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội xem xét cho phép kéo dài thời gian tạm dừng đóng bảo hiểm một số đối tượng; giảm các tiêu chí yêu cầu về quyền lợi bảo hiệm thất nghiệp. Đề xuất Bộ Công thương về phương án hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện thoạt (đợt 3), đề xuất Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quan tâm đưa hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch đi vào thực tế.
Nhằm hỗ trợ khó khăn cho đội ngũ hướng dẫn viên, tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ban hành ngày 7/7 của Thủ tướng Chính phủ, mức hỗ trợ cho mỗi hướng dẫn viên du lịch là 3,71 triệu đồng, theo phương thức chi trả 1 lần. |
Ngoài ra, Sở Du lịch TP.HCM đề xuất xem xét chính sách hỗ trợ cho các điểm tham quan du lịch và nhóm bảo tàng, khu du tích là đơn vị sự nghiệp công lập nhằm hỗ trợ kích cầu du lịch năm 2021 sau khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát; đề xuất triển khai ưu tiên tiêm vắc xin phòng dịch Covid-19 cho lực lượng lao động trong ngành Du lịch.
“Lương 8 triệu đồng/tháng, vợ chồng em may mắn hơn nhiều bạn công nhân thời dịch bệnh” Có công việc ổn định, thu nhập bình quân 8 triệu đồng/tháng, Lê Thị Hương Lan (quê Thái Nguyên) cho rằng đó là sự may ... |
Bình Dương: Số ca nhiễm Covid-19 tăng cao, công nhân, doanh nghiệp chủ động phòng dịch Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến khá phức tạp tại Bình Dương. Hiện nay, tổng số ca mắc từ đầu đợt dịch lần thứ 4 ... |
TP HCM - Thà một lần đau Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ "Mong nhân dân ủng hộ, thông cảm nếu phải giãn cách, phong tỏa trên diện rộng" khi ông ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 14:42
Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
Các doanh nghiệp và cơ quan quản lý trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đã không ngừng nỗ lực triển khai các biện pháp phòng cháy chữa cháy (PCCC) để giảm thiểu tối đa rủi ro, bảo vệ môi trường và tài sản.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 11:30
Địa ốc Đà Nẵng lột xác toàn diện, bước vào giai đoạn tăng trưởng mới
Trong đà tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường địa ốc Đà Nẵng năm 2024, ghi nhận dấu ấn và vai trò lực đẩy của những tổ hợp bất động sản đẳng cấp ven sông Hàn với quy hoạch bài bản cùng hệ thống tiện ích cao cấp theo mô hình “all-in-one” tiên phong.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 21:00
Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ được thực hiện thông qua ứng dụng VNeID (tài khoản định danh điện từ) cài đặt trên điện thoại di động.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 20:00
Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?
Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy không phải hiếm gặp. Nguyên nhân do đâu, cách xử lý như thế nào, mời bạn đọc cùng tìm hiểu.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 13:23
Ford Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ tại PVOIL VOC 2024
Bạn đã bao giờ tưởng tượng mình sẽ lái một chiếc Ford Ranger chinh phục những địa hình hiểm trở? PVOIL VOC 2024 đã biến điều đó thành hiện thực cho hàng trăm người đam mê off-road tại Việt Nam.
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng