Công đoàn Bình Dương gấp rút hỗ trợ cho người lao động gặp khó khăn do bị nợ lương

LĐLĐ tỉnh Bình Dương đã chi hỗ trợ khẩn cấp để chia sẻ khó khăn với người lao động. Với sự vào cuộc quyết liệt của công đoàn, công ty Hoàng Sinh cam kết đến ngày 9/8 tới sẽ chi trả lương cho người lao động trong 2 tháng (tháng 4 và tháng 5/2024)…
Những "từ khóa" vàng của giải quyết ngừng việc tập thể

Công đoàn nỗ lực hỗ trợ người lao động khó khăn do bị nợ lương

Thông tin từ LĐLĐ tỉnh Bình Dương, cho biết trong sáng nay (1/8) tổ chức này đã tiến hành chi hỗ trợ cho khoảng 900 công nhân lao động thuộc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hoàng Sinh (đường D4, khu công nghiệp Phú Tân, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, gọi tắt là Công ty Hoàng Sinh).

Trong đợt chi hỗ trợ lần này, mỗi công nhân, người lao động sẽ nhận được 500.000 đồng; qua tuần sau, mỗi công nhân sẽ được nhận thêm 500.000đ nữa. Trước đó, trong ngày 31/7, LĐLĐ tỉnh đã tập trung nguồn lực hỗ trợ một số nhu yếu phẩm như mì gói, bột nêm, nước mắm, và có cả sữa cho gia đình công nhân có con em nhỏ.

Công đoàn Bình Dương gấp rút hỗ trợ cho người lao động gặp khó khăn do bị nợ lương
LĐLĐ tỉnh Bình Dương chi hỗ trợ cho đoàn viên Công đoàn, công nhân lao động Công ty Hoàng Sinh. Ảnh: P.V.

Động thái này diễn ra sau khi phát sinh tình hình quan hệ lao động phức tạp tại Công ty Hoàng Sinh. Doanh nghiệp này chuyên sản xuất các sản phẩm đồ gỗ nội thất gia đình, đồ gỗ mỹ nghệ…; đã nợ lương của khoảng 900 công nhân trong 4 tháng liền (từ tháng 4 đến tháng 7/2024). Ngoài ra, doanh nghiệp còn nợ BHXH từ tháng 4/2023 đến nay (15 tháng), tương đương khoảng 26 tỉ đồng.

Trước đó, đầu tháng 7, Công ty Hoàng Sinh có thông báo về việc gia hạn thời gian chi trả lương đến ngày 29/7. Tuy nhiên, sau thời gian này công ty vẫn chưa thanh toán lương cho người lao động như thông báo. Bức xúc, hàng trăm công nhân đã ngừng việc 3 ngày nay để yêu cầu Công ty trả lương theo đúng cam kết.

Trước tình hình trên, LĐLĐ tỉnh Bình Dương đã thành lập Đoàn công tác do Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh Nguyễn Hoàng Bảo Trân dẫn đầu, cùng các bộ phận chuyên môn của các cấp công đoàn từ tỉnh đến cơ sở phối hợp với các ngành chức năng, đến yêu cầu làm việc với công ty, đề nghị công ty thực hiện ngay những cam kết trong thời gian sớm nhất.

Ông Võ Hoàng Út Oanh (50 tuổi), cho biết: Do nghèo khó, ông rời quê ở Kiên Giang lên Bình Dương làm việc đã mấy năm qua. Công ty nợ lương 4 tháng nay khiến cuộc sống ông điêu đứng, không còn gạo để ăn. Đau lòng hơn, do không trả tiền thuê trọ nhiều tháng, ông bị chủ nhà đòi đuổi ra ngoài. Lúc túng quẩn ông phải đi “vay nóng” bên ngoài 1 triệu đồng, và chịu lãi 100.000 đồng/tháng.

“Giờ tôi chỉ mong công ty trả lương đầy đủ để có tiền xoay sở; sau đó tìm công việc mới để làm. Năm nay, tôi đã 50 tuổi rồi, không biết có chỗ nào nhận nữa hay không”, ông Oanh lo lắng.

Công đoàn Bình Dương gấp rút hỗ trợ cho người lao động gặp khó khăn do bị nợ lương

Đồng chí Nguyễn Kim Loan, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương an ủi, động viên người lao động gặp khó khăn, bức xúc do bị nợ lương. Ảnh: P.V.

Yêu cầu Công ty nhanh chóng thực hiện đúng cam kết

Đây là vụ ngừng việc thứ hai tại Công ty Hoàng Sinh trong tháng 7/2024. Công nhân yêu cầu doanh nghiệp trả lương, đảm bảo quyền lợi cho họ; trong khi đó, doanh nghiệp giải thích rằng: Kho việc sản xuất kinh doanh khó khăn nên chưa thể thực hiện đúng như lời hứa với người lao động.

Trước những diễn biến nói trên, đích thân đồng chí Đồng chí Nguyễn Kim Loan - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương cũng đã có mặt để động viên và trao hỗ trợ cho những công nhân đang gặp khó khăn này.

“Trước những khó khăn công nhân đang gặp phải do doanh nghiệp nợ lương, LĐLĐ tỉnh đã quyết định hỗ trợ trực tiếp cho mỗi đoàn viên, người lao động của Công ty Hoàng Sinh 1 triệu đồng/người từ nguồn vận động xã hội hóa. Bên cạnh việc hỗ trợ khẩn cấp, LĐLĐ tỉnh cũng đang tập trung kết nối các doanh nghiệp khác trên địa bàn để giới thiệu việc làm cho người lao động, phối hợp các ngành, địa phương có phương án tối ưu nhất, tạo mọi điều kiện tốt nhất để người lao động sớm ổn định việc làm, có thu nhập đảm bảo cuộc sống.”, đồng chí Loan chia sẻ.

Công đoàn Bình Dương gấp rút hỗ trợ cho người lao động gặp khó khăn do bị nợ lương
Nguồn chi hỗ trợ của LĐLĐ tỉnh Bình Dương sẽ góp phần giúp công nhân vượt qua khó khăn trước mắt. Ảnh: P.V.

Đồng chí Nguyễn Kim Loan cũng cho biết thêm, nhiều tháng qua, LĐLĐ tỉnh luôn theo dõi sát sao tình hình tại Công ty Hoàng Sinh. Đồng thời phối hợp với Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh cũng như ngành Lao động, Thương binh và Xã hội, chính quyền địa phương nhiều lần trực tiếp đến làm việc với đại diện doanh nghiệp và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở. Những lần đến làm việc, công ty đều đưa ra những cam kết sẽ thanh toán dứt điểm tiền nợ lương cho người lao động, tuy nhiên đến nay, công ty vẫn chưa thực hiện đúng cam kết.

Công đoàn luôn bám sát diễn biến tình hình tại doanh nghiệp để thương lượng, yêu cầu công ty giải quyết trả lương cho công nhân. Tuy nhiên, doanh nghiệp nêu lý do đang gặp khó khăn nên chậm trả lương cho công nhân.

Hiện LĐLĐ tỉnh Bình Dương vẫn đang tiếp tục làm việc để tháo gỡ khó khăn, yêu cầu doanh nghiệp tìm giải pháp thực hiện đúng cam kết trả lương cho người lao động. Ngoài ra, sẽ phối hợp cùng các sở, ngành giám sát chặt chẽ việc thực hiện đóng BHXH của doanh nghiệp để bảo vệ quyền lợi của người lao động.

Qua các buổi làm việc cũng như sự quyết liệt vào cuộc của công đoàn Bình Dương; Công ty Hoàng Sinh hẹn đến ngày 9/8 tới sẽ chi trả lương cho người lao động của 2 tháng (tháng 4 và tháng 5/2024)...

Đến trưa nay (1/8), hầu hết công nhân lao động đều đã nhận được hỗ trợ từ LĐLĐ tỉnh. “Ngay lúc này, với chúng tôi đây thực sự là một số tiền lớn. Tôi sẽ mua gạo cùng một số nhu yếu phẩm cần thiết để duy trì cuộc sống. Chúng tôi rất chia sẻ với doanh nghiệp giữa lúc khó khăn, và đã cố gắng chờ đợi lời hứa trả lương trong nhiều tháng. Giờ mong Công ty thực hiện đúng cam kết của mình”, công nhân Lê Văn Hải nói.

Hiểu điều công nhân nói và nói cho công nhân hiểu Hiểu điều công nhân nói và nói cho công nhân hiểu

Một trong những kinh nghiệm khi giải quyết ngừng việc tập thể là hiểu điều công nhân nói, và nói cho công nhân hiểu, dựa ...

Thấy gì từ vụ ngừng việc tại Công ty Điện tử BSE Việt Nam? Thấy gì từ vụ ngừng việc tại Công ty Điện tử BSE Việt Nam?

Hơn 1.000 công nhân Công ty TNHH Điện tử BSE Việt Nam (Khu công nghiệp Nam Cấm, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) tập trung ...

Ngừng việc do tăng lương: Doanh nghiệp cần chủ động để tránh thiệt thòi Ngừng việc do tăng lương: Doanh nghiệp cần chủ động để tránh thiệt thòi

Một số vụ ngừng việc tập thể gần đây của người lao động đã đặt ra yêu cầu đối với các doanh nghiệp trong việc ...

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Giữa những con số xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm của ngành điều Việt Nam, ít ai để ý rằng đằng sau thành công ấy là những đôi tay chai sạn, những giọt mồ hôi rơi giữa xưởng nóng và những câu chuyện đời thầm lặng của người lao động. Từ những người phụ nữ ngồi bó gối bên rổ điều sống để tách vỏ, đến những công nhân vận hành dây chuyền sản xuất hiện đại, họ chính là những mắt xích bền bỉ góp phần đưa hạt điều Việt Nam có mặt tại hơn 90 quốc gia trên thế giới.
Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Giữa nhịp sống tất bật nơi các khu công nghiệp, hàng triệu nữ công nhân vẫn âm thầm lao động, cống hiến và hy sinh, mang trên vai không chỉ gánh nặng mưu sinh mà còn cả giấc mơ làm mẹ.
Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Không còn phải rời xưởng sớm để nộp một tờ đơn. Không còn mất công cả buổi để đi xin xác nhận giấy tờ. Không còn cảnh ngồi hàng giờ trước cánh cửa cơ quan BHXH với ánh mắt lo lắng.
Luật BHXH năm 2024: "Mở lối" an sinh cho người lao động

Luật BHXH năm 2024: "Mở lối" an sinh cho người lao động

Chính sách bổ sung trợ cấp hàng tháng trong Luật BHXH năm 2024 không chỉ là một cải cách về pháp lý, mà còn là một bước tiến dài trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Luật BHXH năm 2024: Người lao động không phải "bán tương lai" để “cứu hôm nay"

Luật BHXH năm 2024: Người lao động không phải "bán tương lai" để “cứu hôm nay"

Trong bối cảnh hàng triệu công nhân đang đối mặt với khó khăn sau đại dịch, mất việc, thiếu ổn định thu nhập, luật mới mở ra một lối đi khác. Đó là, khuyến khích bảo lưu thời gian đóng để hướng tới lương hưu, một “mái nhà” an toàn khi tuổi già “gõ cửa”.
Giảm thời gian tối thiểu đóng BHXH: Người lao động có thể tự mình đi đến tương lai an toàn

Giảm thời gian tối thiểu đóng BHXH: Người lao động có thể tự mình đi đến tương lai an toàn

Đối với hàng triệu người lao động, đặc biệt là lực lượng lao động phi chính thức vốn chiếm gần 60% tổng số người làm việc tại Việt Nam quy định cũ là rào cản lớn khiến họ ngần ngại tham gia BHXH.
Giảm thời gian tối thiểu đóng BHXH: Một chính sách, nhiều niềm tin

Giảm thời gian tối thiểu đóng BHXH: Một chính sách, nhiều niềm tin

Với việc Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 chính thức giảm thời gian tối thiểu đóng BHXH để hưởng lương hưu từ 20 năm xuống còn 15 năm, hàng triệu người lao động, đặc biệt là những người tham gia BHXH muộn hoặc có thời gian lao động đứt quãng, như vừa mở ra một cánh cửa hy vọng.
Nghị quyết 57: Tháo gỡ “nút thắt” thể chế để “thức tỉnh” sức mạnh đổi mới

Nghị quyết 57: Tháo gỡ “nút thắt” thể chế để “thức tỉnh” sức mạnh đổi mới

Suốt một thời gian dài, đổi mới sáng tạo ở Việt Nam vẫn được gắn liền với những phòng thí nghiệm khép kín, những đề tài hàn lâm khó đo đếm và đôi khi xa rời thực tiễn sản xuất, đời sống.
Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.