Nghị quyết 68: Chính sách hỗ trợ người lao động phù hợp từ lắng nghe cơ sở
Hoạt động Công đoàn - 09/07/2021 16:00 Hồ Thị Kim Ngân - Phó Trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam
Người lao động khó khăn do Covid-19 xếp hàng đi "Siêu thị 0 đồng" tại Bắc Giang, ngày 25/5/2021 |
Làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 (từ ngày 27/4/2021) tấn công trực diện vào các doanh nghiệp, khu công nghiệp ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt là hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh khiến nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động; hàng trăm nghìn công nhân lao động phải nghỉ việc, mất việc, đời sống vô cùng khó khăn. Nhất là công nhân lao động ngoại tỉnh, phải thuê nhà trọ, lao động nữ mang thai, người lao động nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi bị cách ly y tế, nằm trong khu vực phong tỏa hoặc do doanh nghiệp dừng hoạt động, phá sản.
Những thông tin về các ca dương tính là công nhân lao động tại các nhà máy tăng lên hằng ngày, kéo theo đó là tâm trạng từ lo lắng đến hoang mang của người lao động.
Nhiều công nhân đang từ F1 chuyển thành F0, có những trường hợp cả nhà phải đi cách ly, điều trị, hoàn cảnh rất éo le. Hình ảnh thảng thốt của công nhân lao động ngoại tỉnh khi phải vào khu cách ly y tế lúc nửa đêm, gửi lại con cái cho hàng xóm trông giúp trở thành nỗi trăn trở của những cán bộ công đoàn.
Cán bộ Công đoàn các KCN tỉnh Bắc Giang vận chuyển lương thực hỗ trợ công nhân lao động trong dịch Covid-19 |
Rồi những tâm sự, lo lắng, bất an của người lao động xuất hiện nhiều hơn trên trang fanpage của Công đoàn Việt Nam. Đa phần trong số đó phản ánh về việc doanh nghiệp thông báo cho nghỉ việc không lương, tạm hoãn do dịch bệnh Covid-19 mà không hề có phương án sử dụng lao động; công nhân lao động trong các địa bàn phải cách ly, phong toả, không thể đi làm, không có nguồn hỗ trợ; chi phí xét nghiệm, thiếu nhu yếu phẩm cần thiết trong các khu cách ly, phong tỏa…
Trước tình hình đó, để kịp thời chăm lo cho đoàn viên và người lao động, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã ban hành Quyết định số 2606/QĐ-TLĐ ngày 19/5/2021 về việc chi hỗ trợ khẩn cấp cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trong đợt bùng phát lần thứ 4.
Đối tượng hỗ trợ là đoàn viên, người lao động (kể cả ở các doanh nghiệp chưa có tổ chức Công đoàn) phải điều trị bệnh hoặc phải thực hiện các biện pháp cách ly theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; người lao động có hoàn cảnh khó khăn, lao động nữ đang mang thai, người lao động nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi, người lao động buộc phải nghỉ việc do đang cư trú trong các khu vực bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các trường hợp khó khăn khác đều được hỗ trợ từ nguồn tài chính công đoàn ở 4 cấp với mục tiêu không để công nhân thiếu đói.
Công nhân tại các xóm trọ trên địa bàn huyện Việt Yên, Bắc Giang nhận quà hỗ trợ từ các cấp Công đoàn |
Những giải pháp kịp thời của công đoàn các tỉnh đã trải qua dịch như thành lập Tổ an toàn Covid trong doanh nghiệp của LĐLĐ Hải Dương, Hà Nội; xây dựng hàng chục “Siêu thị 0 đồng” của LĐLĐ Bắc Giang; sự kêu gọi, vận động sự đồng hành, chia sẻ của cộng đồng xã hội cung cấp các nhu yếu phẩm cho người lao động trong khu cách ly, thương lượng, bố trí các phương án ăn, nghỉ tại doanh nghiệp để duy trì sản xuất… của LĐLĐ Bắc Ninh là những chính sách được xây dựng trên cơ sở sự lắng nghe cơ sở, từ người lao động và vì người lao động đang phát huy tác dụng trong cuộc chiến chống dịch Covid-19.
Cán bộ công đoàn tỉnh Bắc Ninh hỗ trợ gia đình công nhân lao động tại các xóm trọ trong dịch Covid-19 |
Phát huy tinh thần đó, khi được tham gia đánh giá tổng kết về gói hỗ trợ lần thứ nhất và đề xuất chính sách gói hỗ trợ lần thứ hai cho người lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã phản ánh những khó khăn, bất cập của chính sách dưới góc nhìn của người thụ hưởng, những nguyên nhân khiến người lao động và doanh nghiệp chưa tiếp cận được gói hỗ trợ.
Quan điểm của Tổng Liên đoàn là chính sách cần được xây dựng từ cơ sở, phản ánh đúng thực tiễn của người lao động và doanh nghiệp để đến được với đối tượng cần hỗ trợ và bớt đi các thủ tục nhằm đảm bảo tính kịp thời, chủ động thông qua cách quản lý công khai, minh bạch, rõ trách nhiệm và có sự giám sát của nhân dân.
Tổng LĐLĐ Việt Nam đã có văn bản phản ánh ý kiến của người lao động và các cấp công đoàn về gói hỗ trợ lần hai đến các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ để tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chính sách.
Toàn cảnh Hội nghị trực tuyến về phòng, chống dịch Covid-19 trong công nhân lao động do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức, sáng 17/5/2021. |
Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 với 12 chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 đã được ban hành rất kịp thời, có nhiều điểm mới, thể hiện tinh thần đồng hành, lắng nghe và chia sẻ với người lao động.
Cụ thể như:
(1) Nguyên tắc hỗ trợ với tiêu chí, điều kiện thuận lợi để người lao động, người sử dụng lao động dễ dàng tiếp cận chính sách;
(2) Giảm thời gian tạm hoãn, nghỉ việc không hưởng lương xuống còn 15 ngày;
(3) Nâng mức hỗ trợ một lần tối đa lên 3,710.000 đồng (cao hơn mức 1,8 triệu đồng như dự thảo);
(4) Hỗ trợ tiền ăn cho trẻ em trong toàn bộ thời gian cách ly;
(5) Hỗ trợ tiền ăn mức 80.000đ/người/ngày đối với F0 và F1 (đề xuất từ thực tiễn của Bắc Ninh, Bắc Giang);
(6) Hỗ trợ 1 triệu đồng/người cho người lao động ngừng việc theo Điều 99 Bộ luật Lao động để giúp doanh nghiệp và người lao động thoả thuận ngừng việc nhằm giữ chân người lao động có tay nghề, thay vì thỏa thuận tạm hoãn HĐLĐ và nghỉ việc không lương;
(7) Hỗ trợ cho lao động không có giao kết HĐLĐ (lao động tự do) và một số đối tượng đặc thù khác tùy thuộc vào thực tiễn của từng địa phương;
(8) Hỗ trợ trả lương để phục hồi sản suất;
(9) Trong việc tổ chức thực hiện Nghị quyết 68, Tổng LĐLĐ Việt Nam có vai trò tham gia phổ biến, phối hợp triển khai và giám sát thực hiện.
Với chủ trương đúng đắn của Bộ Chính trị, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành trung ương và địa phương, sự lắng nghe tích cực từ cơ sở, tổ chức Công đoàn, từ đại diện người sử dụng lao động và từ các địa phương đã trải qua các đợt dịch, chúng ta hoàn toàn có cơ sở tin rằng gói hỗ trợ theo Nghị quyết 68/NQ-CP lần này sẽ hiệu quả, thiết thực, có tính khả thi và đáp ứng được mong mỏi của người lao động và doanh nghiệp.
“Em chỉ cần chồng ngồi dậy được và biết em là ai” “Em ước nhiều lắm nhưng không điều ước nào thành… Ví dụ em chỉ cần chồng em ngồi dậy được, biết em là ai. Em ... |
Làm thế nào để nhận tiền từ gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng do ảnh hưởng bởi Covid-19? “Nghe thấy có gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng hỗ trợ cho người lao động và doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi Covid-19, tôi mừng ... |
Công nhân vệ sinh bị nợ lương: "Cuộc đời tôi chưa bao giờ được giúp đỡ như vậy!" Một buổi chiều oi ả, giữa những tiếng chuyện trò sôi nổi của hàng chục công nhân vệ sinh bên góc hồ Văn Khê, chị ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 18:44
Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
Với hơn một thập kỷ gắn bó với Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Bắc Trung Bộ - MICCO, anh Bùi Công Quyền đã trở thành một phần không thể thiếu của đội ngũ lái xe. Nhưng phía sau tay lái ấy là một người đàn ông với những trăn trở, khát vọng vượt xa khỏi công việc hằng ngày.
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 17:04
LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
Dự kiến hơn 38.000 đoàn viên, người lao động khó khăn được LĐLĐ tỉnh Long An hỗ trợ, chăm lo Tết.
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 16:11
Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
Những năm qua, các cấp Công đoàn tỉnh Long An đã tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới bằng những việc làm thiết thực, góp phần làm cho diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc…
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 08:44
Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
Căn bệnh trầm cảm sau sinh đã biến tôi từ con người năng động, lạc quan trở thành người sống khép kín, đầy sợ hãi. Tình thương ấm áp, bao dung như người mẹ của cô Huỳnh Lan Phương, nguyên Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Phan Văn Trị (phường 07, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) đã giúp tôi có một sự sống mới.
Hoạt động Công đoàn - 21/11/2024 13:42
Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
Cô giáo Vũ Thị Tú - Trường Mầm non Kiều Mai (phường Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là một giáo viên yêu nghề, một công đoàn viên đầy nghị lực. Cô đã vượt qua căn bệnh hiểm nghèo, vẫn hằng ngày vừa công tác, chăm lo cuộc sống gia đình và tiếp tục chống chọi với bệnh tật. Song hành với những tháng ngày đầy gian nan đó, công đoàn trường luôn bên cạnh quan tâm, giúp đỡ cô.
Hoạt động Công đoàn - 21/11/2024 06:38
Nghĩa tình keo sơn ở Công đoàn Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội
Anh Trịnh Xuân Dũng - công nhân bán lẻ xăng dầu tại Petrolimex - Cửa hàng 83 - Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội (Công ty Xăng dầu khu vực I - Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) là một tấm gương yêu ngành, yêu nghề và nghị lực vượt lên số phận. Mỗi khi nghĩ về người đồng nghiệp này, trong tôi lại trào lên một cảm xúc khó tả.
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng