Không biết tiết kiệm thì không thành người
Kinh tế - Xã hội - 29/01/2022 14:00 VŨ HÙNG
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm lớp học bổ túc văn hoá và kỹ thuật buổi tối của công nhân Nhà máy ô tô 1-5 (19/12/1963). Ảnh: Tư liệu. |
Việc nhỏ, ý nghĩa lớn
Mỗi khi Tết đến Xuân về, thì lại một lần cái tâm lý “đói cả năm, no ba ngày Tết”, “tháng Giêng là tháng ăn chơi” lại có dịp trỗi dậy trong lòng dân ta. Vậy nên dịp này nói về đề tài tiết kiệm tôi thấy thật là cần thiết, thưa bạn đọc. Và Bác Hồ là một tấm gương gần gũi nhất, sáng ngời nhất về tiết kiệm. Đức tính tiết kiệm của Bác thể hiện ngay cả trong cách ăn uống hàng ngày.
Cụ Phí Văn Bái (1914 - 2014), nguyên Chánh Văn phòng UBND tỉnh Ninh Bình, Trưởng phòng Cục Địch vận, Bộ Quốc phòng, chuyên viên Bộ Thủy lợi (nay là Bộ NN[1]PTNT), 70 năm tuổi Đảng có kể như sau với các phóng viên, nhà báo: “Một buổi sáng cuối tháng Chạp năm 1945, khoảng gần 10 giờ, tôi lúc ấy giữ nhiệm vụ Bí thư Ủy ban Hành chính (nay là Chánh Văn phòng UBND tỉnh - PV) tỉnh Ninh Bình nhận được tin Bác Hồ vừa đi qua thị xã; xe Bác rẽ xuống huyện Kim Sơn. Cả Tỉnh ủy, Ủy ban Hành chính và Công an tỉnh đều không được thông báo chương trình Bác Hồ xuống Ninh Bình.
Biết tin Bác Hồ ở Kim Sơn về tỉnh Ninh Bình, nhân dân thị xã kéo đến mỗi lúc một đông. Cuối buổi họp Bác đồng ý cho mời Nhân dân thị xã đến sân của Ủy ban Hành chính gặp Bác và nghe Bác nói chuyện. Trong khi chờ đợi, Bác đi xem các phòng làm việc và nơi ăn chốn ở của chúng tôi. Tôi đi trước, mở phòng họp lớn ở bên cạnh. Giữa phòng có một cái bàn rộng, chung quanh có nhiều ghế dựa. Giữa bàn có một cái mâm đậy chiếc lồng bàn. Bác bước vào, giơ tay nhấc chiếc lồng bàn thấy một con gà đã luộc chín, để trên cái đĩa, với một số bát đũa sắp sẵn. Chúng tôi ngỏ lời mời Bác xơi cơm trước khi về Hà Nội. Bác nói ngay: “Nếu có điều kiện ở lại ăn với các chú bữa cơm thì cũng rất vui. Nhưng Bác đã có một cuộc họp, hẹn trước vào 8 giờ tối hôm nay. Chiếc xe của Bác đã cũ, chỉ chạy được hơn 30 cây số một giờ.
Từ Ninh Bình về Hà Nội vừa đúng 100 cây số. Năm giờ Bác phải về mới kịp giờ họp”. Bác dừng lại mấy giây rồi nói tiếp: “Lúc nãy, xe Bác đi qua thị xã, ngồi trong xe Bác nhìn thấy có hàng bán bánh giò treo lủng lẳng mấy cái bánh ở trước cửa hàng. Đã lâu lắm Bác không được ăn chiếc bánh quê hương ấy. Mua cho Bác mấy cái. Trên đường về Bác ăn, vừa tiết kiệm thì giờ và cũng như ăn cơm với các chú. Thôi, đồng ý nhé”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Nhà máy Bóng đèn phích nước Rạng Đông, Hà Nội (28/4/1964). Ảnh: hochiminh.vn |
Vấn đề vẫn thời sự nóng hổi
Ôn lại câu chuyện trên về Bác hôm nay thấy vẫn rất thời sự. Vấn đề ăn uống tiết kiệm ngày thường cũng như dịp lễ Tết vẫn luôn là một đề tài nóng hổi. Việc tổ chức ăn uống, tiệc tùng, giao lưu với anh em, bạn bè, đồng nghiệp, đối tác vốn là một nét văn hóa của người Việt. Việc này góp phần củng cố, tăng cường gắn kết các mối quan hệ, làm cho tình cảm con người thêm sâu sắc hơn. Tuy vậy, nếu sa đà vào ăn nhậu, người ta tự làm tổn hại sức khỏe, tư cách của chính mình. Đáng nói hơn, không ít cán bộ từng có những năm tháng rèn luyện chỉn chu, có nếp sống giản dị, đạm bạc, nhưng sau khi được thăng quan tiến chức hay được cấp dưới, doanh nghiệp, đối tác mời ra các nhà hàng sang chảnh ăn uống, giao lưu. Ngày này qua ngày khác, nếu cán bộ cứ tự mình dễ dãi tham dự những buổi tiệc tùng như vậy vừa dễ bị người khác lợi dụng, mua chuộc, vừa dễ sa ngã vào lối sống buông thả.
Lối sống “trên dân, xa dân” cũng từ đó dần “lớn lên” trong người cán bộ và đây chính là mầm mống của căn bệnh quan liêu, vô cảm với dân. Khi một số cán bộ chỉ còn biết có cá nhân mình, chỉ ngày đêm chăm lo cho sự giàu có của bản thân và gia đình, tìm mọi cách để ăn ngon, mặc đẹp, thỏa mãn những thú vui vật chất thì làm sao còn rung động được trước những cảnh nghèo đói, đau khổ của người dân? Đấy là chưa kể mấy năm gần đây, “nạn” tiếp khách, ăn uống tràn lan có xu hướng gia tăng ở nhiều cơ sở, cơ quan, ban, ngành dẫn đến dính líu cảnh nợ nần tràn lan. Cũng chỉ vì ăn uống, tiếp khách quá nhiều, không ít cán bộ, đảng viên tự biến mình vừa là “khổ chủ”, vừa là “con nợ”.
Có những địa phương thuộc diện nghèo, hằng năm phải xin Trung ương “cứu đói” cho một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số vào những tháng giáp hạt, nhưng nhiều cơ quan, ban, ngành ở tỉnh, huyện, xã vẫn chưa biết “liệu cơm gắp mắm”, chi tiêu đón tiếp khách, ăn uống vượt mức tiêu chuẩn, gây lãng phí. Nếu không ngăn chặn được tình trạng “kẻ ăn không hết người lần chẳng ra” sẽ vô hình trung tạo thêm hố sâu ngăn cách về sự bất công xã hội - một điều hoàn toàn đi ngược lại mục tiêu xây dựng xã hội công bằng mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang nỗ lực thực hiện.
Phải học theo tấm gương tiết kiệm của Bác
Vào ngày 18/03/2021, phát biểu tại Cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng , Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói: “Không chỉ đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực kinh tế, mà quan trọng hơn phải chống tiêu cực trong cả lĩnh vực tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Hai cái này nó có liên quan đến nhau, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống thì mới dẫn đến tham nhũng, đây mới là cái gốc, cái cơ bản cần phải chống. Cái lợi ích kinh tế nó thường gắn liền với quyền lợi chính trị, chức quyền, với sự hư hỏng về đạo đức, lối sống…”.
Lối sống, trong đó có đức tính tiết kiệm, một lần nữa được người lãnh đạo cao nhất của Đảng ta hiện nay nhấn mạnh luôn liên quan đến lĩnh vực đạo đức và tệ nạn tham nhũng. Tấm gương tiết kiệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng những lời cảnh báo nói trên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn nóng hổi tính thời sự. Nếu như cán bộ, đảng viên nào không học theo tấm gương tiết kiệm của Bác, không thấm thía những lời cảnh báo trên, thì sớm muộn gì cũng sẽ tự mình đánh mất bản chất thiện lương của người cộng sản, thậm chí tự biến mình trở thành những kẻ “phàm phu tục tử” trong con mắt người dân.
Và hơn thế nữa, như chính lời Bác Hồ đã dạy, không biết tiết kiệm thì không thành người.
“Làm cán bộ nhưng đừng bao giờ làm mất chất công nhân” Đó là lời căn dặn của Bác Hồ với người công nhân trẻ Nhà máy Xi măng Trương Thị Len năm xưa. Đối chiếu với ... |
Nhớ lần cuối cùng Bác Hồ đi bầu cử Thuở nhỏ, khi 14 tuổi, tôi chưa đủ tuổi được đi bầu cử, nhưng rất sung sướng và tự hào kiểu trẻ thơ vì vào ... |
Muốn giữ rừng, chống lũ, hãy học Bác Hồ trồng cây! Giữa những ngày lũ lụt tang thương này, sau khi chứng kiến bao mất mát về người và của do lũ lụt, do sạt ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 14:42
Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
Các doanh nghiệp và cơ quan quản lý trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đã không ngừng nỗ lực triển khai các biện pháp phòng cháy chữa cháy (PCCC) để giảm thiểu tối đa rủi ro, bảo vệ môi trường và tài sản.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 11:30
Địa ốc Đà Nẵng lột xác toàn diện, bước vào giai đoạn tăng trưởng mới
Trong đà tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường địa ốc Đà Nẵng năm 2024, ghi nhận dấu ấn và vai trò lực đẩy của những tổ hợp bất động sản đẳng cấp ven sông Hàn với quy hoạch bài bản cùng hệ thống tiện ích cao cấp theo mô hình “all-in-one” tiên phong.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 21:00
Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ được thực hiện thông qua ứng dụng VNeID (tài khoản định danh điện từ) cài đặt trên điện thoại di động.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 20:00
Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?
Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy không phải hiếm gặp. Nguyên nhân do đâu, cách xử lý như thế nào, mời bạn đọc cùng tìm hiểu.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 13:23
Ford Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ tại PVOIL VOC 2024
Bạn đã bao giờ tưởng tượng mình sẽ lái một chiếc Ford Ranger chinh phục những địa hình hiểm trở? PVOIL VOC 2024 đã biến điều đó thành hiện thực cho hàng trăm người đam mê off-road tại Việt Nam.
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng