Hội nghị công chức, viên chức, người lao động: Điểm mới cán bộ công đoàn cần biết
Kỹ năng cán bộ công đoàn - 03/09/2023 14:32 ĐỖ THIỆM
Công đoàn Công ty TNHH một thành viên Xổ số kiến thiết Lâm Đồng phối hợp tổ chức hội nghị người lao động. Ảnh: ĐVCC |
Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở cơ quan, đơn vị
Thứ nhất, về chủ trì, thời gian tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở: Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động do người đứng đầu cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ quan, đơn vị tổ chức.
Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được tổ chức định kỳ mỗi năm một lần sau khi kết thúc năm công tác của cơ quan, đơn vị nhưng không chậm hơn 3 tháng của năm công tác tiếp theo do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định sau khi lấy ý kiến của Công đoàn cơ quan, đơn vị.
Trường hợp hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được tổ chức bất thường khi có đề xuất của Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị, người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc khi có ít nhất một phần ba tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị cùng đề nghị.
Thứ hai, về thành phần dự hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được quy định như: Đối với cơ quan, đơn vị có tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ít hơn 100 người, thì tổ chức hội nghị toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị.
Đối với cơ quan, đơn vị có tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động từ 100 người trở lên hoặc có ít hơn 100 người nhưng làm việc phân tán trên địa bàn rộng hoặc vì lý do nghiệp vụ không thể bỏ vị trí làm việc, thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị thống nhất với Công đoàn cơ quan, đơn vị quyết định thành phần tham dự hội nghị là toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hoặc đại biểu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phù hợp với đặc điểm tình hình của cơ quan, đơn vị.
Lãnh đạo Công ty Nhôm Lâm Đồng - TKV tiếp thu, trả lời kiến nghị của công đoàn và người lao động tại Hội nghị người lao động năm 2022. Ảnh: ĐVCC |
Đồng thời tại Khoản 2 Điều 51 Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở cũng quy định: Hội nghị được tổ chức hợp lệ khi có ít nhất là hai phần ba tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị hoặc ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu được triệu tập có mặt. Nghị quyết, quyết định của hội nghị được thông qua khi có trên 50% tổng số người dự hội nghị tán thành và nội dung không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội.
Thứ ba, về một số trường hợp đặc biệt khi tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được quy định cụ thể như: Đối với các cơ quan, đơn vị có đơn vị trực thuộc, khi tổ chức hội nghị có thể mời người đứng đầu và đại diện Ban Chấp hành Công đoàn của các cơ quan, đơn vị trực thuộc nếu thấy cần thiết.
Đối với cơ quan, đơn vị có từ 7 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trở xuống có thể tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nếu thấy cần thiết.
Hay trong trường hợp không thể tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị vì lý do bất khả kháng hoặc hội nghị đã được triệu tập đến lần thứ hai nhưng vẫn không có đủ số người tham dự quy định thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị sau khi đã thống nhất với Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị quyết định tổ chức gửi phiếu lấy ý kiến của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị.
Công đoàn Công ty Nhôm Lâm Đồng - TKV phối hợp tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2021 và Hội nghị người lao động năm 2022. Ảnh: ĐVCC |
Hội nghị người lao động ở doanh nghiệp nhà nước
Thứ nhất, cần xác định rõ khái niệm về doanh nghiệp nhà nước. Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021 quy định: Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
Cụ thể, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Còn doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con; Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
Thứ hai, về chủ trì, thời gian tổ chức hội nghị người lao động được quy định tại Khoản 1 Điều 69 Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở: Hội nghị người lao động do ban lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước và Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có) phối hợp tổ chức.
Hội nghị người lao động được tổ chức định kỳ mỗi năm một lần sau khi kết thúc năm tài chính của doanh nghiệp nhưng không chậm hơn 3 tháng của năm tiếp theo do người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp quyết định sau khi lấy ý kiến của Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có).
Công đoàn Công ty cổ phần Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi (Lâm Đồng) phối hợp tổ chức Hội nghị người lao động năm 2022. Ảnh: ĐVCC |
Trường hợp hội nghị hội nghị người lao động được tổ chức bất thường khi có đề xuất của Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có), người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp nhà nước hoặc khi có ít nhất là một phần ba tổng số người lao động của doanh nghiệp cùng đề nghị.
Thứ ba, về thành phần dự hội nghị người lao động được quy định như: Đối với doanh nghiệp có sử dụng ít hơn 100 người lao động, thì tổ chức hội nghị toàn thể người lao động của doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp có sử dụng từ 100 người lao động trở lên hoặc có dưới 100 người lao động nhưng làm việc phân tán trên địa bàn rộng hoặc vì lý do nghiệp vụ không thể bỏ vị trí làm việc, thì người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp thống nhất với Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có) quyết định thành phần tham dự hội nghị là toàn thể người lao động hoặc đại biểu người lao động phù hợp với đặc điểm tình hình của doanh nghiệp.
Đồng thời tại Khoản 2 Điều 69 Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở cũng quy định: Hội nghị được tổ chức hợp lệ khi có ít nhất là hai phần ba tổng số người lao động của doanh nghiệp hoặc ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu được triệu tập có mặt. Nghị quyết, quyết định của hội nghị được thông qua khi có trên 50% tổng số người dự hội nghị tán thành và nội dung không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội.
Tin cùng chuyên mục
Kỹ năng cán bộ công đoàn - 25/12/2024 15:35
Tăng cường vai trò công đoàn cấp trên đối với công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài nhà nước
Trong bối cảnh tình hình thế giới phức tạp và tác động sâu rộng của Cách mạng Công nghiệp 4.0, tổ chức Công đoàn Việt Nam, đặc biệt là Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tại doanh nghiệp ngoài nhà nước, đang đối mặt với nhiều thách thức. Vì vậy, việc đổi mới phương thức lãnh đạo và chỉ đạo để phù hợp với chiến lược phát triển của công đoàn là yêu cầu quan trọng, nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động công đoàn trước yêu cầu mới.
Kỹ năng cán bộ công đoàn - 16/12/2024 06:25
Bảo vệ người lao động phải từ trái tim và khối óc của mình
“Bảo vệ người lao động phải từ trái tim và khối óc của mình” – đó là suy nghĩ, trăn trở cũng là kim chỉ nam cho hành động của ông Nguyễn Trung Ngạn, Trưởng Ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động, Liên đoàn Lao động tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Với gần hai thập kỷ gắn bó với nghề, ông đã trở thành người đại diện không mệt mỏi, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho những người lao động.
Kỹ năng cán bộ công đoàn - 13/12/2024 15:17
Người “truyền lửa” nhiệt huyết cho Công đoàn BIDV Hồng Hà
Chị Nguyễn Thị Thanh Nhã - Phó Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn cơ sở BIDV Chi nhánh Hồng Hà (Hà Nội) là người thắp lửa, giữ lửa và truyền ngọn lửa nhiệt huyết của công đoàn đến từng thế hệ đoàn viên, người lao động trong đơn vị. Nhờ có chị, tập thể công đoàn đã trở thành một khối đoàn kết, góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh và dân chủ.
Kỹ năng cán bộ công đoàn - 07/12/2024 06:44
Từ ngày 1/7/2025, những trường hợp nào nghỉ hưu sớm sẽ không bị trừ lương hưu?
Nhiều trường hợp người lao động được nghỉ hưu sớm từ 5 đến 10 tuổi mà không bị trừ lương hưu từ ngày 1/7/2025.
Kỹ năng cán bộ công đoàn - 30/11/2024 16:30
Chỉ đạt được ước mơ nếu lao động quên mình
Đó là thông điệp của đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ đẩy mạnh học tập suốt đời trong công nhân lao động, cán bộ công đoàn cơ sở kiêm nhiệm (không hưởng lương ngân sách), diễn ra ngày 30/11/2024, tại TP Đà Nẵng.
Công đoàn - 27/11/2024 12:37
Công đoàn KKT Nghi Sơn và các KCN tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị sinh hoạt báo cáo viên
Đây là Hội nghị sinh hoạt báo cáo viên định kỳ hằng tháng, được tổ chức tại Công ty TNHH Giầy Aleron Việt Nam (Khu công nghiệp Hoàng Long, tỉnh Thanh Hoá) vào sáng 24/11 vừa qua.