Đồng chí Đỗ Thị Phương đã chia sẻ trong Talk Công đoàn phương pháp vận động thuyết phục hiệu quả để có thể ký kết cũng như thực hiện tốt khâu giám sát để bản thỏa ước thực sự đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và người lao động.
Đồng chí Đỗ Thị Phương cho biết, LĐLĐ thành phố Hạ Long hiện đang quản lý 571 công đoàn cơ sở, trong đó khối doanh nghiệp có 440 đơn vị. Việc vận động, thuyết phục các doanh nghiệp tham gia ký kết thỏa ước lao động nhóm phụ thuộc rất nhiều vào nguồn lực của doanh nghiệp.
“Việc lựa chọn khối ngành dịch vụ, du lịch là kết quả của quá trình khảo sát, tính toán rất cụ thể của Công đoàn thành phố. Nếu lựa chọn khối ngành thương mại, công nghiệp có ít doanh nghiệp, số lượng công nhân không lớn. Trong khi đó, doanh nghiệp nhóm du lịch, dịch vụ kinh doanh cơ sở lưu trú, khách sạn… có số lượng đông, sử dụng nhiều lao động”, đồng chí Phương cho biết.
LĐLĐ thành phố Hạ Long đã triển khai và thực hiện thoả thuận hoàn thành ký thoả ước nhóm khối ngành Du lịch – Dịch vụ đầu tiên ở Quảng Ninh vào tháng 6/2018 với 20 doanh nghiệp tham gia. Sau 1 năm sơ kết có thêm 8 đơn vị ký kết, nâng tổng số người lao động thụ hưởng từ 3.700 lên 4.600 người.
Người lao động Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh được hưởng thụ nhiều lợi ích văn hóa tinh thần từ TƯLĐTT nhóm. Ảnh: CĐCC |
“Để nâng được tổng số doanh nghiệp tham gia thỏa ước, LĐLĐ thành phố Hạ Long đã xây dựng kế hoạch thực hiện thành lập Ban chỉ đạo để triển khai. Chúng tôi đã mời nhóm chuyên gia tư vấn gồm những người có kinh nghiệm trên các mặt công tác như luật, công tác xã hội, bảo hiểm, thuế, hiệp hội doanh nghiệp….
Bên cạnh đó, chúng tôi lập kế hoạch và tiến hành khảo sát (lần 1) về tình hình kinh doanh các doanh nghiệp trong khối Du lịch – Dịch vụ với nội dung khảo sát tập trung vào ngành nghề, quy mô sản xuất, cơ cấu sản xuất, số lao động, chế độ chính sách lao động.
Tìm hiểu kỹ thêm về chủ doanh nghiệp để dự phòng phương án cần thuyết phục về tâm lý. Đặc biệt, chúng tôi tiến hành rà soát và kiểm đếm các nội dung thương lượng trong các bản thỏa ước của từng doanh nghiệp. Từ đó lựa chọn các nội dung thương lượng chung của các doanh nghiệp”, đồng chí Phương chia sẻ.
Đồng chí Phương cũng nhấn mạnh, một điều không thể bỏ qua khi ký thỏa ước là phải tuyên truyền, lấy ý kiến người lao động về chính sách pháp luật lao động, giúp người lao động hiểu vai trò của mình trong việc thương lượng thỏa ước. Đồng thời khảo sát, lấy ý kiến đề xuất về chế độ chính sách tại doanh nghiệp, nguyện vọng của người lao động.
“Với 3 hội nghị thương lượng gồm nhóm chuyên gia, đại diện người sử dụng lao động, đại diện công đoàn cơ sở và đại diện người lao động để thống nhất, lấy ý kiến điều chỉnh dự thảo. Tháng 5/2019, LĐLĐ thành phố tổ chức hội nghị ký thoả ước nhóm ngành Du lịch – Dịch vụ với 28 đơn vị tham gia”, đồng chí Phương cho hay.
Đồng chí cũng Phương chia sẻ, thỏa ước và phụ lục thoả ước có 28 nội dung thương lượng trong đó một số nội dung như: việc làm, tiền lương; thời gian làm việc, nghỉ ngơi; an toàn vệ sinh lao động; điều kiện làm việc, phòng ngừa tranh chấp lao động; các chế độ phúc lợi cho người lao động.
“Trong đó các vấn đề phúc lợi cho người lao động đã được các bên quan tâm thực hiện cơ bản đầy đủ và có ưu đãi trong đó việc thương lượng về quy định liên quan đến công tác tuyển dụng lao động: người lao động nếu đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật chuyển sang đơn vị khác là thành viên tham gia ký thỏa ước nhóm phải được sự đồng ý của đơn vị quản lý người lao động đó; Khi đơn vị muốn rút không tham gia thỏa ước nhóm phải được sự đồng ý của 28 đơn vị thành viên; thỏa thuận về mức lương của người lao động cao hơn mức lương tối thiểu vùng 5%. Đây là các nội dung liên quan đến cạnh tranh lao động, sự đặc thù trong ngành dịch vụ”, đồng chí Phương mô tả.
Đồng chí Đỗ Thị Phương, Chủ tịch LĐLĐ TP Hạ Long chia sẻ trong Talk Công đoàn. Ảnh: Văn Quân |
Theo đồng chí Phương, thông qua thỏa ước nhóm, các doanh nghiệp đã liên kết chặt chẽ với nhau trong việc thực hiện chế độ, chính sách cho người lao động; quan tâm chăm lo, giúp người lao động có thêm động lực làm việc và hạn chế tình trạng nhảy việc.
“Đây cũng là “lợi ích” mà chúng tôi thấy tâm đắc nhất từ thỏa ước. Việc các doanh nghiệp tham gia ký kết thỏa ước lao động tập thể nhóm sẽ tạo ra mặt bằng chung về thỏa thuận giữa tập thể người lao động và chủ sử dụng lao động hoạt động cùng một khu vực, lĩnh vực. Các vấn đề phúc lợi cho người lao động đã được các bên quan tâm thực hiện cơ bản đầy đủ và có ưu đãi tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh; hạn chế tối đa sự luân chuyển lao động từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác vì các điều kiện và chế độ tương tự được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp trong nhóm. Điều này giúp các doanh nghiệp ổn định nhân sự và phát triển bền vững”, đồng chí Phương nhấn mạnh.
Còn rất nhiều những chia sẻ tâm huyết của đồng chí Đỗ Thị Phương, đón xem TẠI ĐÂY.
Đối thoại tại doanh nghiệp là vấn đề then chốt nâng cao phúc lợi cho người lao động "Đối thoại tại doanh nghiệp mới là vấn đề then chốt trong việc nâng cao phúc lợi cho người lao động và thúc đẩy tăng ... |
TƯLĐTT là nơi tổ chức Công đoàn thể hiện rõ vai trò đại diện cho đoàn viên, NLĐ Trong nền kinh tế thị trường, thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo đảm quyền và ... |
Xác lập chế độ phúc lợi mới từ Thỏa ước lao động tập thể ngành Dệt May Việt Nam Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) ngành Dệt May Việt Nam lần thứ VI vừa được ký kết sáng 11/7, nhằm xác lập các ... |
Gần nghìn lao động hưởng lợi nhờ thỏa ước lao động tập thể nhóm doanh nghiệp Thực hiện 02 thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) nhóm doanh nghiệp ở tỉnh Quảng Trị, giúp 986 đoàn viên, người lao động được ... |