Thứ bảy 10/06/2023 14:08
dai-hoi-cong-doan-cac-cap-nhiem-ky-2023-2028

Hành vi mua bán sổ BHXH bị xử lý thế nào?

Hướng dẫn pháp luật - Ý YÊN

Hành vi mua bán sổ BHXH là vi phạm pháp luật, có thể bị xử lý hình sự.

BHXH là chính sách nhân văn của Đảng và Nhà nước, là trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội nhằm bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc qua đời...

Theo quy định của pháp luật hiện hành, sổ BHXH được cấp và giao cho từng người lao động giữ để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ BHXH gắn với nhân thân từng người lao động và là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm, hưu trí...

BHXH Việt Nam nhấn mạnh hoạt động mua bán, thu gom sổ BHXH dưới bất kể hình thức nào đều là hành vi trục lợi bất chính và bị xử lý nghiêm.

Hành vi mua bán sổ BHXH bị xử lý thế nào?
Bức ảnh được một đối tượng đăng trên nhóm Facebook "Mua và cầm sổ bảo hiểm xã hội", kèm nội dung thu mua sổ BHXH của người lao động

Phạt tiền đối với hành vi mua bán sổ BHXH

Pháp luật quy định hành vi mua bán sổ BHXH là hành vi kê khai hồ sơ không đúng sự thật.

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 40 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính khi vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ BHXH, người lao động kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa làm sai sự thật những nội dung có liên quan đến việc đóng, hưởng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng.

Hành vi mua bán sổ BHXH có thể xử lý hình sự

Theo quy định tại Điều 214 Bộ luật Hình sự 2015, hành vi mua bán sổ BHXH có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gian lận BHXH, bảo hiểm thất nghiệp.

Theo đó, người lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ BHXH, hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp; hoặc dùng hồ sơ giả, hồ sơ đã bị làm sai lệch nội dung lừa dối cơ quan BHXH hưởng các chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp để chiếm đoạt tiền BHXH, bảo hiểm thất nghiệp từ 10 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng.

Trường hợp gây thiệt hại từ 20 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng mà không thuộc trường hợp quy định tại một trong các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Nếu phạm tôi thuộc một trong các trường hợp sau: Có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; chiếm đoạt tiền BHXH, bảo hiểm thất nghiệp từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; gây thiệt hại từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; tái phạm nguy hiểm thì bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: Chiếm đoạt tiền BHXH, bảo hiểm thất nghiệp 500 triệu đồng trở lên; gây thiệt hại 500 triệu đồng trở lên.

Ngoài ra, người phạm tội gian lận BHXH, bảo hiểm thất nghiệp còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

BHXH Việt Nam vừa lên tiếng cảnh báo về việc tái diễn tình trạng mua bán, cầm cố sổ BHXH, đồng thời đề nghị Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) vào cuộc hỗ trợ xử lý nghiêm.

Trước đó, các đối tượng lợi dụng tình hình nhiều người lao động mất việc sau dịch Covid-19, tiến hành các hoạt động mua bán, cầm cố sổ BHXH với nhiều hình thức tinh vi thông qua các hội, nhóm trên mạng xã hội Facebook…

Tái diễn tình trạng thu mua sổ BHXH Tái diễn tình trạng thu mua sổ BHXH

Trung tâm Truyền thông, BHXH Việt Nam vừa gửi công văn tới Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ ...

Uất ức bảo hiểm - đâu chỉ mình Ngọc Lan Uất ức bảo hiểm - đâu chỉ mình Ngọc Lan

Hôm qua, Công ty bảo hiểm MVI Life xin lỗi diễn viên Ngọc Lan và hai bên đã “xí xóa” những ồn ào ầm ĩ ...

Luật Bảo hiểm xã hội và tương lai người lao động Luật Bảo hiểm xã hội và tương lai người lao động

Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đang được lấy ý kiến cơ quan chức năng, doanh nghiệp và người lao động nhằm hoàn thiện ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Cách tính giờ làm thêm và quyền lợi của người lao động

Hướng dẫn pháp luật -

Cách tính giờ làm thêm và quyền lợi của người lao động

Mặc dù pháp luật cho phép tăng số giờ làm thêm nhưng người sử dụng lao động (NSDLĐ) chỉ được tận dụng lao động làm thêm giờ khi có sự đồng ý của người lao động (NLĐ).

Chi tiết cách tính lương hưu lao động khu vực nhà nước và tư nhân

Hướng dẫn pháp luật -

Chi tiết cách tính lương hưu lao động khu vực nhà nước và tư nhân

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, hiện nay cách tính lương hưu của hai khu vực nhà nước và tư nhân có sự khác biệt. Cho nên, cùng thời gian tham gia BHXH như nhau nhưng mức lương hưu ở hai khu vực này không tương đồng, dẫn đến nhiều băn khoăn cho người lao động (NLĐ).

Trách nhiệm của doanh nghiệp khi chấm dứt hợp đồng lao động với NLĐ

Hướng dẫn pháp luật -

Trách nhiệm của doanh nghiệp khi chấm dứt hợp đồng lao động với NLĐ

Vì nhiều lý do mà người sử dụng lao động (NSDLĐ) thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) với người lao động (NLĐ) trước thời hạn. Trình tự thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ như nào là đúng luật và NSDLĐ cần phải có trách nhiệm gì với NLĐ?

Người lao động nên làm gì khi nghỉ việc mà công ty không chốt sổ BHXH?

Hướng dẫn pháp luật -

Người lao động nên làm gì khi nghỉ việc mà công ty không chốt sổ BHXH?

Chốt sổ BHXH là trách nhiệm của người sử dụng lao động, được thực hiện với sự phối hợp của cơ quan BHXH. Tuy nhiên, thực tế nhiều người lao động (NLĐ) khi chấm dứt hợp đồng lao động mà công ty không chốt sổ BHXH. Họ cần làm gì?

Talk Công đoàn: Người lao động là “tai mắt” tốt nhất giám sát bản thoả ước Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Người lao động là “tai mắt” tốt nhất giám sát bản thoả ước

Dệt may là ngành đầu tiên và duy nhất trên cả nước xây dựng, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) ngành. Vậy, người lao động, doanh nghiệp được lợi gì từ TƯLĐTT ngành? Cùng lắng nghe chia sẻ của đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm – Chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam trong Chương trình Talk Công đoàn.
Gói tín dụng 120 000 tỷ đồng: cách nào để “tiêu” được? Kinh tế tuần

Gói tín dụng 120 000 tỷ đồng: cách nào để “tiêu” được?

Ngày 24/05, chính lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã cho biết, sau hơn 1 tháng triển khai, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng dành cho nhà ở xã hội (NOXH) vẫn chưa phát sinh dư nợ, nghĩa là chưa có đồng vốn nào được cho vay ra. Vậy điều gì khiến cho gói tín dụng có lãi suất ưu đãi hơn từ 1,5-2% lại không giải ngân được? Điểm tắc nghẽn nằm ở đâu? Và làm thế nào để thúc đẩy giải ngân gói tín dụng này trong thời gian tới góp phần thực hiện thành công Đề án 1 triệu căn NOXH từ nay đến năm 2030?
Tăng hệ số trượt giá BHXH 2023, NLĐ được lợi thế nào? Tôi công nhân

Tăng hệ số trượt giá BHXH 2023, NLĐ được lợi thế nào?

Theo Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH quy định về mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), hệ số trượt giá BHXH, so với bảng hệ số trượt giá BHXH năm 2022, hệ số trượt giá năm 2023 đã được điều chỉnh tăng từ 0,03 cho đến 0,16. Vậy người lao đông (NLĐ) sẽ được hưởng lợi thế nào, hãy tìm hiểu trong chương trình Tôi công nhân.
30 năm phát triển Công đoàn Ngân hàng Việt Nam Công đoàn số

30 năm phát triển Công đoàn Ngân hàng Việt Nam

Công đoàn Ngân hàng Việt Nam được thành lập đánh dấu sự đổi mới về nội dung hoạt động trong hệ thống Ngân hàng, đồng thời khẳng định vị trí và vai trò mới của tổ chức Công đoàn - đại diện cho người lao động trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam.

Đọc thêm

Đi làm thay vì nghỉ phép năm, người lao động được trả lương như thế nào?

Hướng dẫn pháp luật -

Đi làm thay vì nghỉ phép năm, người lao động được trả lương như thế nào?

Nghỉ phép năm là một trong những quyền lợi mà bất kì người lao động (NLĐ) nào cũng được hưởng. Tuy nhiên, không phải NLĐ nào cũng hiểu đúng và đủ về quyền lợi này dẫn đến việc chịu thiệt thòi.

Quyền lợi của người lao động khi mắc bệnh nghề nghiệp

Hướng dẫn pháp luật -

Quyền lợi của người lao động khi mắc bệnh nghề nghiệp

Bệnh nghề nghiệp (BNN) là nỗi lo lắng của người lao động (NLĐ) trong những ngành đặc thù. Hiểu biết về quyền lợi của mình khi không may mắc BNN sẽ giúp NLĐ an tâm hơn trong quá trình làm việc và đưa ra yêu cầu chính đáng nếu chưa nhận được mức chi trả theo quy định.

Những trường hợp người lao động bị tai nạn không được bồi thường

Hướng dẫn pháp luật -

Những trường hợp người lao động bị tai nạn không được bồi thường

Không phải mọi trường hợp người lao động (NLĐ) bị tai nạn tại nơi làm việc hay liên quan đến công việc đều được giải quyết chế độ tai nạn lao động. Vậy, những trường hợp đó cụ thể là gì?

Khi bị công ty nợ lương, người lao động nên làm gì?

Hướng dẫn pháp luật -

Khi bị công ty nợ lương, người lao động nên làm gì?

Có rất nhiều lý do dẫn đến việc không chi trả lương cho người lao động (NLĐ) theo đúng số lượng và thời hạn đã cam kết. Vậy khi đó, NLĐ nên làm gì để đòi lại quyền lợi chính đáng của mình?

Người lao động cần làm gì để được hưởng kinh phí hỗ trợ chữa bệnh nghề nghiệp?

Hướng dẫn pháp luật -

Người lao động cần làm gì để được hưởng kinh phí hỗ trợ chữa bệnh nghề nghiệp?

Khi được xác định mắc bệnh nghề nghiệp (BNN), tùy vào tình trạng bệnh, người bệnh sẽ được quỹ bảo hiểm y tế chi trả. Tuy nhiên, nhiều người lao động (NLĐ) chưa biết, hồ sơ đề nghị kinh phí hỗ trợ BNN gồm những gì và NLĐ sẽ được hưởng mức hỗ trợ kinh phí đó bao nhiêu.

Thời hạn điều tra TNLĐ và trách nhiệm của người sử dụng lao động khi có TNLĐ xảy ra

Hướng dẫn pháp luật -

Thời hạn điều tra TNLĐ và trách nhiệm của người sử dụng lao động khi có TNLĐ xảy ra

Tai nạn lao động (TNLĐ) là rủi ro mà người lao động (NLĐ) có thể phải đối mặt trong quá trình làm việc của mình. Hiểu về thời hạn điều tra TNLĐ và trách nhiệm của người sử dụng lao động khi có TNLĐ xảy ra sẽ giúp cho NLĐ không may gặp TNLĐ nắm rõ quyền lợi của mình, từ đó chủ động theo dõi, yêu cầu doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm hỗ trợ, bồi thường theo quy định của pháp luật.