Hành trình vượt hàng trăm cây số về quê ăn Tết của công nhân

Người lao động - Ngọc Huyền Ngọc Huyền

Nhiều công nhân đi xe máy, vượt hàng trăm cây số về quê ăn Tết vì muốn tiết kiệm tối đa chi phí.

Những vất vả lần đầu mới kể

Từ Phú Yên vào Bình Dương làm công nhân đã hơn 5 năm, Tết này là lần thứ 3 anh Dương Lê Đô quyết định tự chạy xe máy về quê. Anh Đô nói, đây là phương tiện khiến anh có thể chủ động cho hành trình và ít tốn kém.

“Trước giờ tôi chưa khi nào có ý định sẽ đi máy bay phần vì đắt đỏ, phần nữa là do bất tiện. Trong những năm đầu mới vào thành phố tôi cũng đi xe khách như mọi người. Tuy nhiên, mỗi dịp Tết đến giá vé xe tăng gấp 2, gấp 3 lần ngày thường, chưa kể đến việc đặt vé xe ngày Tết tương đối khó. Có nhiều năm tôi phải nằm đường luồng vì không đặt được giường. Nằm ngay đường đi rất bất tiện, đôi khi người ta đi qua rồi đi lại còn dẫm lên mình. Cũng phải trả cùng mức giá nhưng tôi chỉ có một khoảng trống nhỏ để ngồi, lắm lúc mỏi quá, muốn nằm xuống nhưng cũng chẳng có chỗ vì quá chật”, nam công nhân Công ty TNHH White Feathers International kể.

Năm nay, anh Đô cùng một vài người bạn đồng hương đã rủ nhau lập team cùng “phượt” về quê.

Hành trình vượt hàng trăm cây số về quê ăn Tết của công nhân
Anh Đô chuẩn bị về quê ăn Tết với gia đình - Ảnh: NVCC

Làm việc tại Công ty TNHH Advanced Multitech Đồng Nai, Tết nay chị Trang (quê Phú Yên) cũng lựa chọn về quê bằng xe máy thay vì đi xe khách như mọi năm.

Lý do được chị đưa ra tương tự anh Đô. Hơn nữa, việc đặt vé khó khăn, lại tốn kém khiến chị Trang cảm thấy mệt mỏi. Nhận được lời mời lập team chạy xe về của một vài người bạn, chị gật đầu ngay.

“Năm nay vé xe tăng gấp đôi so với mọi khi, bình thường tôi về chỉ khoảng 300 ngàn đồng thì nay lên tới 600 ngàn đồng, chưa kể chi phí mang xe máy về để tiện đi lại mất 500 ngàn đồng nữa. Vì thế tôi quyết định cùng một vài người bạn đi về bằng xe máy. Dạo này tôi lướt mạng xã hội thấy nhiều người lập team chạy xe về quê ăn Tết, tôi thấy đây là một trải nghiệm tương đối mới nên muốn thử xem nó như thế nào, nếu được thì năm sau chúng tôi sẽ tiếp tục tự chạy xe để chủ động và tiết kiệm hơn”.

Người lao động đa phần có thu nhập thấp, có nhiều khoản phải chi tiêu mỗi dịp Tết đến. Do vậy, mọi thứ đều phải được cân đo, đong, đếm một cách kỹ lưỡng để làm sao tiết kiệm tối đa mức chi phí cần bỏ ra. Vì mong muốn có một cái Tết sum vầy bên gia đình, anh Đô và chị Trang chấp nhận đi hàng trăm cây số để trở về nhà.

Hành trình hàng trăm cây số

Dậy từ tờ mờ sáng để khởi hành, anh Đô đã chuẩn bị sẵn đồ đạc tối hôm trước để có thể bắt đầu hành trình về quê của mình đúng như kế hoạch. Quãng đường từ khu trọ về quê anh Đô hơn 400 cây số, trong điều kiện bình thường, chạy xe máy mất khoảng 8 đến 10 tiếng.

Hành trang anh Đô mang theo tương đối đơn giản, chỉ vài bộ quần áo và phần quà Tết của Công ty.

“Tôi đi về cùng với bạn nên hai đứa thống nhất chỉ mang những đồ cơ bản về, xe máy nhỏ, chất đồ quá cồng kềnh di chuyển sẽ khó khăn, chạy đường xa rất dễ gây nguy hiểm. Những ngày cuối năm, đường phố xe cộ rất đông đúc, đặc biệt là đường quốc lộ thì xe tải, xe container nhiều vô kể, chúng tôi đi hai người mệt quá thì đổi lái, hoặc ghé vào quán nước nghỉ một lát cho đỡ mệt mới đi tiếp”, anh Đô chia sẻ.

Video: công nhân đi xe máy về Tết

Với trải nghiệm 3 năm chạy xe máy về quê ăn Tết, anh Đô nói bên cạnh việc tiết kiệm chi phí, chủ động thời gian thì cũng gặp không ít trường hợp “dở khóc, dở cười”.

“Những năm đầu vì chưa có kinh nghiệm nên tôi mang rất nhiều đồ về nhà: nào quà bánh, nào quần áo, đồ đạc... Tuy nhiên, chạy xe đường xa đồ đạc vướng víu khiến việc di chuyển gặp nhiều khó khăn hơn, lắm lúc còn suýt ngã. Không chỉ thế, đôi lúc tôi còn bị hết xăng, hỏng xe giữa đường phải nhờ những người xung quanh giúp đỡ", anh kể.

Sau đó, anh Đô dần rút kinh nghiệm để hành trình về Tết được an toàn. Trước ngày về quê, anh sẽ đi thay nhớt và kiểm tra lại xe. Anh cũng tìm hiểu và nhớ vị trí các cây xăng trên đường để nạp đúng lúc.

Anh Đô kể, có lần chạy xe mệt và buồn ngủ song vẫn ráng đi tiếp, suýt nữa va vào xe khác. Điều này quá nguy hiểm và anh rút kinh nghiệm sẽ vào quán nước nghỉ ngơi cho tỉnh táo mới tiếp tục hành trình.

"Về nhà có chậm hơn một chút nhưng mà an toàn", anh nói.

Lần đầu trải nghiệm về quên bằng xe máy chị Trang cũng có nhiều cảm xúc đan xen. Với chị đây là một trải nghiệm vô cùng thú vị. Thế nhưng chị Trang cho rằng nữ giới chạy xe đường dài đòi hỏi phải có sức khỏe tốt và tay lái cứng.

Hành trình vượt hàng trăm cây số về quê ăn Tết của công nhân
Một điểm dừng chân nghỉ ngơi trên đường về quê của Trang và nhóm bạn - Ảnh: NVCC

“Đây là lần đầu tôi tự chạy xe về quê, việc phải đi xe 9 - 10 tiếng liên tục khiến tôi cảm thấy tương đối mệt, cả người đau mỏi. Chi phí cho một chuyến đi chia ra tương đối rẻ, chúng tôi chạy về luôn không nghỉ qua đêm tại khách sạn, chỉ ghé vào ăn uống dọc đường. Cộng cả chị phí xăng xe và ăn uống chia ra mỗi người chỉ khoảng chưa đến 300 ngàn đồng. Số tiền tiết kiệm được, tôi có thể mua thêm cho em gái hay bố mẹ ở nhà bộ quần áo mới”, chị Trang cho biết.

Hành trình dài đầy vất vả, thời tiết khi nắng, khi mưa nhưng anh Đô, chị Trang và những người bạn vẫn rất hứng khởi vì được về quê ăn Tết với gia đình. Trên đường đi mọi người hỗ trợ nhau khi gặp sự cố, cùng giúp nhau có một hành trình an toàn. Băng qua hàng trăm cây số, cuối cùng sau một năm nỗ lực làm việc, những công nhân xa quê cũng có một cái Tết đầm ấm bên gia đình.

Video: 8 lưu ý người lao động đi xe máy về quê cần biết.

Nữ công nhân hơn 30 năm đón giao thừa ngoài đường Nữ công nhân hơn 30 năm đón giao thừa ngoài đường

Chị Kim Anh là một trong 300 công nhân lao động được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tặng quà Tết, chiều 28 tháng ...

Qua ròng rã khó khăn sẽ vui ngày mới về… Qua ròng rã khó khăn sẽ vui ngày mới về…

Đã mấy dịp Tết, hình ảnh những phần quà Tết buộc ngay ngắn ở phía sau xe máy của công nhân Công ty Sản xuất ...

Chuyến tàu Xuân nghĩa tình đưa công nhân về Tết Chuyến tàu Xuân nghĩa tình đưa công nhân về Tết

Sau 10 năm mưu sinh tại TP HCM, chị Tuyền Giang mới được về Quảng Ngãi ăn Tết cùng gia đình.

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”

Đời sống -

Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”

Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.

Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi

Người lao động -

Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi

Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.

Tránh “siêu bão” Yagi, công nhân được nghỉ làm thứ Bảy

Người lao động -

Tránh “siêu bão” Yagi, công nhân được nghỉ làm thứ Bảy

Trước dự báo về mức độ nguy hiểm của siêu bão Yagi, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội đã thông báo cho công nhân được nghỉ làm ngày thứ Bảy (07/9/2024) - thời điểm dự kiến bão đổ bộ.

"Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề

Người lao động -

"Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề

Chuyên gia Tổng cục Khí tượng Thủy văn đưa ra lời khuyên trong phòng, tránh "siêu bão" Yagi sắp tới, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.

Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn

Đời sống -

Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn

Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.

Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi

Đời sống -

Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi

Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.

Talk Công đoàn: "Điều mình làm có thể quên nhưng anh em thì luôn nhớ" Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: "Điều mình làm có thể quên nhưng anh em thì luôn nhớ"

Đồng chí Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam chia sẻ về hiệu quả của những chương trình phúc lợi dành cho đội ngũ y bác sĩ, người lao động trong ngành.

Phải ngừng việc do siêu bão Yagi, người lao động có được trả lương? Tôi công nhân

Phải ngừng việc do siêu bão Yagi, người lao động có được trả lương?

Nếu người lao động phải ngừng việc do siêu bão Yagi thì vẫn sẽ được công ty trả lương, trong đó tiền lương ngừng việc sẽ do các bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Đón xem Talk Công đoàn: "Điều mình làm có thể quên nhưng anh em thì luôn nhớ" Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: "Điều mình làm có thể quên nhưng anh em thì luôn nhớ"

Talk Công đoàn, 20 giờ, ngày 07/9/2024 là cuộc trò chuyện với đồng chí Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam về hiệu quả của những chương trình phúc lợi dành cho đội ngũ y bác sĩ, người lao động trong ngành.

"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích? An toàn, vệ sinh lao động

"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?

Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Cafe tối: “Bảo trọng nhé, miền Bắc” và điều tử tế trong tâm bão Yagi Video

Cafe tối: “Bảo trọng nhé, miền Bắc” và điều tử tế trong tâm bão Yagi

Siêu bão Yagi được đánh giá là mạnh chưa từng có trên đất liền Việt Nam. Người dân có nhiều lo âu nhưng cũng không ít nghĩa cử đẹp làm ấm lòng ngày giông bão.

Đọc thêm

Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi

Đời sống -

Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi

Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.

Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”

Người lao động -

Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”

Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.

Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh

Đời sống -

Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh

Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình bên những cánh rừng già. Nơi đây những giáo viên vẫn kiên trì bám bản làng, “gieo" con chữ, thắp lên niềm tin mới giữa rừng xanh.

Người lao động có cần nghỉ thêm ngày 5/9 để đưa con đến trường?

Người lao động -

Người lao động có cần nghỉ thêm ngày 5/9 để đưa con đến trường?

Trước đề xuất bổ sung ngày nghỉ lễ Quốc khánh đến hết 5/9, hoặc nghỉ thêm ngày 5/9 để người lao động có thể đưa con đến trường khai giảng, nhiều luồng ý kiến trái chiều đã được đưa ra.

Công nhân hối hả trên công trường dịp lễ 2/9

Người lao động -

Công nhân hối hả trên công trường dịp lễ 2/9

Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, tại các nhà máy, trên những công trường xây dựng, hàng ngàn kỹ sư, công nhân vẫn miệt mài làm việc.

Quốc khánh đặc biệt của Giáo sư Võ Tòng Xuân

Đời sống -

Quốc khánh đặc biệt của Giáo sư Võ Tòng Xuân

Với AHLĐ, NGND, GS.TS Võ Tòng Xuân, Ngày Quốc khánh (2/9) có dấu ấn đặc biệt. Bởi ngày này vào năm 1980, ông đã lội ngược dòng từ “vực sâu” vươn lên “đỉnh cao”…

Tín hiệu vui sau phóng sự “Giấc mơ nhà công vụ của giáo viên nơi đỉnh trời”

Người lao động -

Tín hiệu vui sau phóng sự “Giấc mơ nhà công vụ của giáo viên nơi đỉnh trời”

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Cao Bằng nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện đề án xây mới, sửa nhà công vụ cho đoàn viên trên địa bàn; bên cạnh đó, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam đã hỗ trợ 3 tỷ đồng xây nhà công vụ cho giáo viên, hiện các công trình đã sắp hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Đề xuất kéo dài kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Đời sống -

Đề xuất kéo dài kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Theo lịch nghỉ lễ năm 2024, cán bộ, công chức, viên chức, và người lao động sẽ được nghỉ lễ Quốc khánh từ ngày 31/8 đến hết ngày 3/9.

Lễ cưới tập thể công nhân ở Cần Thơ: Đám cưới khi sắp được nghỉ hưu...

Người lao động -

Lễ cưới tập thể công nhân ở Cần Thơ: Đám cưới khi sắp được nghỉ hưu...

8 cặp đôi trong lễ cưới tập thể đầu tiên dành cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Cần Thơ vừa được tổ chức khiến nhiều người xúc động. Ở đấy người ta chứng kiến có cả cặp đôi mà chủ rể lẫn cô dâu đã ở tuổi nghỉ hưu nhưng lần đầu tiên làm đám cưới...

Niềm vui vào Đảng của những công nhân vệ sinh môi trường ở Kon Tum

Đời sống -

Niềm vui vào Đảng của những công nhân vệ sinh môi trường ở Kon Tum

Trong 54 đảng viên hiện nay thì có tới 36 đảng viên (chiếm gần 67%) là công nhân trực tiếp sản xuất, lao động tại các đội vệ sinh, đội cây xanh, lái xe... Đó cũng là thành tích nổi bật của công tác phát triển Đảng ở Công ty CP Môi trường đô thị tỉnh Kon Tum.