Bài 5: Những “luật chơi” đưa công nhân vào thế “kẹt”
Bài 5: Những “luật chơi” đưa công nhân vào thế “kẹt”

PV: Thưa luật sư, khi người lao động không biết cặn kẽ về các loại phí mở thẻ, phí duy trì (phí thường niên), phí phạt, lãi suất..., thì quyền lợi của họ ảnh hưởng như thế nào?

ThS.Luật sư Nguyễn Thị Minh Anh, Công ty Luật TNHH Việt Kim (Hà Nội):

Trên thực tế việc phát hành thẻ tín dụng của các ngân hàng (NH) là một hình thức cung cấp dịch vụ, song song với những quyền lợi thì người sử dụng thẻ (chủ thẻ) có nghĩa vụ phải chi trả một số loại phí cụ thể. Tuy nhiên, để có thể thuyết phục được khách hàng mở thẻ thì đội ngũ tư vấn viên sẽ tập trung giới thiệu về những quyền lợi, ưu đãi, chính sách hỗ trợ nhiều hơn là về phí vì khi tư vấn quá kỹ, quá sát về phí có thể khiến khách hàng cân nhắc và chần chừ khi quyết định việc có phát hành thẻ hay không. Thực trạng này là rất phổ biến nên tôi cho rằng khi người lao động (NLĐ) không biết cặn kẽ về các loại phí mở thẻ, phí duy trì, phí phạt, lãi suất… và các trường hợp bị áp dụng phí thì quyền lợi của họ sẽ bị ảnh hưởng.

Cụ thể:

Để có thể mở và sử dụng thẻ, thông thường khách hàng sẽ phải ký hai văn bản: (1) Hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ và (2) Điều khoản điều kiện chung về việc sử dụng thẻ.

Hai văn bản này sẽ có nội dung về việc các loại phí sẽ được áp dụng/thu theo quy định tại từng thời kỳ và được niêm yết trên website của NH. Khi khách hàng đã được tư vấn về các lợi ích khi sử dụng thẻ thì thường cũng chỉ ký hồ sơ theo hướng dẫn của nhân viên NH mà không đọc hợp đòng, hoặc tra cứu thêm các loại phí sẽ bị thu khi sử dụng thẻ.

Theo quy định về hoạt động thẻ ngân hàng tại Điều 5 Thông tư 18/2024/TT-NHNN, các NH được phép thu các loại phí đã được niêm yết theo thỏa thuận trong 2 văn bản vừa nêu trên mà thực tế rất ít chủ thẻ đọc và tìm hiểu kỹ các quyền và nghĩa vụ của mình. Do đó, chủ thẻ sẽ có phần thiệt thòi vì không đọc kỹ, dẫn đến những hệ lụy dễ thấy như sau:

Tổn thất về tài chính: Chủ thẻ có thể phải trả những khoản phí mà bản thân mình không tìm hiểu kỹ. Khi tư vấn sử dụng thẻ thì nội dung tư vấn sẽ phụ thuộc vào thông tin tư vấn viên cung cấp, nhưng khi phát hành thẻ thì hầu hết các NH chính thống đều đã có những điều khoản và điều kiện mở thẻ rất chi tiết, đầy đủ để ràng buộc pháp lý với NLĐ là khách hàng mở thẻ.

Vì vậy, đã chấp nhận phát hành thẻ thì NLĐ sẽ phải chấp nhận những điều khoản và điều kiện về phí mà ngân hàng đã quy định. Vì vậy, kể cả trong trường hợp không sử dụng thì khách hàng vẫn phải chi trả những khoản phí này và nó sẽ ảnh hưởng đến tài chính của NLĐ.

Mất quyền tự chủ trong quyết định: Việc không nắm rõ thông tin về các khoản phí khi mở thẻ sẽ khiến NLĐ khó có thể tự chủ trong việc quyết định có sử dụng thẻ hay không.

Bài 5: Những “luật chơi” đưa công nhân vào thế “kẹt”

Một thực trạng phải thừa nhận là đội ngũ tư vấn viên của NH phải chạy theo KPIs mở thẻ (NH giao chỉ tiêu cụ thể) nên họ sẽ cung cấp những thông tin “dễ chốt khách” và chia sẻ hạn chế những thông tin khiến KH “cân nhắc, lưỡng lự”.

Điều này dẫn đến hệ quả là NLĐ mất quyền tự chủ trong việc quyết định có sử dụng thẻ hay không. Thay vì quyết định phát hành thẻ khi đã hiểu rõ về tiện ích và những rủi ro tiềm ẩn thì NLĐ phát hành thẻ trong trạng thái: “cứ phát hành thêm thẻ cũng không mất gì cả” và thực tế là không dùng đến nhưng vẫn phát hành thẻ.

Tranh chấp khó giải quyết: Khi phát sinh tranh chấp về các khoản phí, NLĐ sẽ gặp khó khăn trong việc bảo vệ quyền lợi của mình do thiếu thông tin và bằng chứng. Việc chứng minh rằng “NLĐ không được cung cấp thông tin đầy đủ” sẽ khó hơn rất nhiều so với việc NH chứng minh được rằng NLĐ đã tự nguyện đồng ý với mọi điều kiện, điều khoản khi mở thẻ tại NH. Điều này dễ dẫn đến hậu quả NLĐ không được sử dụng thẻ nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm với các loại phí phát sinh và sẽ luôn cảm giác như “mình bị lừa”.

Cần phải làm rõ từ “nợ” thẻ sẽ bao gồm những gì. Thông thường, từ nợ được sử dụng đối với thẻ tín dụng mà theo đó, NH sẽ cấp một hạn mức tín dụng (có thể tạm hiểu là giới hạn nợ tối đa) mà chủ thẻ được phép sử dụng và đến một ngày cố định trong tháng chủ thẻ phải hoàn trả lại NH, quá thời hạn này mà không trả thì chủ thẻ phải chịu lãi suất nợ lớn và thường sẽ đến 30%-35%/năm. Do đó sẽ làm “nặng gánh” tài chính khi chủ thẻ không để ý đến lãi suất này trên thẻ tín dụng. Bên cạnh đó, “nợ” còn được hiểu là nợ các loại phí của thẻ như: phí thành viên, phí thường niên, phí quản lý thẻ, phí phạt do không thanh toán dư nợ đúng hạn, phí phạt do chậm thanh toán phí, lãi, nợ thẻ...

Bài 5: Những “luật chơi” đưa công nhân vào thế “kẹt”
Bài 5: Những “luật chơi” đưa công nhân vào thế “kẹt”

PV: Có ý kiến cho rằng, nhiều ngân hàng thương mại đang được hưởng lợi từ việc khách hàng nói chung, công nhân, người lao động nói riêng quản lý thẻ lỏng lẻo hoặc sự hạn chế hiểu biết về thẻ của họ. Ý kiến của luật sư vấn đề này thế nào?

ThS.Luật sư Nguyễn Thị Minh Anh

Ý kiến này hoàn toàn dễ hiểu bởi vì việc quản lý thẻ lỏng lẻo hoặc thiếu hiểu biết về việc sử dụng thẻ của khách hàng được xác định là một phần lỗi của khách hàng khi mà chính họ đã chủ quan, tin tưởng hoàn toàn vào thông tin một chiều mà đội ngũ tư vấn viên tiếp xúc với mình cung cấp mà không có việc kiểm tra, đối chiếu lại.

Bởi lẽ đó nên đội ngũ tư vấn viên của NH hoàn toàn có thể lợi dụng tâm lý này của khách hàng để chốt được khách mở thẻ thuận lợi hơn. Kéo theo đó là những hệ lụy tiềm ẩn phía sau như báo đài đã phản ánh, khách hàng sẽ là những chủ thể bị ảnh hưởng quyền lợi và NH có thể được hưởng lợi từ thực trạng này.

Tuy nhiên, nhìn sâu và rộng hơn thì đây là vấn đề Lợi ích và Đạo đức trong kinh doanh: Nếu như NH lợi dụng thực trạng này để thu được lợi ích thì NH sẽ mất đi nhiều hơn là có được lợi ích bền vững. Bởi khách hàng có thể sẽ vẫn phải chấp nhận việc chịu trách nhiệm do một phần lỗi chủ quan của họ dẫn đến việc phát hành thẻ nhưng không sử dụng vẫn phải chịu rất nhiều khoản phí phát sinh, nhưng sau đó ít nhiều họ cũng sẽ không hài lòng về NH; họ sẽ coi đây là “chiêu trò” và không tín nhiệm NH nữa.

Trong một môi trường cạnh tranh như hiện nay, tôi cho rằng nếu như các NH cần phải nâng cao hơn nữa tiêu chuẩn cao về đạo đức kinh doanh (đặc biệt là đối với việc đào tạo đội ngũ tư vấn viên, giao dịch viên – bộ phận sẽ tiếp xúc với khách hàng thường xuyên và tương tác với khách hàng nhiều nhất) để đảm bảo rằng mọi lợi ích thu được từ khách hàng đều hợp pháp và minh bạch thì sẽ khó cạnh tranh và tồn tại được.

(Minh Nguyệt ghi)

Bài 5: Những “luật chơi” đưa công nhân vào thế “kẹt”
Bài 5: Những “luật chơi” đưa công nhân vào thế “kẹt”
Bài 5: Những “luật chơi” đưa công nhân vào thế “kẹt”

PV: Thưa luật sư, qua nắm bắt thực tế, cũng như theo dõi c bài viết phản ánh vấn đề bất cập trong việc phát hành, quản lý và thu phí thẻ ngân hàng (thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng) đối với các chủ thẻ là công nhân, người lao động trên Tạp chí Lao động và Công đoàn những ngày gần đây, ông có thể chia sẻ vài ý kiến của mình?

ThS.Luật sư Võ Công Hạnh:

Cảm ơn Tạp chí Lao động và Công đoàn đã phản ánh một vấn đề rất sát sườn và cấp bách với đời sống công nhân, người lao động.

Những lo lắng và thiệt hại của người lao động - chủ thẻ NH là có thật và hậu quả có thể đã rất nặng nề.

Trước thực trạng đấy, tôi cho rằng cần làm rõ quy chế, cách thức và chấn chỉnh hoạt động phát hành thẻ NH, tránh lãng phí tài nguyên, giảm thiểu rủi ro của chủ thẻ lẫn phía NH như hiện nay.

Bài 5: Những “luật chơi” đưa công nhân vào thế “kẹt”

PV: Trả lời Tạp chí Lao động và Công đoàn, phần lớn công nhân khi được hỏi, cho biết họ không có nhiều thông tin, thậm chí không biết việc xử lý khóa, hủy thẻ, phí phải trả dù không dùng thẻ trong thời gian dài... Dưới góc độ pháp lý, việc NH hoặc tư vấn viên phổ biến hạn chế các thông tin này cho các chủ thẻ, nhất là với công nhân, người lao động, vốn có ít thời gian để hiểu luật, hiểu quy định của nhà phát hành thẻ, theo luật sư NH sẽ phải khắc phục, chấn chỉnh như thế nào?

ThS.Luật sư Võ Công Hạnh

Cần thấy rằng, những thoả thuận, hợp đồng của NH thường rất phức tạp và nhiều trang, nhiều chữ và lắm thuật ngữ.

Công nhân không thể đọc và hiểu tất cả các nội dung. Nói tóm lại, họ là bên yếu thế trong giao dịch mang sự “áp đặt” và “theo mẫu”. Và điều này càng nguy hiểm hơn khi tư vấn viên “vô tâm” hoặc cố tình đưa chủ thẻ NH thành những con nợ tiềm ẩn.

Theo tôi, khi làm thẻ với số lượng lớn cần có vai trò của người sử dụng lao động - là doanh nghiệp trả lương qua thẻ. Họ cần phải cử người có am hiểu pháp luật để rà soát tất cả hợp đồng, giấy tờ mà người lao động sẽ ký. Đó là trách nhiệm và điều phải làm để bảo vệ công nhân, người lao động khỏi những “cạm bẫy”, rủi ro trong lĩnh vực tín dụng.

Về phía công nhân, người lao động, tôi nghĩ họ phải rà soát ngay tất cả các thẻ mà mình đã mở tại các NH và đóng vĩnh viễn các tài khoản không sử dụng để tránh những rắc rối pháp lý. Trong trường hợp rà soát phát sinh những mâu thuẫn, xung đột, cần nhờ chuyên gia tư vấn để giải quyết dứt điểm.

Về phía Ngân hàng Nhà nước, tôi đề xuất cơ quan này cần nghiên cứu - bổ sung Điều 12 (về đóng tài khoản thanh toán) tại Nghị định số 52/2024/NĐ-CP ngày 15/5/2024 về giao dịch không dùng tiền mặt. Đó là đơn vị Ngân hàng phát hành tài khoản phải đơn phương đóng tài khoản đối với các tài khoản không phát sinh giao dịch trong một thời hạn nhất định (ví dụ 18 tháng chẳng hạn).

Có như vậy sẽ thống nhất quy định thời hạn đóng thẻ - tài khoản ngân hàng trong một thời hạn nhất định nếu không phát sinh giao dịch, bởi lâu nay hầu như việc này chưa quy định thống nhất, sự “lập lờ” ấy dẫn đến những tổn thất tài chính không đáng có mà chủ thẻ không biết. Điều này cũng buộc các NH phải rà soát, cảnh báo và xoá các tài khoản không phát sinh giao dịch để tránh thiệt hại cho khách hàng và thể hiện sự chuyên nghiệp của mình.

(Đình Toàn ghi)

Bài 5: Những “luật chơi” đưa công nhân vào thế “kẹt”
Bài 5: Những “luật chơi” đưa công nhân vào thế “kẹt”

Đồng chí Lê Mộng Hoàng – Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Freewell (Khu công nghiệp Bắc Đồng Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước):

Tăng thêm áp lực cuộc sống cho công nhân

Hiện nay, nhiều người dùng thẻ ATM nhưng không phát sinh giao dịch và nghĩ nếu không sử dụng, thẻ sẽ tự hủy. Không chỉ riêng công nhân lao động, mà ngay cả những cán bộ công đoàn như tôi cũng nghĩ như vậy. Đến một ngày, họ mới hoang mang vì nhận thông báo phải trả phí duy trì hoạt động của tài khoản ngân hàng. Đây là một bất cập lớn.

Công nhân lao động vì áp lực cuộc sống nên thay đổi chỗ làm liên tục. Ở mỗi công ty họ phải mở một tài khoản ngân hàng mới để nhận lương, những tài khoản cũ (cùng với thẻ) trước đó không có nhu cầu sử dụng nữa. Số tiền cho các loại phí hàng tháng không lớn, nhưng nếu để qua nhiều năm thì lại khác, trở thành “món nợ” từ trên trời rơi xuống, tăng thêm áp lực cuộc sống cho công nhân lao động.

Xã hội đang trong tiến trình chuyển đổi số, bất cứ ai đủ điều kiện cũng đều có thể đăng ký mở tài khoản ngân hàng tại nhà. Do vậy, nếu thẻ (tài khoản) không còn sử dụng nữa, thì các ngân hàng cũng nên chủ động cung cấp các dịch vụ để người lao động có thể tự đăng ký hủy tài khoản tại nhà; vừa nhanh chóng lại giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho các bên.

(Nguyễn Tấn Mân ghi)

Đồng chí Lê Thị Tùng Lâm - Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Triệu Niềm Tin (quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng):

Không dùng thẻ, nên khóa hẳn

Tôi đang dùng 5 thẻ của 5 ngân hàng khác nhau. Việc mở, dùng thẻ của chị có mục đích rõ ràng như nhận lương, vay vốn, mua sắm…Thẻ nào không dùng tôi đều trực tiếp đóng tài khoản, để không phát sinh những chi phí không cần thiết.

Theo tôi, người lao động khi mở thẻ, cần cân nhắc mở dùng để làm gì? Thẻ nhận lương là thẻ ghi nợ nội địa hay thẻ tín dụng, hay thẻ nào khác? Người lao động cần nghe tư vấn kỹ của ngân hàng, quyết định phù hợp với nhu cầu của mình. Việc người lao động không dùng thẻ nữa, cá nhân tôi cho rằng nên khóa hẳn, ngăn chặn những phát sinh không cần thiết trong tương lai, cũng cho bản thân không còn phải lo lắng. (Nguyễn Luận ghi)

Bài viết: Nhóm phóng viên

Thiết kế: Dũng Choai

Mời bạn đọc theo dõi kỳ tới:

Bài 5: Những “luật chơi” đưa công nhân vào thế “kẹt”