Giám sát chặt việc chi trả lương, thưởng Tết của lao động mất việc, thiếu việc
Công đoàn - 29/11/2022 09:57 HÀ VY
Hơn 470.000 lao động bị mất việc, thiếu việc
Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, tính đến thời điểm hiện tại có tổng số 1.235 doanh nghiệp tại 44 tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng bởi tình trạng sụt giảm đơn hàng. Trong đó, loại hình dân doanh là 646 doanh nghiệp; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 590 doanh nghiệp.
Hội nghị nhằm hoàn thiện báo cáo phục vụ buổi làm việc giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về tình hình doanh nghiệp thiếu đơn hàng và NLĐ bị mất việc, thiếu việc. Ảnh: THC |
Các ngành, nghề chính bị ảnh hưởng là Dệt may (226 doanh nghiệp), Da giày (109 doanh nghiệp), Chế biến gỗ (196 doanh nghiệp), Điện tử (62 doanh nghiệp), Cơ khí (31 doanh nghiệp), các ngành nghề khác (612 doanh nghiệp).
Tổng số NLĐ bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu đơn hàng là trên 472.000 người. Trong đó, chiếm số lượng lớn nhất là lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (353.324 lao động); Dệt may (131.340 lao động); Da giày (171.414 lao động), Chế biến gỗ (63.681 lao động). Tính theo địa bàn khu công nghiệp thì có 60 doanh nghiệp với 172.088 lao động bị ảnh hưởng.
Trong số lao động bị ảnh hưởng có 30.279 lao động nữ từ 35 tuổi trở lên và 9.441 lao động đang trong thời kì thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
Về mức độ ảnh hưởng: Có 41.558 lao động bị thôi việc, mất việc; 430.665 lao động bị giảm giờ làm (bao gồm giảm giờ làm hằng ngày, làm cách nhật, nghỉ hưởng lương ngừng việc, nghỉ không hưởng lương, tạm hoãn hợp đồng lao động). Có 30 doanh nghiệp nợ lương của 6.946 lao động với tổng số tiền hơn 110,2 tỉ đồng. Có 121 doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội của 32.315 lao động với tổng số tiền hơn 237,9 tỉ đồng.
Hội nghị được tổ chức dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến. Ảnh: THC |
Dự báo có thể hết quý I/2023, thậm chí là quý II/2023, tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn, đơn hàng sẽ tiếp tục sụt giảm. Từ đó có thể dẫn đến thêm nhiều NLĐ bị thiếu, mất việc làm. Theo nắm bắt của công đoàn cơ sở, trong tháng 12/2022 và những tháng đầu năm 2023 sẽ có 667 doanh nghiệp tiếp tục thực hiện giảm giờ làm của 271.736 lao động và 88 doanh nghiệp có kế hoạch cắt giảm tiếp 15.769 lao động. Sẽ có tình trạng chủ doanh nghiệp bỏ trốn, nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội và các chế độ của NLĐ. Không loại trừ trường hợp doanh nghiệp lợi dụng tình hình để thanh lọc, đẩy NLĐ từ trên 35 tuổi ra khỏi doanh nghiệp để tuyển dụng lao động trẻ hơn, chi phí thấp hơn.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã đánh giá tình hình sụt giảm đơn hàng ảnh hưởng đến doanh nghiệp và NLĐ, dự báo các tình huống có thể xảy ra. Từ đó kiến nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam giải pháp của tổ chức Công đoàn tham gia hỗ trợ doanh nghiệp và NLĐ; kiến nghị với Chính phủ, các bộ, ngành liên quan nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và NLĐ.
Giám sát chặt chẽ chế độ lương, thưởng Tết
Một vấn đề khiến nhiều đại biểu hết sức quan tâm đó là chế độ tiền lương, thưởng Tết của NLĐ bị mất việc làm hay chuyển việc làm mới.
Đồng chí Lê Đình Quảng – Phó Trưởng Ban Chính sách pháp luật Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết: “Tình hình công nhân lao động mất việc tương đối lớn, xảy ra vào dịp cuối năm có thể dẫn đến công nhân không được giải quyết chế độ tiền lương, tiền thưởng Tết. Bên cạnh đó, đối tượng công nhân chuyển đến doanh nghiệp mới làm việc trong thời điểm này cũng cần được quan tâm về chế độ tiền lương, tiền thưởng Tết và bảo hiểm xã hội. Từ nay đến cuối năm, tình hình tranh chấp lao động, đặc biệt là tiền lương, tiền thưởng có thể gia tăng. Công đoàn cần giám sát để tránh trường hợp doanh nghiệp chưa thực sự khó khăn nhưng lợi dụng dịp này để sa thải NLĐ”.
Các đại biểu có chung nhận định, đây là vấn đề cần được giám sát chặt chẽ và phải có sự cảnh báo đối với doanh nghiệp nhằm đảm bảo quyền lợi của NLĐ. Bởi theo báo cáo của các đơn vị, tình hình nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội rất đáng lo ngại.
Tại TP Hải Phòng, số nợ bảo hiểm xã hội 3 tháng trở lên của các doanh nghiệp lên đến hàng trăm tỉ đồng, ảnh hưởng lớn đến đời sống NLĐ. Hiện tại, công nhân lo lắng về thu nhập, tiền lương, đặc biệt khi tết Nguyên đán đang đến gần. Các doanh nghiệp thì lo lắng thiếu đơn hàng kéo dài, thu nhập công nhân không ổn định có thể dẫn đến thiếu lao động cục bộ ở các doanh nghiệp lớn ngành Dệt may, Da giày do công nhân không quay trở lại làm việc sau Tết.
Tại tỉnh Long An, đến ngày 23/11/2022 có 49 doanh nghiệp báo cáo dự kiến sẽ chấm dứt hợp đồng lao động với 1.542 người, giảm thời giờ làm việc 15.138 người. Trong đó, có 388 lao động nữ đang có thai và nuôi con nhỏ; có 01 doanh nghiệp nợ lương 18 người với số tiền là hơn 315 triệu đồng (Công ty Cổ phần Lavifood). Hiện tại, LĐLĐ tỉnh đang rà soát nắm chắc tình hình số doanh nghiệp gặp khó khăn dẫn đến giảm giờ làm việc, cắt giảm chấm dứt hợp đồng đối với NLĐ, kịp thời báo cáo về LĐLĐ tỉnh để có tổng hợp báo cáo Tổng LĐLĐ Việt Nam, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo giải quyết. Trường hợp doanh nghiệp giảm lao động, chấm dứt hợp đồng lao động đối với NLĐ, Công đoàn tham gia xây dựng phương án sử dụng lao động thông qua cơ quan quản lý nhà nước và phối hợp giải quyết chế độ cho NLĐ.
Nhiều ý kiến đề xuất Tổng LĐLĐ Việt Nam kiến nghị Chính phủ tiếp tục có gói hỗ trợ về tiền nhà trọ cho NLĐ mất việc làm, giảm việc làm, thu nhập còn ít. Việc hỗ trợ tiền nhà trọ cho NLĐ, nhất là ở nơi có nhiều khu công nghiệp sẽ giúp lao động duy trì, gắn bó, khi đơn hàng quay trở lại để không thiếu hụt lao động.
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị, dù chưa có trường hợp lợi dụng tình hình để chấm dứt hợp đồng lao động, sa thải lao động, nhất là công nhân có độ tuổi cao nhưng LĐLĐ các tỉnh, thành phố phải có sự cảnh báo với các doanh nghiệp, nắm bắt tình hình và đấu tranh bảo vệ đoàn viên, NLĐ khi xảy ra. Đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương có giải pháp tháo gỡ khó khăn trong doanh nghiệp, đặc biệt là xử lý quan hệ lao động trong doanh nghiệp.
Công đoàn tăng cường kết nối giới thiệu việc làm cho NLĐ với doanh nghiệp khác tương đồng về tay nghề, trao đổi với doanh nghiệp phương án giữ chân NLĐ để không bị chấm dứt hợp đồng để khi đơn hàng quay trở lại không bị thiếu hụt lao động. Đồng thời đẩy mạnh truyền thông để doanh nghiệp và NLĐ thấy rõ vai trò của tổ chức Công đoàn.
Theo kế hoạch, sắp tới, Tổng LĐLĐ Việt Nam, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, VCCI sẽ có buổi họp thống nhất nội dung liên quan đến tình hình doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng cũng như mất việc, thiếu việc của NLĐ. Từ đó đề xuất các bộ, ngành, Chính phủ có giải pháp tháo gỡ. Trong đó, sẽ kiến nghị Chính phủ có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho NLĐ như hỗ trợ tiền nhà trọ, có chính sách đào tạo, đào tạo lại nâng cao tay nghề cho NLĐ, có gói hỗ trợ doanh nghệp về tài chính, thu hút đầu tư để giảm tình trạng thiếu đơn hàng...
Bài 1: Đặc thù về tổ chức, hoạt động của Công đoàn trong hệ thống chính trị Việt Nam Vị trí của tổ chức Công đoàn trong hệ thống chính trị Việt Nam được xác lập qua quá trình hình thành và phát triển ... |
Yêu cầu về xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn trong tình hình mới Trong môi trường mới có tham gia của các tổ chức đại diện khác của người lao động, để công đoàn phát huy được vai ... |
Công ty vi phạm quyền lợi, nữ công nhân u màng não chật vật với cuộc sống Dù chị Vũ Thị Thanh Hải bị Công ty Cổ phần Cơ khí xây dựng giao thông Thăng Long đơn phương chấm dứt hợp đồng ... |
Tin cùng chuyên mục
Diễn đàn Lao động - Công đoàn - 24/11/2024 07:03
Những trường hợp nghỉ làm có lương và 3 quy định dành riêng cho lao động nữ
Pháp luật lao động Việt Nam đã đưa ra những quy định chi tiết để bảo vệ quyền lợi của người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng. Theo đó, pháp luật quy định nhiều trường hợp nghỉ làm có lương.
Hoạt động Công đoàn - 24/11/2024 06:39
Cô giáo mắc bệnh nan y truyền cảm hứng sống tích cực, lạc quan cho đồng nghiệp
Cô Trịnh Thị Thủy – Giáo viên dạy môn Vật lí Trường THPT Nguyễn Tất Thành (quận 6, Tp Hồ Chí Minh) là người giàu nghị lực và sự lạc quan. Dù mang trong mình căn bệnh nan y nhưng bằng niềm tin yêu cuộc đời, cô vẫn mỉm cười, sống tích cực. Cô trở thành điểm sáng truyền cảm hứng cho đồng nghiệp.
Hoạt động Công đoàn - 23/11/2024 16:09
Công đoàn MICCO: Dành những gì tốt nhất cho người lao động
Nhiều năm qua, Công đoàn Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Việt Bắc – MICCO (Đông Triều, Quảng Ninh) đã thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình trong việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên, người lao động; tiếp tục nâng cao chất lượng và tích cực đổi mới phương thức, cách thức tổ chức các hoạt động; tạo điều kiện tốt nhất để người lao động an tâm công tác và cống hiến.
Hoạt động Công đoàn - 23/11/2024 08:51
Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
Hơn 25 năm qua, anh Nhân là một phần không thể thiếu của tập thể Trường THPT Ngô Gia Tự (xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh).
Diễn đàn Lao động - Công đoàn - 23/11/2024 06:13
Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
Khi biết chỉ được hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa là 12 tháng - tương ứng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp 12 năm, rất nhiều người lao động muốn ngừng đóng bảo hiểm thất nghiệp để xin hưởng trợ cấp.
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 18:44
Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
Với hơn một thập kỷ gắn bó với Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Bắc Trung Bộ - MICCO, anh Bùi Công Quyền đã trở thành một phần không thể thiếu của đội ngũ lái xe. Nhưng phía sau tay lái ấy là một người đàn ông với những trăn trở, khát vọng vượt xa khỏi công việc hằng ngày.
- Những trường hợp nghỉ làm có lương và 3 quy định dành riêng cho lao động nữ
- Cô giáo mắc bệnh nan y truyền cảm hứng sống tích cực, lạc quan cho đồng nghiệp
- Công đoàn TP. Hồ Chí Minh đồng hành cùng công nhân trong mọi hoàn cảnh
- Bắc nhịp cầu việc làm cho người khuyết tật
- Công đoàn MICCO: Dành những gì tốt nhất cho người lao động