Dấu ấn Công đoàn Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Trị trên con đường nông thôn mới

Hoạt động Công đoàn - THỤC QUYÊN

Xác định “tam nông” gồm nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới là mục tiêu quan trọng và lâu dài, thời gian qua, Công đoàn Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Trị và mỗi đoàn viên công đoàn đã tích cực tham gia, đóng góp công sức, trí tuệ, thực hiện nhiều việc làm thiết thực. Qua đó, không chỉ hoàn thành nhiệm vụ chính trị của ngành mà còn góp phần làm thay đổi rõ rệt bộ mặt nông thôn, thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
“Một đội ngũ, một mục tiêu” cho đời xanh mãi Công đoàn Công ty TNHH Dệt may VTJ TOMS: lan tỏa yêu thương từ tổ chức Công đoàn Đánh thức chế độ cho người lao động sau nhiều năm… ngủ quên

Phát huy sức mạnh của mỗi đoàn viên công đoàn

Sau một thời gian gắn bó với các vật nuôi truyền thống như cá diêu hồng, cá trê lai… có hiệu quả kinh tế không cao, từ năm 2022 đến nay, được sự hỗ trợ của Tổ công đoàn Trạm Khuyến nông huyện Vĩnh Linh, ông Trần Đức Dũng (xã Vĩnh Khê) đã quyết định chuyển toàn bộ lồng nuôi của mình sang thả nuôi cá leo và cá lăng chấm.

Ông Dũng kể, năm 2022, ông được Tổ công đoàn Trạm Khuyến nông huyện Vĩnh Linh hỗ trợ thực hiện mô hình nuôi cá leo trong lồng tại hồ Bảo Đài với quy mô 180 m3. Sau hơn 4 tháng thả nuôi, cá đạt trọng lượng bình quân từ 1,2 kg/con. Với giá bản từ 80.000 – 85.000 đồng/kg, trừ chi phí mô hình cho lợi nhuận gần 90 triệu đồng. Tiếp đó, để đa dạng đối tượng nuôi, cuối năm 2022, ông được hướng dẫn thả nuôi thử nghiệm giống cá lăng chấm với số lượng 600 con.

Dấu ấn Công đoàn Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Trị trên con đường nông thôn mới
Từ sự hỗ trợ, hướng dẫn của Tổ công đoàn Trạm Khuyến nông huyện Vĩnh Linh, ông Trần Đức Dũng ở tại xã Vĩnh Khê đã chuyển toàn bộ lồng nuôi của mình sang nuôi cá leo, cá lăng chấm. Ảnh: THỤC QUYÊN.

Sau gần 1 năm nuôi, cá sinh trưởng tốt, sản lượng thu hoạch được gần 5 tạ cá thương phẩm. Sau khi trừ chi phí, ông lãi trên 25 triệu đồng. Nhận thấy đây là các đối tượng nuôi mới mang lại lợi nhuận cao, có đầu ra khá ổn định, ông Dũng đã mạnh dạn mở rộng ra toàn bộ 10 ô lồng nuôi của mình.

“Hiện tại, mỗi ô lồng nuôi có thể tích 80 m3 ông thả nuôi 1.500 con cá giống và thả nuôi theo kiểu gối vụ để thu hoạch quanh năm theo hình thức “cuốn chiếu”.

“Với lợi thế mặt nước lớn, trong thời gian tới tôi sẽ làm thêm lồng nuôi để thả nuôi với số lượng lớn hơn”, ông Dũng cho biết thêm.

Còn tại huyện Cam Lộ, vụ lúa đông xuân vừa qua là vụ đầu tiên ông Nguyễn Tấn Lễ ở tại thôn Định Xá (xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ) trồng 0,5 ha lúa theo mô hình sản xuất lúa hữu cơ sử dụng mạ khay, máy cấy liên kết tiêu thụ sản phẩm do Trạm Khuyến nông huyện phối hợp với Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị triển khai.

Theo ông Lễ, điểm đặc biệt của mô hình đó là sử dụng hoàn toàn bằng phân bón hữu cơ và chế phẩm dinh dưỡng, thảo mộc lên men; tuyệt đối không sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật hóa học, thuốc trừ cỏ. Sử dụng máy bay không người lái để phun các loại chế phẩm trong suốt quá trình chăm sóc giúp hạn chế đi lại trên ruộng, giảm sức lao động, lượng chế phẩm phun đồng đều hơn, tập trung hơn.

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện mô hình, các đoàn viên công đoàn của Tổ công đoàn Trạm Khuyến nông huyện Cam Lộ đã thường xuyên bám sát quá trình sinh trưởng của cây lúa để hướng dẫn nông dân cách chăm sóc. Kết quả, sau gần 3,5 tháng, ông thu được hơn 3,3 tấn lúa tươi. Với giá thu mua 13 triệu đồng/tấn lúa tươi ngay tại ruộng, ông thu về gần 43 triệu đồng, lãi ròng trên 18 triệu đồng, cao gấp đôi so với trước đây.

Dấu ấn Công đoàn Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Trị trên con đường nông thôn mới
Mô hình sản xuất lúa hữu cơ do Tổ công đoàn Trạm Khuyến nông huyện Cam Lộ phụ trách cho năng suất trên 65 tạ/ha. Ảnh: THỤC QUYÊN.

“Hầu hết các khâu trong quy trình sản xuất đều được cơ giới hóa. Lúa tươi được Tổng công ty Thương mại Quảng Trị bao tiêu toàn bộ. Tôi sẽ tiếp tục duy trì việc trồng lúa hữu cơ để vừa nâng cao hiệu quả kinh tế vừa đem lại nhiều lợi ích về môi trường”, ông Lễ nói.

Theo ông Phan Văn Phương - Chủ tịch Công đoàn cơ sở thành viên Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị, với những mô hình kể trên chỉ là một phần nhỏ trong số những kết quả đạt được của đơn vị. Đặc biệt, với mô hình sản xuất lúa hữu cơ, bắt đầu được thực hiện thử nghiệm từ năm 2017, chỉ sau ít năm “bén duyên” với nông dân, đến nay, mô hình đã có mặt ở hầu hết các huyện trọng điểm lúa của tỉnh từ: Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh, Vĩnh Linh, Cam Lộ. Trong đó, có vai trò tích cực của đoàn viên Công đoàn Trung tâm Khuyến nông tỉnh, trực thuộc Công đoàn Sở Nông nghiệp và PTNT.

Ở địa phương nào mô hình sản xuất lúa hữu cơ cũng minh chứng được hiệu quả tích cực, không chỉ nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị canh tác, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, mô hình còn thay đổi nhận thức, phương thức canh tác của người dân trong việc sản xuất lúa, giúp giảm ô nhiễm môi trường sinh thái, bảo vệ được sức khoẻ cho người sản xuất và người tiêu dùng.

Quan trọng nhất là mô hình đã mang lại niềm tin lớn cho nông dân trong việc liên doanh, liên kết các hoạt động sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp sạch nói riêng. Tạo ra sự liên kết trong sản xuất bền vững, nâng cao giá trị của chuỗi lúa gạo, tăng thu nhập cho nông dân.

Dấu ấn Công đoàn Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Trị trên con đường nông thôn mới
Công đoàn Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Trị hỗ trợ nông dân đẩy mạnh chuyển đổi số vào sản xuất nông nghiệp. Ảnh: THỤC QUYÊN.
Ông Phan Văn Phương thông tin thêm, với phương châm đổi mới, nâng cao hiệu quả các hoạt động hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất - kinh doanh; xây dựng chuỗi liên kết, quảng bá thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm... Từ đó giúp nông dân vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

Thời gian qua, Ban Chấp hành Công đoàn Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã chủ động phối hợp với chuyên môn chuyển giao nhiều tiến bộ kỹ thuật trên các lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp, làm cơ sở thực tiễn cho nông dân trực tiếp học tập để áp dụng vào sản xuất tại địa phương.

Đơn cử như mô hình trồng cam, bưởi áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước; mô hình nuôi tôm thâm canh 2, 3 giai đoạn, mô hình nuôi cá leo trong ao và trong lồng… Đồng thời, đã chủ động liên kết với doanh nghiệp, kết nối trên các trang mạng internet để tiêu thụ sản phẩm, giúp nông dân có đầu ra ổn định cho sản phẩm nông sản, nâng cao thu nhập.

Bên cạnh đó, các tổ công đoàn trực thuộc công đoàn cơ sở thành viên Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã phối hợp với Liên đoàn Lao động các huyện, công đoàn xã tổ chức triển khai gắn biển công đoàn tại các mô hình trình diễn của đơn vị như: mô hình sản xuất dưa hấu sử dụng bạt phủ nilon đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm trên đất lúa chuyển đổi vụ hè thu; mô hình nuôi ốc hương vùng ven biển tại xã Hải An, huyện Hải Lăng…

Qua đó, đã tạo sự gắn kết hoạt động giữa các tổ công đoàn với Liên đoàn Lao động huyện, công đoàn xã nơi triển khai mô hình; làm phong phú nội dung hoạt động, lan tỏa kết quả, cách làm, quy trình sản xuất đến đông đảo đoàn viên công đoàn cũng như bà con nông dân áp dụng nhân rộng, thực hiện vào thực tế sản xuất.

Dấu ấn Công đoàn Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Trị trên con đường nông thôn mới
Gia đình ông Trần Đức Dũng phấn khởi thực hiện thành công mô hình nuôi cá leo trong lồng. Ảnh: THỤC QUYÊN.

Ông Nguyễn Phú Quốc - Chủ tịch Công đoàn cơ sở Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Trị khẳng định, với quan điểm cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, chuyển dần từ nền nông nghiệp số lượng sang chất lượng, thời gian qua, đoàn viên công đoàn Sở Nông nghiệp và PTNT nói chung và đoàn viên các công đoàn cơ sở thành viên nói riêng đã làm tốt vai trò quản lý Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn.

Đối với lãnh đạo, đã chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiều chương trình, dự án, mô hình trình diễn trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản; tăng cường công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, mở hàng trăm lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về nông, lâm ngư nghiệp, chế biến thuỷ hải sản cho hàng chục ngàn nông dân.

Cùng với đó, hướng dẫn cho nông dân chuyển đổi cơ cấu sản xuất cây trồng, vật nuôi theo nhu cầu thị trường, chuyển đổi mùa vụ phù hợp với điều kiện của từng vùng, hướng dẫn người nghèo làm ăn, tổ chức lại sản xuất theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn; làm tốt công tác dự tính, dự báo, phòng trừ dịch bệnh cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản; phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp; cung ứng và dịch vụ cho nông dân hàng ngàn tấn giống, hàng chục ngàn tấn phân bón, hàng triệu cây, con giống các loại đảm bảo chất lượng cho nông dân sản xuất tốt nhất.

“Mỗi đoàn viên công đoàn đã góp sức đưa ngành Nông nghiệp luôn phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt trên 3%; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, tạo việc làm và ổn định đời sống cho dân cư nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thêm nguồn lực cho xây dựng và phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà”, ông Quốc nói.

Góp sức xây dựng nông thôn mới

Theo Nguyễn Phú Quốc - Chủ tịch Công đoàn Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Trị, công đoàn hiện có 20 công đoàn cơ sở thành viên với tổng số 623 cán bộ, công nhân, viên chức, lao động. Xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng, những năm qua, công đoàn cơ sở đã chủ động triển khai sâu rộng chủ trương, kế hoạch của tỉnh đến đoàn viên, công chức, viên chức lao động. Phối hợp tổ chức lồng ghép các chương trình, nội dung công tác tuyên truyền, đăng ký, ký kết giao ước thi đua giữa các đơn vị.

Dấu ấn Công đoàn Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Trị trên con đường nông thôn mới
Sử dụng các loại chế phẩm dinh dưỡng, thảo mộc lên men để phun cho cây lúa tại mô hình sản xuất lúa hữu cơ do Tổ công đoàn Trạm Khuyến nông huyện Cam Lộ thực hiện. Ảnh: THỤC QUYÊN.

Công đoàn chỉ đạo các công đoàn cơ sở thành viên tập trung thực hiện phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và phối hợp chặt chẽ theo chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; hướng dẫn công đoàn cơ sở thành viên phối hợp với chuyên môn xây dựng nội dung công tác thi đua phù hợp với đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của mỗi đơn vị; đẩy mạnh kiểm tra, đánh giá, đôn đốc việc thực hiện các nội dung đã ký kết giao ước thi đua.

Khuyến khích, kêu gọi mỗi đoàn viên, công chức, viên chức, người lao động ở các đơn vị chủ động làm tốt công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm hướng tới mục tiêu đưa nhanh khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Qua đó, góp phần xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân lao động trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

Dấu ấn Công đoàn Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Trị trên con đường nông thôn mới
Với sự hỗ trợ của Công đoàn Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Trị, nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao đã ra đời và mang lại hiệu quả vượt trội. Ảnh: THỤC QUYÊN.

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình, các công đoàn cơ sở thành viên đã làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn về chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, chế biến nông nghiệp công nghệ cao, truy xuất nguồn gốc, xúc tiến thương mại điện tử, logistics, phát triển chuỗi cung ứng hàng hóa nông sản đến tay người tiêu dùng, phát triển sản phẩm OCOP; hỗ trợ liên doanh, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị bền vững; quảng bá các sản phẩm nông sản, các sản phẩm nông sản đặc trưng, tiêu biểu của tỉnh và các địa phương trong tỉnh… Hỗ trợ, thẩm định các tiêu chí thuộc lĩnh vực mình phụ trách như nước sạch, truy xuất nguồn gốc, an toàn vệ sinh thực phẩm, trồng cây xanh, môi trường chăn nuôi…

“Với sự quyết tâm của các địa phương, sự nỗ lực của các cấp công đoàn, nhất là các công đoàn cơ sở thành viên trực thuộc Công đoàn Sở Nông nghiệp và PTNT, đến nay toàn tỉnh đã có 75/101 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, hệ thống chính trị cơ sở được củng cố, quốc phòng, an ninh được giữ vững, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn được cải thiện rõ rệt”, ông Quốc khẳng định.

Dấu ấn Công đoàn Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Trị trên con đường nông thôn mới
Các mô hình gắn biển công đoàn của các Tổ công đoàn trực thuộc Công đoàn cơ sở thành viên Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị. Ảnh: THỤC QUYÊN.

Bên cạnh đó, thực hiện chỉ đạo của Đảng ủy, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Công đoàn Sở Nông nghiệp và PTNT đã phát động các công đoàn cơ sở thành viên trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý của đơn vị, đỡ đầu, hỗ trợ xã Mò Ó trực tiếp bằng các mô hình, giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương.

Chủ tịch công đoàn cơ sở thành viên Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Trần Minh Tuấn cho biết, thực hiện kế hoạch đỡ đầu xã Mò Ó, huyện Đakrông xây dựng nông thôn mới do Công đoàn Sở Nông nghiệp và PTNT phát động, vụ đông xuân năm nay, Công đoàn Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã hỗ trợ 730 kg giống lúa chất lượng cao ĐD2 để sản xuất trên diện tích 8,1 ha tại thôn Phú Thiềng, xã Mò Ó.

Đồng thời, tổ chức tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho gần 60 hộ nông dân tham gia, trong đó đa số là đồng bào dân tộc thiểu số. Phân công đoàn viên công đoàn bám sát cơ sở hỗ trợ chỉ đạo sản suất, kiểm tra tình hình sâu bệnh trên địa bàn xã Mò Ó nói chung và thôn Phú Thiềng nói riêng.

Kết quả đã thay đổi tập quán sản xuất của người dân từ chỗ sản xuất riêng lẻ, thời vụ dàn trãi, không tập trung sang sản xuất “một cánh đồng một giống”, tập trung gieo đảm bảo thời vụ trong 2 ngày để thuận lợi trong công tác tưới nước, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. Năng suất lúa trong mô hình do công đoàn đơn vị hỗ trợ đạt trên 52 tạ/ha, cao hơn năng suất bình quân chung toàn xã 4 tạ/ha.

“Công đoàn Chi cục vẫn đang tiếp tục phối hợp với UBND xã Mò Ó triển khai xây dựng mô hình vườn mẫu trong xây dựng Nông thôn mới cho 3 hộ dân với diện tích 2.000 m2, sử dụng các giống cây ăn quả chất lượng cao gồm mít Thái và ổi AT36. Đồng thời, hỗ trợ kết nối với một số doanh nghiệp liên kết sản xuất lạc thương phẩm, đậu xanh, mè đen... Qua đó, góp phần hỗ trợ xã Mò Ó trong việc phát triển các loại cây trồng, lựa chọn mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện địa phương, xây dựng sản phẩm OCOP... nhằm mang lại thu nhập cho người dân, hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới theo kế hoạch đề ra. Phấn đấu xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới trong giai đoạn 2024 – 2025”, ông Tuấn cho biết thêm.

Dấu ấn Công đoàn Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Trị trên con đường nông thôn mới
Công đoàn cơ sở Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã hỗ trợ giống lúa chất lượng cao ĐD2 cho xã Mò Ó. Ảnh: THỤC QUYÊN.

Theo Chủ tịch Công đoàn Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Trị,qua phát động của công đoàn, các công đoàn cơ sở thành viên trực thuộc đã tích cực tham gia hỗ trợ xã Mò Ó. Đơn cử như Công đoàn cơ sở thành viên Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã thống nhất với UBND xã Mò Ó triển khai các mô hình: nông lâm kết hợp với quy mô 2,1 ha tại thôn Đồng Đờng với 3 hộ tham gia, tổng kinh phí hỗ trợ hơn 99,6 triệu đồng; nuôi gà thịt bản địa theo hướng an toàn sinh học trên nền đệm lót sinh học với quy mô 900 con (100 con/hộ; kinh phí hỗ trợ 117 triệu đồng; trồng đậu xanh giống ĐX 02 với quy mô 5 ha; xây dựng 2 vườn cây sinh kế với quy mô 500m2/vườn, sử dụng các loại cây ăn quả như mít Thái, ổi, cam, bưởi…

Công đoàn cơ sở Chi cục Phát triển nông thôn đã tư vấn và phát triển sản phẩm dưa hấu Mò Ó đạt chứng nhận OCOP 3 sao năm 2023 cho Tổ hợp tác dưa hấu Mò Ó, thôn Phú Thành, xã Mò Ó; đang khảo sát thực trạng, đánh giá ý tưởng đối với sản phẩm mật ong của Tổ hợp tác nuôi ong ruồi nội địa Phan Trà, thông Phú Thành, xã Mò Ó…

Dấu ấn Công đoàn Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Trị trên con đường nông thôn mới
Công đoàn Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Trị đã làm tốt công tác hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP. Ảnh: THỤC QUYÊN.

Bên cạnh đó, từ nguồn đóng góp đỡ đầu của tất cả đoàn viên công đoàn Sở Nông nghiệp và PTNT, trên cơ sở đề xuất của UBND xã Mò Ó, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở Sở Nông nghiệp và PTNT thống nhất hỗ trợ sửa chữa hệ thống nước khu vực nhà sinh hoạt cộng đồng thôn Khe Luồi với kinh phí 15,65 triệu đồng. Hỗ trợ dụng cụ thể dục thể thao và vui chơi ngoài trời cho người già và trẻ em tại các thôn trên địa bàn xã với tổng kinh phí hơn 45 triệu đồng. Qua đó, giúp xã Mò Ó từng bước hoàn thiện các tiêu chí hiện chưa đạt chuẩn trong xây dựng nông thôn mới.

“Bằng những việc làm thiết thực, cụ thể, lực lượng cán bộ, đoàn viên, công chức, viên chức, lao động Sở Nông nghiệp và PTNT đã và đang tiếp tục góp phần tạo thêm nhiều động lực để đẩy nhanh và triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII”, ông Nguyễn Phú Quốc - Chủ tịch Công đoàn Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Trị nhấn mạnh.

Tác phẩm tham dự Cuộc thi viết về “Công nhân và Công đoàn Quảng Trị” năm 2024.

Mời độc giả xem thêm TẠI ĐÂY

“Một đội ngũ, một mục tiêu” cho đời xanh mãi “Một đội ngũ, một mục tiêu” cho đời xanh mãi

Sau 30 năm tái thành lập tỉnh Quảng Trị, từ một vùng quê khô cằn, TP. Đông Hà đã mạnh mẽ vươn lên trở thành ...

Công đoàn Công ty TNHH Dệt may VTJ TOMS: lan tỏa yêu thương từ tổ chức Công đoàn Công đoàn Công ty TNHH Dệt may VTJ TOMS: lan tỏa yêu thương từ tổ chức Công đoàn

Những câu chuyện đẹp từ sự quan tâm, chăm lo của tổ chức Công đoàn dành cho người lao động tại Công đoàn Công ty ...

Đánh thức chế độ cho người lao động sau nhiều năm… ngủ quên Đánh thức chế độ cho người lao động sau nhiều năm… ngủ quên

Nhiều năm trôi qua, hàng trăm giáo viên dạy trẻ khuyết tật hòa nhập ở tỉnh Quảng Trị và cả nghìn người lao động làm ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Công đoàn Gia Lai: Hơn 23 tỷ đồng chăm lo người lao động

Công đoàn -

Công đoàn Gia Lai: Hơn 23 tỷ đồng chăm lo người lao động

Trong 6 tháng đầu năm 2024, các cấp Công đoàn tỉnh Gia Lai tập trung chăm lo, nâng cao đời sống đoàn viên, người lao động. Đã có hơn 48.000 lượt đoàn viên, người lao động được công đoàn chăm lo, hỗ trợ với hơn 23,2 tỷ đồng.

Tổ chức “Bữa cơm Công đoàn” năm 2024 trên phạm vi toàn quốc

Hoạt động Công đoàn -

Tổ chức “Bữa cơm Công đoàn” năm 2024 trên phạm vi toàn quốc

Tổ chức “Bữa cơm Công đoàn” là một trong những hoạt động chào mừng 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), tạo cơ hội giao lưu, gắn kết giữa người lao động với tổ chức Công đoàn và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Công đoàn Bình Dương: Điểm tựa cho lao động nhập cư

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn Bình Dương: Điểm tựa cho lao động nhập cư

Tổ chức Công đoàn Bình Dương luôn thấu hiểu, chăm lo tốt nhất về đời sống vật chất và tinh thần cho lao động nhập cư.

“Tan ca - vui khỏe”: dấu ấn trong hoạt động Công đoàn Đà Nẵng

Công đoàn -

“Tan ca - vui khỏe”: dấu ấn trong hoạt động Công đoàn Đà Nẵng

“Tan ca - vui khỏe” là một dấn ấn trong hoạt động của LĐLĐ TP Đà Nẵng khi lần đầu tiên công nhân lao động có một sân chơi riêng và được lên sóng truyền hình.

Coi trọng hợp tác toàn diện với Trung ương Liên hiệp Công đoàn Lào Video

Coi trọng hợp tác toàn diện với Trung ương Liên hiệp Công đoàn Lào

Công đoàn Việt Nam hết sức coi trọng mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện với Trung ương Liên hiệp Công đoàn Lào, coi đây là ưu tiên hàng đầu trong hoạt động đối ngoại.

Lao động nữ tham gia BHXH tự nguyện được hưởng chế độ thai sản Tôi công nhân

Lao động nữ tham gia BHXH tự nguyện được hưởng chế độ thai sản

Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực từ 1/7/2025 đã bổ sung nhiều chính sách mới có lợi cho người lao động trong đó quy định lao động nữ tham gia BHXH tự nguyện được hưởng chế độ thai sản.

Talk Công đoàn: “Làm tốt rất khó, giữ được cái tốt càng khó hơn” Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: “Làm tốt rất khó, giữ được cái tốt càng khó hơn”

Talk Công đoàn tuần này là cuộc trò chuyện với đồng chí Nguyễn Hữu Quang - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Sakurai Việt Nam (KCN Lễ Môn, tỉnh Thanh Hóa), doanh nghiệp FDI có hơn 12.000 đoàn viên, người lao động.

Nhìn lại mức lương cơ sở qua 19 lần thay đổi Infographic

Nhìn lại mức lương cơ sở qua 19 lần thay đổi

Trong nhiều năm trở lại đây, mức lương cơ sở liên tục tăng để phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Dưới đây là chi tiết mức lương cơ sở mức lương cơ sở từ năm 1995 đến nay.
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Coi trọng hợp tác toàn diện với Trung ương Liên hiệp Công đoàn Lào Video

Coi trọng hợp tác toàn diện với Trung ương Liên hiệp Công đoàn Lào

Công đoàn Việt Nam hết sức coi trọng mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện với Trung ương Liên hiệp Công đoàn Lào, coi đây là ưu tiên hàng đầu trong hoạt động đối ngoại.

Đọc thêm

Đánh thức chế độ cho người lao động sau nhiều năm… ngủ quên

Hoạt động Công đoàn -

Đánh thức chế độ cho người lao động sau nhiều năm… ngủ quên

Nhiều năm trôi qua, hàng trăm giáo viên dạy trẻ khuyết tật hòa nhập ở tỉnh Quảng Trị và cả nghìn người lao động làm công việc rà phá bom mìn không được hưởng chế độ đáng được hưởng. Bất ngờ, khi tổ chức Công đoàn phối hợp với các đơn vị vào cuộc, sát cánh cùng người lao động nói lên tiếng nói, thì chế độ chính đáng dành cho người lao động đã được đánh thức.

Kết quả 6 tháng đầu năm 2024 của Công đoàn tỉnh Thanh Hóa

Hoạt động Công đoàn -

Kết quả 6 tháng đầu năm 2024 của Công đoàn tỉnh Thanh Hóa

6 tháng đầu năm 2024, các cấp Công đoàn tỉnh Thanh Hóa chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong tuyên truyền vận động, chăm lo đời sống và tổ chức các phong trào thi đua, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh trên địa bàn tỉnh.

Lễ cưới tập thể của 10 cặp đôi công nhân

Hoạt động Công đoàn -

Lễ cưới tập thể của 10 cặp đôi công nhân

LĐLĐ tỉnh Bình Dương vừa tổ chức lễ cưới tập thể cho 10 cặp đôi công nhân lao động, ngày 30/6.

Công đoàn Công ty TNHH Dệt may VTJ TOMS: lan tỏa yêu thương từ tổ chức Công đoàn

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn Công ty TNHH Dệt may VTJ TOMS: lan tỏa yêu thương từ tổ chức Công đoàn

Những câu chuyện đẹp từ sự quan tâm, chăm lo của tổ chức Công đoàn dành cho người lao động tại Công đoàn Công ty TNHH Dệt may VTJ TOMS, đóng trên địa bàn huyện Hải Lăng (tỉnh Quảng Trị) đã thu hút chúng tôi muốn tìm hiểu để cùng lan tỏa giá trị của những hoạt động thiết thực, đầy tính nhân văn của tổ chức Công đoàn ở doanh nghiệp này.

Công đoàn xã Vĩnh Ô giúp gia đình dân tộc thiểu số thoát nghèo

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn xã Vĩnh Ô giúp gia đình dân tộc thiểu số thoát nghèo

Sự quan tâm, giúp đỡ của tổ chức Công đoàn đã mang lại cuộc sống ấm no, thoát nghèo bền vững cho một gia đình dân tộc thiểu số tại xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

Công đoàn huyện Vĩnh Linh: đồng hành, chăm lo tốt hơn cho lao động nữ

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn huyện Vĩnh Linh: đồng hành, chăm lo tốt hơn cho lao động nữ

Thời gian qua, công tác nữ công được các cấp công đoàn huyện Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị) tích cực triển khai với nội dung và phương thức hoạt động được đổi mới, thu hút đông đảo nữ công nhân viên chức lao động tham gia. Qua đó, tạo điều kiện cho chị em phát huy vai trò và khả năng của mình trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, lao động sản xuất, không ngừng thi đua sáng tạo, góp phần vào việc hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của tổ chức Công đoàn.

Khen thưởng 124 gia đình công nhân, viên chức tiêu biểu

Hoạt động Công đoàn -

Khen thưởng 124 gia đình công nhân, viên chức tiêu biểu

124 gia đình công nhân viên chức tiêu biểu quận Long Biên vừa được biểu dương, khen thưởng nhân Ngày gia đình Việt Nam.

“Điểm tựa” đồng hành cùng sự phát triển của doanh nghiệp ở Cam Lộ

Hoạt động Công đoàn -

“Điểm tựa” đồng hành cùng sự phát triển của doanh nghiệp ở Cam Lộ

Những năm qua, công đoàn cơ sở (CĐCS) tại các doanh nghiệp ở huyện Cam Lộ không chỉ làm tốt vai trò là “điểm tựa” tin cậy chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động mà còn đồng hành cùng chủ sử dụng lao động tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Qua đó, tạo được mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, trên tinh thần hợp tác, cùng nhau phát triển.

Đối thoại chính sách pháp luật: Giải pháp bảo vệ người lao động từ sớm, từ xa

Hoạt động Công đoàn -

Đối thoại chính sách pháp luật: Giải pháp bảo vệ người lao động từ sớm, từ xa

Truyền thông, đối thoại chính sách pháp luật với doanh nghiệp và người lao động là giải pháp thiết thực mà Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng triển khai thực hiện nhằm bảo vệ người lao động từ sớm, từ xa.

Công đoàn Nghệ An và những kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2024

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn Nghệ An và những kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2024

Sáng 27/6, LĐLĐ tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động công đoàn 6 tháng đầu năm và tổng kết Tháng Công nhân.