Thứ hai 05/06/2023 20:46
dai-hoi-cong-doan-cac-cap-nhiem-ky-2023-2028

“Cùng nhau, chúng ta sẽ hoàn thành các mục tiêu đổi mới”

Tiêu điểm - NHÓM PHÓNG VIÊN

Để chấn hưng đất nước, lĩnh vực giáo dục và đào tạo được Đảng, Nhà nước ta xác định là quốc sách hàng đầu và chỉ đạo ngành Giáo dục tiến hành đổi mới một cách căn bản toàn diện. Sự nghiệp này hiện đang diễn ra, thu hút sự quan tâm, kỳ vọng lớn của toàn xã hội. Nhân dịp Xuân Quý Mão 2023, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã dành thời gian trao đổi với phóng viên (PV) Tạp chí Lao động và Công đoàn xung quanh chủ đề này. Trân trọng giới thiệu với bạn đọc.

PV: Năm 2023 là năm ở giữa của lộ trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới. Xin Bộ trưởng cho biết những nhiệm vụ lớn của ngành Giáo dục năm tới sẽ là gì?

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Năm 2023 là năm tập trung rất nhiều công tác quan trọng của ngành Giáo dục, đơn cử như việc tổ chức thẩm định sách giáo khoa lớp 4, 8, 11 và chỉ đạo triển khai biên soạn, thẩm định sách giáo khoa lớp 5, 9, 12...

“Cùng nhau, chúng ta sẽ hoàn thành các mục tiêu đổi mới”
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn. Nguồn: tuoitre.vn

Ngành Giáo dục phải đánh giá quá trình sau 10 năm thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 (khóa XI). Chúng tôi cũng thực hiện trách nhiệm giải trình trước đoàn giám sát của Quốc hội trong việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13, ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông; Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo Nghị quyết số 88 nêu trên. Đây còn là năm chúng tôi phải hoàn thành việc biên soạn chương trình giáo dục mầm non mới.

Đối với giáo dục đại học, chúng tôi phải hoàn thành nhiệm vụ rất lớn là quy hoạch mạng lưới các trường đại học, các trường đại học sư phạm trọng điểm, quy hoạch các trường chuyên biệt trong cả nước. Bên cạnh đó, việc phát triển và xây dựng đội ngũ nhà giáo cũng là nhiệm vụ đặt ra cấp bách, bao gồm cả việc xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đáp ứng được công cuộc đổi mới cả giáo dục phổ thông và giáo dục đại học.

Không thể không kể đến những chương trình công tác lớn, những giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành, như tiếp tục đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số, xây dựng cơ sở dữ liệu lớn của ngành, gia tăng các kết nối trong ngoài, trên dưới của hệ thống... Những nhiệm vụ, chương trình, đề án Chính phủ giao như tăng cường văn hóa học đường; phòng, chống đuối nước; vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn trường học,…

Ngành Giáo dục cũng tích cực tham gia xây dựng pháp luật, nổi bật là dự án Luật Nhà giáo hiện đang trong thời kỳ đề xuất. Chúng tôi sẽ trình, thuyết minh sự cần thiết, định hướng của Luật này trước Chính phủ.

Đặc biệt, một công việc thường xuyên, thu hút sự quan tâm lớn của các bậc phụ huynh và toàn xã hội mà ngành Giáo dục phải tập trung chỉ đạo làm tốt là kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và kỳ thi đại học.

“Cùng nhau, chúng ta sẽ hoàn thành các mục tiêu đổi mới”
Những năm qua, đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng cao về chất lượng, trình độ, phẩm chất. Trong ảnh: Cô giáo và học sinh Trường THCS Lê Ngọc Hân (Tiền Giang) trao đổi bài học. Ảnh: P. Phương.

PV: Ngành Giáo dục đang phải đương đầu với nhiều thách thức; xin Bộ trưởng chia sẻ về thách thức lớn nhất mà ngành đang phải đối mặt và giải pháp để vượt qua?

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Đúng là ngành Giáo dục đang gặp rất nhiều thách thức, một trong số đó là phải thực hiện thành công năm trọng tâm của quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Cụ thể là phải triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới hiệu quả, đúng lộ trình đặt ra. Để đạt mục tiêu này cần rất nhiều nguồn lực, trong đó nguồn lực tài chính đóng vai trò rất quan trọng; đặc biệt trong việc giúp các địa phương có sự chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất, trường, lớp, trang thiết bị phòng học, thực hành, dụng cụ học tập,...

Nếu như các địa phương, các tỉnh, thành phố không tập trung nguồn lực đầu tư cho chương trình giáo dục phổ thông mới thì việc triển khai sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vấn đề bảo đảm giáo viên cho đổi mới, đặc biệt là đảm bảo đội ngũ giáo viên cho những môn học mới trong chương trình cũng được xem là thách thức không nhỏ.

Giáo dục là sự nghiệp chung của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và toàn xã hội; một mình ngành Giáo dục không làm nổi. Nên về giải pháp, ngoài những nỗ lực tự thân của ngành, chúng tôi đã kiến nghị với Chính phủ, các bộ, ngành, đồng thời phối hợp với các địa phương để xử lý tốt những thách thức trên. Chúng tôi tin rằng, dưới sự chỉ đạo, điều hành sát sao của Chính phủ; sự phối hợp, vào cuộc của các bộ, ngành, các địa phương và sự nỗ lực của bản thân ngành Giáo dục thì những khó khăn, thách thức đó có thể sớm được giải quyết.

“Cùng nhau, chúng ta sẽ hoàn thành các mục tiêu đổi mới”
Để đổi mới giáo dục thành công thì thầy cô cần hoàn thành thật tốt công việc của các thầy cô và học sinh cần làm thật tốt nhiệm vụ của mình. Trong ảnh: Học sinh Trường PTDT Nội trú THCS - THPT huyện Bắc Hà (Lào Cai) bên cạnh việc được học văn hóa còn được giáo dục về giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc. Ảnh: P.V

PV: Một trong những nhân tố quyết định đến chất lượng giáo dục và đào tạo là con người - đội ngũ nhà giáo. Để đội ngũ này thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, Bộ có giải pháp gì để nâng cao chất lượng của họ trong thời gian tới, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Mục tiêu của chúng tôi là phát triển đội ngũ nhà giáo bảo đảm đủ về số lượng, chất lượng ngày càng được cải thiện, nâng cao về trình độ, năng lực, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo cần một chiến lược dài hơi, những giải pháp đồng bộ, liên thông và khả thi. Chúng tôi đã xác định những nhóm công việc cấp bách, căn cơ, phạm vi tác động lớn cần làm ngay, làm trước, những công việc cần làm thường xuyên. Theo đó, chúng tôi đã có nhiều kiến nghị về chính sách đối với Đảng, Nhà nước và rất mừng là nhận được sự ủng hộ cao của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương, Chính phủ, Ban Tổ chức Trung ương, các bộ, ngành… Trên cơ sở đó chúng tôi phối hợp chặt chẽ với Bộ Nội vụ trong thời gian từ nay đến một vài năm tới để tổ chức các kỳ tuyển dụng giáo viên, giảng viên một cách tối ưu.

Chúng tôi cũng tiến hành rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật, các chế độ chính sách, quy định đối với đội ngũ nhà giáo, bảo đảm nhà giáo được phát huy tốt nhất sự sáng tạo trong công tác giảng dạy. Giáo viên thấy hào hứng với công việc là điều rất tốt cho người học. Trong các chế độ chính sách với nhà giáo, chúng tôi đặc biệt quan tâm cải thiện đời sống của nhà giáo. Hy vọng trong thời gian tới đời sống nhà giáo sẽ có sự cải thiện tích cực.

Để bảo đảm chất lượng giáo viên, chúng tôi quan tâm ngay từ chất lượng nhân lực tuyển dụng đầu vào. Ngành đã có những chính sách thúc đẩy việc đào tạo giáo viên, chuẩn bị nguồn giáo viên ngay từ học sinh vào học các trường đại học sư phạm.

“Cùng nhau, chúng ta sẽ hoàn thành các mục tiêu đổi mới”
Ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập và quản lý giáo dục luôn được ngành Giáo dục tỉnh Hà Giang quan tâm và coi đây là nhiệm vụ quan trọng. Ảnh: TTXVN

Tuy nhiên, quá trình triển khai luôn có những vấn đề đặt ra; chẳng hạn, việc triển khai Nghị định 116 về đặt hàng đào tạo giáo viên, sau 02 năm triển khai đang gặp một số khó khăn, đặc biệt là việc đặt hàng đào tạo từ các địa phương. Vì vậy, chúng tôi đang đề xuất Chính phủ điều chỉnh Nghị định 116 cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

Chúng tôi cũng xem xét những phương diện liên quan đến công tác tư tưởng, xây dựng môi trường văn hóa học đường, đổi mới quản trị của các trường học, nhằm đảm bảo đội ngũ giáo viên có môi trường làm việc tốt nhất...

PV: Để thực hiện thành công công cuộc đổi mới giáo dục đang diễn ra cần sự nỗ lực, chung sức không chỉ của người dạy và người học mà còn cần sự hỗ trợ của toàn xã hội. Bộ trưởng suy nghĩ gì về vấn đề này trước thềm năm mới?

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngành Giáo dục và Đào tạo hiện đang trong lộ trình đổi mới, có rất nhiều việc hình thành, phát sinh, thậm chí phát sinh vấn đề chưa từng có tiền lệ. Quá trình xử lý, thích ứng, làm chủ nó sẽ có nhiều vấn đề phức tạp, không tránh khỏi những va vấp, sai sót. Chúng tôi mong toàn xã hội, trước hết là các bậc phụ huynh bình tĩnh, cùng chia sẻ, đồng hành với các thầy cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục và với ngành Giáo dục. Cùng nhau chúng ta sẽ hoàn thành các mục tiêu đổi mới đã đề ra.

Chính quyền các địa phương cần quan tâm hơn nữa đến việc triển khai nhiệm vụ giáo dục của địa phương mình theo trách nhiệm, quyền hạn được giao; vào cuộc cùng với ngành Giáo dục để thực hiện hiệu quả lộ trình đổi mới giáo dục.

Các em học sinh, sinh viên vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của sự nghiệp đổi mới Giáo dục cần đón nhận tinh thần đổi mới của ngành; tích cực thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mình, cùng các nhà giáo đặt từng viên gạch xây dựng nên lâu đài giáo dục tương lai.

“Cùng nhau, chúng ta sẽ hoàn thành các mục tiêu đổi mới”
Cần quy hoạch các cơ sở giáo dục đại học và các trường sư phạm sát với thực tiễn. Trong ảnh: Sinh viên Trường Đại học Thủ đô Hà Nội trong giờ học nhóm. Ảnh: Toàn Linh.

Tôi mong toàn thể nhà giáo cần ý thức sâu sắc vinh dự, trách nhiệm của mình cùng những thách thức của sự nghiệp đổi mới để cùng nhau nỗ lực. Không có một sản phẩm đổi mới nào có thể ra đời dễ dàng. Để đạt được thành công lớn phải vượt qua nhiều thách thức lớn và thành công của ngành Giáo dục sẽ mang lại những kết quả to lớn, lâu dài cho đất nước.

Cuối cùng, tôi mong tất cả những nhà báo, những người làm công tác truyền thông sẽ tiếp tục lan tỏa tinh thần đổi mới giáo dục trong xã hội, cùng chia sẻ những khó khăn thách thức của ngành, tất cả vì mục tiêu chung: Thổi bùng khát vọng vì một nước Việt Nam thịnh vượng, hùng cường, như tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra.

PV: Xin cảm ơn đồng chí Bộ trưởng!

“Đối với nền kinh tế như Việt Nam, tài trợ quốc tế sẽ chỉ cung cấp nguồn vốn bổ sung “Đối với nền kinh tế như Việt Nam, tài trợ quốc tế sẽ chỉ cung cấp nguồn vốn bổ sung"

Theo đó, "hầu hết các nhu cầu đầu tư với nền kinh tế, Việt Nam sẽ phải được đáp ứng bởi các nguồn vốn trong ...

Độ trễ áp lực dần rút ngắn đối với mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2023 Độ trễ áp lực dần rút ngắn đối với mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2023

Như các cuộc khủng hoảng trước đây, tác động đối với Việt Nam thường có độ trễ và độ trễ đó đang dần rút ngắn ...

Đối tượng, điều kiện, mức hỗ trợ đoàn viên, NLĐ mất việc, hoãn hợp đồng, giảm giờ làm Đối tượng, điều kiện, mức hỗ trợ đoàn viên, NLĐ mất việc, hoãn hợp đồng, giảm giờ làm

Chính sách hỗ trợ người lao động của Công đoàn được ban hành ngày 16/1/2023, theo Quyết định số 6696/QĐ-TLĐ của Đoàn Chủ tịch Tổng ...

Chia sẻ
In bài viết
Talk Công đoàn: Người lao động là “tai mắt” tốt nhất giám sát bản thoả ước Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Người lao động là “tai mắt” tốt nhất giám sát bản thoả ước

Dệt may là ngành đầu tiên và duy nhất trên cả nước xây dựng, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) ngành. Vậy, người lao động, doanh nghiệp được lợi gì từ TƯLĐTT ngành? Cùng lắng nghe chia sẻ của đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm – Chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam trong Chương trình Talk Công đoàn.
Gói tín dụng 120 000 tỷ đồng: cách nào để “tiêu” được? Kinh tế tuần

Gói tín dụng 120 000 tỷ đồng: cách nào để “tiêu” được?

Ngày 24/05, chính lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã cho biết, sau hơn 1 tháng triển khai, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng dành cho nhà ở xã hội (NOXH) vẫn chưa phát sinh dư nợ, nghĩa là chưa có đồng vốn nào được cho vay ra. Vậy điều gì khiến cho gói tín dụng có lãi suất ưu đãi hơn từ 1,5-2% lại không giải ngân được? Điểm tắc nghẽn nằm ở đâu? Và làm thế nào để thúc đẩy giải ngân gói tín dụng này trong thời gian tới góp phần thực hiện thành công Đề án 1 triệu căn NOXH từ nay đến năm 2030?
3 gợi ý công việc cho NLĐ mất việc ngoài 40 tuổi Tôi công nhân

3 gợi ý công việc cho NLĐ mất việc ngoài 40 tuổi

Chương trình Tôi công nhân ngày hôm nay sẽ gợi ý 3 công việc phù hợp với người lao động (NLĐ) ở tuổi ngoài 40.
30 năm phát triển Công đoàn Ngân hàng Việt Nam Công đoàn số

30 năm phát triển Công đoàn Ngân hàng Việt Nam

Công đoàn Ngân hàng Việt Nam được thành lập đánh dấu sự đổi mới về nội dung hoạt động trong hệ thống Ngân hàng, đồng thời khẳng định vị trí và vai trò mới của tổ chức Công đoàn - đại diện cho người lao động trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam.

Đọc thêm

Bộ Y tế báo cáo Thủ tướng về tình tiết mới vụ 8 bệnh nhân chạy thận tử vong

Toàn cảnh -

Bộ Y tế báo cáo Thủ tướng về tình tiết mới vụ 8 bệnh nhân chạy thận tử vong

Tại văn bản do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến ký báo cáo Thủ tướng Chính phủ về quá trình giải quyết tình tiết mới, đại diện Bộ Y tế khẳng định việc Hội đồng xét xử chưa xem xét nghiêm túc tại phiên tòa các kiến nghị khoa học bằng các luận giải khoa học mà đã khẳng định các kiến nghị của Bộ Y tế "không có cơ sở khoa học" là không bảo đảm khoa học pháp lý, khoa học xét xử.

Xuất hiện 2 ổ dịch cúm gia cầm H5N6 ở Bà Rịa - Vũng Tàu, tiêu huỷ hơn 10.000 con

Toàn cảnh -

Xuất hiện 2 ổ dịch cúm gia cầm H5N6 ở Bà Rịa - Vũng Tàu, tiêu huỷ hơn 10.000 con

Ông Nguyễn Lương Trai, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, ngày 31/7 và 1/8 xuất hiện 2 ổ dịch cúm gia cầm type A chủng H5N6 trên đàn gà nuôi của 2 hộ dân tại xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, với tổng đàn 10.500 con.

Thanh Hóa: Tặng bằng khen cho nam thanh niên cứu người giữa dòng lũ dữ

Toàn cảnh -

Thanh Hóa: Tặng bằng khen cho nam thanh niên cứu người giữa dòng lũ dữ

Hành động dũng cảm cứu người giữa dòng lũ dữ của anh Phạm Bá Huy đã được Bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa tặng bằng khen.    

Sau bão số 3 gần 100 điểm sạt lở tại Thanh Hóa, quốc lộ 15C, 16A vẫn ách tắc

Toàn cảnh -

Sau bão số 3 gần 100 điểm sạt lở tại Thanh Hóa, quốc lộ 15C, 16A vẫn ách tắc

Nhiều điểm sạt lở với khối lượng đất đá lớn, trên các tuyến Quốc lộ 15C, 16A, 217…của tỉnh Thanh Hóa gây ách tắc giao thông nghiêm trọng.

Sở Y tế Nghệ An công bố kết luận nguyên nhân sự cố chạy thận

Đời sống -

Sở Y tế Nghệ An công bố kết luận nguyên nhân sự cố chạy thận

Nhiều ngày sau sự cố chạy thận ở Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An, Sở Y tế tỉnh này đã có kết luận nguyên nhân chính là do hệ thống dẫn nước RO đến các máy có những điểm nối và gấp khúc, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.    

Sẽ quy hoạch Phú Quốc trở thành khu kinh tế thay vì đặc khu kinh tế

Đời sống -

Sẽ quy hoạch Phú Quốc trở thành khu kinh tế thay vì đặc khu kinh tế

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản lấy ý kiến các bộ, ngành về việc triển khai quy hoạch đảo Phú Quốc theo định hướng khu kinh tế, theo đề nghị của UBND tỉnh Kiên Giang.

Khẩn trương tìm kiếm người mất tích, tiếp cận, ứng cứu các vùng bị cô lập

Toàn cảnh -

Khẩn trương tìm kiếm người mất tích, tiếp cận, ứng cứu các vùng bị cô lập

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường chỉ đạo cử thêm 1 đoàn công tác của Bộ NN&PTNT vào huyện Quan Sơn, Thanh Hóa để phối hợp hỗ trợ khắc phục hậu quả mưa lũ.

Thanh Hóa, bản nghèo Xa Ná tan hoang sau lũ quét kinh hoàng

Đời sống -

Thanh Hóa, bản nghèo Xa Ná tan hoang sau lũ quét kinh hoàng 1

Do ảnh hưởng của bão số 3, nhiều huyện vùng cao của tỉnh Thanh Hóa có mưa lớn, gây thiệt hại không nhỏ về người và tài sản. Trong đó, bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn (tỉnh Thanh Hóa) là nơi chịu hậu quả nặng nề nhất.    

Cà Mau: Hàng trăm căn nhà bị sập, tốc mái do ảnh hưởng của bão số 3

Đời sống -

Cà Mau: Hàng trăm căn nhà bị sập, tốc mái do ảnh hưởng của bão số 3

UBND huyện U Minh (Cà Mau) cho biết địa phương này có tới hàng trăm căn nhà bị sập, tốc mái, ngập nước do ảnh hưởng của bão số 3, tổng thiệt hại hàng tỷ đồng.

Thủ tướng chỉ đạo triển khai 8 nhiệm vụ cấp bách ứng phó thiên tai

Toàn cảnh -

Thủ tướng chỉ đạo triển khai 8 nhiệm vụ cấp bách ứng phó thiên tai

Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo khắc phục nhanh hậu quả bão, mưa lũ, và triển khai 8 nhiệm vụ để ứng phó mưa lũ sau Bão số 3.