Thứ năm 02/05/2024 05:09

Cảnh báo các mối nguy, rủi ro với công nhân kỹ thuật điện lạnh

Công đoàn - ThS. TRƯƠNG THỊ LY - ThS. NGUYỄN VĂN PHÁT - Trường Đại học Công đoàn

Những đợt nắng nóng gay gắt kéo dài trong mùa hè, nhiệt độ có thể lên tới 39-41oC khiến nhu cầu về điện lạnh, đặc biệt là lắp đặt, sửa chữa điều hòa nhiệt độ của người dân tăng cao. Các thợ kỹ thuật điện lạnh phải hoạt động hết công suất những ngày này. Trong quá trình lắp đặt, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị điện lạnh, người lao động (NLĐ) luôn phải đối mặt với các mối nguy hiểm và những sự cố tai nạn không mong muốn. Vì vậy, cần có những biện pháp bảo đảm an toàn cho NLĐ trong ngành điện lạnh.
Cảnh báo các mối nguy, rủi ro với công nhân kỹ thuật điện lạnh
Cần cảnh báo các rủi ro cho công nhân kỹ thuật điện lạnh. Ảnh minh họa: Internet

Các mối nguy đối với lao động ngành điện lạnh

Tại các khu dân cư cũng như các KCN, trong quá trình làm việc, những người thợ kỹ thuật điện lạnh phải đối mặt với tất cả các mối nguy hiểm có thể dẫn đến thương tích nghiêm trọng hoặc tử vong. Các lao động kỹ thuật điện lạnh có thể bị những thương tích xảy ra do nâng hoặc mang vật liệu hoặc thiết bị nặng, lắp đặt hoặc thay thế thiết bị, trèo lên thang và bậc thang để làm việc trên cao, băng qua các bề mặt làm việc như sàn nhà và mái nhà, không gian làm việc hạn chế, dễ tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm hoặc bị điện giật, …

Mối nguy từ nâng vật liệu nặng, ngã trên bề mặt trơn trượt và vận động quá sức

Theo Hiệp hội Kỹ sư Dịch vụ Điện lạnh của Mỹ (Refrigeration Service Engineers Society), mỗi năm, khoảng 25% tổng số ca chấn thương trong ngành điện lạnh liên quan đến vận động quá sức trong quá trình lắp đặt và bảo dưỡng. 25% khác là do trượt và ngã. Đối với lao động kỹ thuật điện lạnh, để có thể thực hiện được công việc của mình, họ phải nâng và mang đồ nặng liên tục. Ví dụ, đối với việc lắp đặt điều hòa, các lao động kỹ thuật điện lạnh phải mang cục nóng, vật tư như dây đồng, dây bảo ôn, … và mang những túi dụng cụ rất nặng. Khi nâng và di chuyển thiết bị nặng, NLĐ phải đối mặt với nguy cơ ngã trên bề mặt trơn trượt và chấn thương do vận động quá sức.

Làm việc trên cao

Một nguy cơ rất phổ biến đối với lao động kỹ thuật điện lạnh chính là làm việc trên cao. Các lao động kỹ thuật điện lạnh phải thường xuyên làm việc ở những vị trí lắp đặt nguy hiểm, trên cao, như trên các mái nhà, ngoài ban công, hoặc treo người trên các vị trí không có đỡ như trên tường, … NLĐ phải leo ra ngoài lan can, bờ tường, trần nhà, mái nhà, … là những vị trí rất khó tiếp cận. Họ phải treo mình lơ lửng trên những tầng cao để lắp đặt hay tháo dỡ các thiết bị điều hòa. Trong những tình huống này, nguy cơ rơi từ một vị trí cao là rất lớn và có thể dẫn đến tổn thương cơ thể nghiêm trọng. Bên cạnh đó, việc sử dụng thang và giàn giáo ở những vị trí trên cao cũng gây nên nguy cơ té ngã. Ngã là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tử vong trong ngành xây dựng và điện lạnh.

Cảnh báo các mối nguy, rủi ro với công nhân kỹ thuật điện lạnh
Công nhân bọc bảo ôn cách nhiệt, cách âm ống gió hệ thống điều hòa thông gió nhà xưởng tại Công ty Xây dựng và Cơ điện Việt Nam (TP. Hà Nội). Ảnh: Quốc Thịnh.

Không gian hạn chế và nguy cơ tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm

Làm việc trong những không gian hạn chế là một phần công việc đối với lao động kỹ thuật điện lạnh, nhất là khi họ phải lắp đặt hệ thống dây điện và ống dẫn trong các tầng áp mái, tầng hầm và không gian hẹp. Khi làm việc trong những không gian nhỏ này, NLĐ phải đối diện với nguy cơ phơi nhiễm carbon monoxide (CO) và carbon dioxide (CO2) nếu không gian không có đủ hệ thống thông gió. Ngộ độc khí CO là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến 400 ca tử vong và hơn 20.000 ca cấp cứu mỗi năm ở Mỹ.

Các lao động kỹ thuật điện lạnh cũng phải đối diện với mối nguy rất phổ biến và đa dạng trong ngành, mối nguy hóa chất như chất làm lạnh, chất lỏng tẩy rửa, dung môi, bình điều áp chứa đầy hóa chất, … NLĐ phải đối diện với mối nguy khi làm việc với chất làm lạnh là thiếu ô xy. Cơ điện lạnh và điều hòa không khí yêu cầu sử dụng một số khí hoặc chất lỏng tiềm ẩn nguy hiểm dưới áp suất gây nguy cơ bỏng, ngạt thở, cháy và nổ. NLĐ cũng có thể bị ảnh hưởng sức khỏe ngắn hạn và dài hạn do tiếp xúc ngẫu nhiên hoặc lặp đi lặp lại với một số chất này. Những chất này sẽ thay thế ô xy trong phổi. Chúng khó tống xuất khỏi phổi vì nặng hơn không khí, dẫn đến bất tỉnh thậm chí gây tử vong.

Nguy cơ bỏng

NLĐ kỹ thuật điện lạnh phải đối diện với rất nhiều nguy cơ có thể tự gây ra bỏng cho bản thân trong quá trình làm việc kể cả nặng và nhẹ. Việc tiếp xúc trực tiếp với các thiết bị làm nóng hoặc có khả năng nóng là điều bắt buộc và không thể tránh khỏi đối với người thợ điện lạnh. Họ phải tiếp xúc với lượng nhiệt lớn được sinh ra trong một số thiết bị sưởi hay nhiệt lượng tự nhiên mà điều hòa không khí và lò nung có thể tạo ra. Trong quá trình lắp đặt và sửa chữa các thiết bị điện lạnh, do môi trường làm việc ngoài trời vào mùa hè nên NLĐ cũng phải ngồi dưới nắng nóng, nhiệt độ cao. Việc hàn các đường ống đồng hay các thiết bị trong quá trình lắp đặt, sửa chữa cũng khiến NLĐ có nguy cơ bị bỏng. Người thợ kỹ thuật điện lạnh cũng phải tiếp xúc với các loại khí ga có thể gây bỏng lạnh.

Cảnh báo các mối nguy, rủi ro với công nhân kỹ thuật điện lạnh
Trong quá trình lắp đặt, vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị điện lạnh, người lao động luôn phải đối mặt với các mối nguy hiểm. Trong ảnh: Hình ảnh nổ cục nóng điều hòa tại chung cư Thăng Long Number One (TP. Hà Nội). Ảnh: QUỐC THỊNH

Mối nguy về điện

Công việc điện lạnh đòi hỏi NLĐ phải thường xuyên tương tác với các thiết bị điện và hệ thống dây điện. Lắp đặt mới các thiết bị điện lạnh hoặc sửa chữa các thiết bị hiện có có nghĩa là làm việc với hệ thống điện. Ngoài ra, họ cũng có những nguy cơ về điện do tiếp xúc điện và bị điện giật trong điều kiện ẩm ướt hoặc trong quá trình lắp đặt và sửa chữa gần thiết bị đang hoạt động. Mối nguy do điện giật không chỉ có hại cho NLĐ mà còn có thể gây hại cho người sử dụng.

Khi sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị diện lạnh, NLĐ kỹ thuật điện lạnh còn phải đề phòng các nguồn điện bị rò rỉ ra ngoài do năm tháng sử dụng khiến các thiết bị này không còn được trong tình trạng tốt nữa. Những thiết bị điện lạnh, ví dụ như điều hòa công suất lớn 3 pha hay công nghệ biến tần inverter nếu bị dò rỉ điện có thể gây tử vong tại chỗ nếu thợ kỹ thuật điện lạnh chạm vào thiết bị. Do làm việc trên cao, khi bị điện giật dù nhẹ cũng dễ khiến người thợ bị bất ngờ dẫn đến tuột tay và ngã xuống gây nguy hiểm.

Một số giải pháp

Trước hết, để đảm bảo an toàn trong môi trường làm việc nguy hiểm, mỗi NLĐ điện lạnh cần tự ý thức bảo vệ chính mình bằng cách tuân theo đầy đủ các quy trình, quy tắc lao động, học hỏi thêm những giải pháp an toàn để tránh rủi ro. Trong quá trình thi công, cần tuân thủ các bước theo quy trình lắp đặt, vận hành, sửa chữa.

Cần tăng cường công tác tuyên truyền, huấn luyện, tập huấn nâng cao ý thức thức cũng như trình độ của nhóm đối tượng này về ATVSLĐ.

Mặc dù phải đối diện với nhiều nguy cơ rủi ro nhưng những lao động kỹ thuật điện lạnh thường hạn chế trong việc sử dụng các thiết bị an toàn và các phương tiện bảo vệ cá nhân chưa đầy đủ. Theo thống kê của Hiệp hội Kỹ sư Dịch vụ Điện lạnh của Mỹ, có tới 10% số ca chấn thương là do không mang đầy đủ đồ bảo hộ lao động, như kính bảo hộ, găng tay, mũ cứng, ủng bảo hộ lao động. Để đảm bảo an toàn, NLĐ kỹ thuật trong điện lạnh cần phải được trang bị và sử dụng đúng cách các phương tiện bảo vệ cá nhân khi làm việc. Các phương tiện bảo vệ cá nhân phải đảm bảo tiêu chuẩn và yêu cầu về chất lượng.

Khi làm việc trên cao, luôn kiểm tra kỹ vị trí của thang và giàn giáo để đảm bảo chắc chắn, an toàn khi sử dụng. Người thợ kỹ thuật điện lạnh phải đeo dây an toàn khi làm việc ở độ cao lớn hơn 2m. Việc sử dụng dây an toàn phải được chú trọng và thực hiện đầy đủ. Khi làm việc tại chỗ, người thợ phải đảm bảo có đủ giằng co được gắn kết chắc chắn.

Cảnh báo các mối nguy, rủi ro với công nhân kỹ thuật điện lạnh
Hướng dẫn kỹ năng an toàn phòng chống cháy, nổ cho thí sinh tại Hội thi Kỹ năng nghề điện lạnh do Trường Cao đẳng nghề công nghiệp Hà Nội tổ chức. Ảnh: X.M.

Những NLĐ kỹ thuật trong ngành điện lạnh cần hết sức thận trọng đối với thiết bị nóng hoặc có khả năng nóng. Luôn cố gắng và đảm bảo rằng thiết bị mát mẻ trước khi bắt đầu làm việc và đeo găng tay chống nóng khi cần thiết để bảo vệ khỏi nguy cơ bị bỏng. Việc sử dụng quần áo bảo hộ khi làm việc cũng giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự tiếp xúc ngẫu nhiên với các vật nóng. Do làm việc trong môi trường nắng nóng và nhiệt độ cao dễ dẫn đến nguy cơ mất nước, vì thế cần đảm bảo rằng họ được cung cấp đủ nước trong suốt quá trình làm việc. Họ cũng cần được nghỉ ngơi khi cần thiết và có chế dộ dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo sức khỏe tốt nhất khi làm việc.

Điện giật có thể xảy ra ngay lập tức. Do đó, an toàn chống điện giật phải là một trong những mối quan tâm hàng đầu của những người thợ kỹ thuật điện lạnh. Để tránh những rủi ro về điện, người thợ kỹ thuật điện lạnh cần trang bị các kiến thức cơ bản và chuyên ngành về điện. Luôn mang theo thiết bị thích hợp cần thiết để kiểm tra điện tích của dây dẫn trước khi tiếp xúc với điện và luôn chắc chắn đeo găng tay bảo hộ khi làm việc với điện. Các thiết bị cần bảo đảm được ngắt điện trước khi bắt đầu tiếp xúc, phải đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình lắp ráp công trình, vận hành, sửa chữa.

Tài liệu tham khảo

1. Cục biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2021, Kỷ niệm Ngày Điện lạnh Thế giới 26/6/2021. http://www.dcc.gov.vn/tin-tuc/3726/Ky-niem-Ngay-Dien-lanh-The-gioi-26/6/2021.html.

2. Jane Marsh, 2021. What HVAC Workers Need to Know About OSHA. https://ohsonline.com/Articles/2021/08/09/What-HVAC-Workers-Need-to-Know-About-OSHA.aspx?Page=1.

3. Refrigeration Service Engineers Society. 2009. REFRIGERATION AND AIR CONDITIONING TRADE SAFETY FOR CONSTRUCTION, SERVICE, AND MAINTENANCE WORKERS. https://www.rses.org/assets/serviceapplicationmanual/630-116.pdf.

Xây dựng phương pháp và hướng dẫn đánh giá rủi ro an toàn, sức khỏe nghề nghiệp Xây dựng phương pháp và hướng dẫn đánh giá rủi ro an toàn, sức khỏe nghề nghiệp

Đánh giá rủi ro (ĐGRR) đối với mối nguy về an toàn, sức khỏe nghề nghiệp (ATSKNN) thông thường được tiến hành theo các phương ...

Phân tích, nhận diện để phòng ngừa các nguy cơ rủi ro tại nơi sản xuất Phân tích, nhận diện để phòng ngừa các nguy cơ rủi ro tại nơi sản xuất

Một trong những công việc quan trọng để làm giảm tai nạn lao động (TNLĐ) và bệnh nghề nghiệp (BNN) là phải nhận diện, phân ...

Tăng cường bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động gắn với bảo vệ môi trường Tăng cường bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động gắn với bảo vệ môi trường

Thực hiện Kế hoạch số 206/KH-TLĐ, ngày 18/5/2022 về sơ kết 5 năm triển khai Chỉ thị số 04/CT-TLĐ, ngày 03/3/2017 của Đoàn Chủ tịch ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Công đoàn Đồng Nai phối hợp điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn Đồng Nai phối hợp điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động

Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo Liên đoàn Lao động huyện Vĩnh Cửu phối hợp đoàn điều tra liên ngành nắm tình hình, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động tại Cong ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh.

Ấm áp “Ngày hội cảm ơn người lao động” của Công đoàn Công an Nhân dân

Hoạt động Công đoàn -

Ấm áp “Ngày hội cảm ơn người lao động” của Công đoàn Công an Nhân dân

Đoàn viên, người lao động được thăm khám sức khỏe miễn phí, tầm soát bệnh lý, tư vấn làm đẹp cùng cơ hội mua hàng với giá ưu đãi đến 50%.

Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động

Công đoàn -

Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động

Trên cương vị Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam (nay là Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam), đồng chí Hoàng Quốc Việt hết sức coi trọng công tác chăm lo đời sống cho công nhân, viên chức mà tiền lương, tiền thưởng là vấn đề quan tâm hàng đầu.

Cần những cuộc thi viết về công nhân, công đoàn để có những tác phẩm mang màu sắc riêng

Hoạt động Công đoàn -

Cần những cuộc thi viết về công nhân, công đoàn để có những tác phẩm mang màu sắc riêng

“Cần có những cuộc thi viết về công nhân, công đoàn để cho ra đời những tác phẩm lớn, mang màu sắc riêng” - đó là chia sẻ của đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Quảng Trị, Phó Trưởng ban Tổ chức Cuộc thi viết “Công nhân và Công đoàn Quảng Trị” năm 2024.

Công đoàn Dệt May Việt Nam phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ tại Huế

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn Dệt May Việt Nam phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ tại Huế

Tại Công ty CP Dệt May Huế (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế), Công đoàn Dệt May Việt Nam đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024 và Hội diễn văn nghệ ngành Dệt May Việt Nam lần thứ nhất - năm 2024, vào tối ngày 27/4.

Nhiều hoạt động trong Tháng Công nhân tại Hà Nam

Hoạt động Công đoàn -

Nhiều hoạt động trong Tháng Công nhân tại Hà Nam

LĐLĐ tỉnh Hà Nam vừa tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và hưởng ứng Tháng hành động ATVSLĐ năm 2024, khen thưởng đoàn viên, công nhân lao động xuất sắc năm 2022 - 2023.

Bản tin công nhân: Người lao động chọn gửi con ở quê sau dịp lễ Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Người lao động chọn gửi con ở quê sau dịp lễ

Bản tin công nhân ngày 1/5 gồm những nội dung: người lao động ở Bình Dương làm 2 ngày lễ có thu nhập bằng nửa tháng lương; Công nhân lập nhóm giúp đồng nghiệp khó khăn; Người lao động chọn gửi con ở quê sau dịp lễ; Hơn 7.300 trường hợp người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động...

Thời gian nghỉ thai sản người lao động có được tính nâng lương? Tôi công nhân

Thời gian nghỉ thai sản người lao động có được tính nâng lương?

Nếu doanh nghiệp và người lao động đã thống nhất tính thời gian thai sản vào thời gian làm việc xét nâng lương thì người lao động đang nghỉ thai sản sẽ được xem xét nâng lương theo đúng thỏa thuận ban đầu.

Talk Công đoàn: "Bắt đầu làm rồi thì hãy yêu lấy nó" Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: "Bắt đầu làm rồi thì hãy yêu lấy nó"

Talk Công đoàn là cuộc trò chuyện với đồng chí Bùi Thị Ngọc Thủy, Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Hoàng Mai.

Top 10 đơn vị dẫn đầu cuộc thi tìm hiểu công tác ATVSLĐ Infographic

Top 10 đơn vị dẫn đầu cuộc thi tìm hiểu công tác ATVSLĐ

Cuộc thi trực tuyến CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ do Ban Quan hệ lao động Tổng liên đoàn phối hợp với Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức, diễn ra từ ngày 15/04/2024.
Bản tin công nhân: Lương cao gấp ba, nhiều công nhân tự nguyện làm việc xuyên lễ Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Lương cao gấp ba, nhiều công nhân tự nguyện làm việc xuyên lễ

Bản tin công nhân ngày 30/4 gồm những nội dung sau: Nhiều lao động Đồng Nai đón lễ tại nhà trọ để tiết kiệm chi phí; Giữa nghỉ lễ, hàng chục công nhân vẫn đội nắng nóng 40 độ đòi nợ BHXH; Lương cao gấp ba, nhiều công nhân tự nguyện làm việc xuyên lễ; Nghỉ lễ dài ngày, người lao động làm gì?

Những trường hợp không được nhận BHXH 1 lần ngay Video

Những trường hợp không được nhận BHXH 1 lần ngay

Đọc thêm

Các hoạt động hướng về người lao động của Công đoàn TP.HCM

Hoạt động Công đoàn -

Các hoạt động hướng về người lao động của Công đoàn TP.HCM

Tháng Công nhân năm 2024, các cấp Công đoàn TP. HCM tổ chức nhiều hoạt động hướng về người lao động; đồng thời ôn lại những giá trị truyền thống của giai cấp công nhân.

Quảng Bình phát động Tháng Công nhân với 6 nội dung trọng tâm

Công đoàn -

Quảng Bình phát động Tháng Công nhân với 6 nội dung trọng tâm

Ngày 26/4, LĐLĐ tỉnh Quảng Bình phối hợp với Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tỉnh Quảng Bình tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024.

Nâng cao ý thức chủ động chấp hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

Công đoàn -

Nâng cao ý thức chủ động chấp hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

Chủ đề của Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024 đã nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của tất cả các doanh nghiệp, cơ quan quản lý, người lao động như những mắt xích quan trọng trong việc bảo đảm an toàn.

Gia Lai khởi động Tháng Công nhân với nhiều nghĩa cử ấm áp

Hoạt động Công đoàn -

Gia Lai khởi động Tháng Công nhân với nhiều nghĩa cử ấm áp

Ngay trong lễ phát động Tháng Công nhân ngày 25/4/2024, nhiều hoạt động thiết thực, nghĩa tình đã được Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai triển khai.

Sôi nổi các hoạt động Tháng Công nhân tại TP. Huế

Hoạt động Công đoàn -

Sôi nổi các hoạt động Tháng Công nhân tại TP. Huế

Gần 400 đoàn viên, người lao động tham gia sự kiện phát động Tháng Công nhân năm 2024 do LĐLĐ TP. Huế tổ chức, sáng 25/4.

Cần Thơ: Chung tay ngăn chặn những nỗi đau do tai nạn lao động

Hoạt động Công đoàn -

Cần Thơ: Chung tay ngăn chặn những nỗi đau do tai nạn lao động

Lãnh đạo TP Cần Thơ kêu gọi sự chung tay của toàn xã hội nhằm hạn chế thấp nhất số vụ tai nạn lao động xảy ra, đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng cho người lao động.

Hỗ trợ gần 37 nghìn đoàn viên, người lao động

Công đoàn -

Hỗ trợ gần 37 nghìn đoàn viên, người lao động

Công đoàn Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp Đà Nẵng vừa thông tin về tình hình công nhân lao động và hoạt động công đoàn trong năm 2023 và quý I/2024.

Thừa Thiên Huế phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

Hoạt động Công đoàn -

Thừa Thiên Huế phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

Ngày 24/4, tại Khu Công nghiệp Viglacera (huyện Phong Điền) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Thừa Thiên Huế và Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động tỉnh đã phối hợp tổ chức lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024.

Phát động đợt thi đua cao điểm Tháng Công nhân

Công đoàn -

Phát động đợt thi đua cao điểm Tháng Công nhân

Tại Lễ phát động hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ diễn ra sáng 24/4, Ban Thường vụ Công đoàn Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam kêu gọi: "Mỗi công đoàn cơ sở một việc làm thiết thực, ý nghĩa vì lợi ích đoàn viên".

Thừa Thiên Huế: Tháng Công nhân hướng về cơ sở

Hoạt động Công đoàn -

Thừa Thiên Huế: Tháng Công nhân hướng về cơ sở

Hưởng ứng Tháng hành động An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024, các cấp công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tổ chức các hoạt động hướng về cơ sở, đồng hành với đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn.