Cách các nước Nam Á và Đông Nam Á bảo vệ người lao động di cư
Phóng sự điều tra - 27/11/2022 08:27 MINH HOÀNG
Người lao động di cư chưa được quan tâm
Ấn Độ là nguồn di cư lao động lớn nhất thế giới, trong đó có khoảng 8,9 triệu công dân đang làm việc tại vùng Vịnh. Tiểu vùng này cũng là một điểm thu hút lớn đối với những người di cư từ Pakistan. Trong số những người Pakistan nộp đơn xin làm việc ở nước ngoài năm 2020, hơn 95% xin làm việc ở các nước vùng Vịnh. Tính đến tháng 7/2022, cũng có hơn 600.000 lao động nhập cư Bangladesh làm việc tại vùng Vịnh. Philippines, Malayxia... cũng có số lao động không nhỏ ở đây.
Công nhân Philippines tại công trường xây dựng một sân vận động ở Ả Rập. Ảnh: ShutterStock. |
Thực tế là lao động nhập cư hay bị coi thường và làm việc quá sức ở vùng Vịnh. Ví dụ, sau khi đến theo hệ thống tài trợ Kafala - là hệ thống được sử dụng để giám sát lao động nhập cư, chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng ở các quốc gia thành viên Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh và một số quốc gia lân cận, đã được các nước như Jordan, Lebanon và các nước vùng Vịnh áp dụng - người lao động nhập cư đôi khi phải đối mặt với các điều kiện làm việc nguy hiểm, quản lý kém, dễ bị thương tích, thậm chí là tử vong. Bất chấp vai trò quan trọng của người lao động nhập cư trong việc duy trì hoạt động sản xuất ở vùng Vịnh - một vai trò mà họ thực hiện với sự hy sinh cá nhân to lớn - có vẻ các nhà hoạch định chính sách coi người lao động nhập cư như “vô hình”.
Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh đã yêu cầu các quốc gia vùng Vịnh bảo vệ người lao động nhập cư tốt hơn, đồng thời cải thiện luật và tiêu chuẩn lao động ở nước họ. Những thay đổi này, mà một số nước - như Philippines đã triển khai thành công - đã mang lại lợi ích đáng kể cho những người lao động.
Tăng áp lực ngoại giao
Người lao động nhập cư thường phải chịu sự kiểm soát và bị bóc lột. Điều này phổ biến ở các cấp độ và việc chống lại nó đòi hỏi tác động ngoại giao cao nhất.
Các quốc gia Nam Á và Đông Nam Á có người lao động di cư bắt đầu bằng việc tăng cường sự hiện diện ngoại giao của họ ở các nước vùng Vịnh. Philippines đã sử dụng nhiều công cụ ngoại giao để bảo vệ công dân của mình: thành lập các cơ quan đại diện ngoại giao ở vùng Vịnh và cấm người lao động di cư đến một số quốc gia (lệnh này chỉ được dỡ bỏ sau khi ký các thỏa thuận và biên bản ghi nhớ - gọi tắt là MOU - với Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Kuwait và Ả Rập Saudi).
Hơn 600.000 công nhân Philipine có cơ hội tham gia thị trường lao động an toàn hơn ở vùng Vịnh nhờ đường lối hợp tác ngoại giao. Ảnh: ShutterStock. |
Ấn Độ cũng ký các MOU tương tự với Kuwait, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Qatar, với trọng tâm cụ thể là lao động giúp việc gia đình (MWDWs). Pakistan cũng đã ký MOU với Qatar và UAE, nhưng không có thỏa thuận nào đề cập rõ ràng đến lao động giúp việc gia đình hoặc quyền của họ. Giúp việc gia đình là một lĩnh vực được nữ giới hóa cao, họ đặc biệt dễ bị bóc lột và lạm dụng. Do đó, các quốc gia ký MOU đều đề cập rõ ràng các quyền của lao động giúp việc gia đình với từng quốc gia để đảm bảo phúc lợi cho người lao động nhập cư.
Các quốc gia Nam Á và Đông Nam Á cũng củng cố trọng lượng ngoại giao và các phương pháp tiếp cận chiến lược của mình bằng cách tham khảo ý kiến của nhau. Ví dụ, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh và Philippines đã thảo luận về các mục tiêu chung, chia sẻ các chiến lược hiệu quả, cam kết bảo vệ người lao động di cư. Các nước này cũng sửa đổi luật liên quan đến lao động di cư như Chính sách việc làm ở nước ngoài của Bangladesh, Chính sách di cư lao động quốc gia của Sri Lanka và Quy tắc di cư (Bản sửa đổi) của Ấn Độ. Việc tăng cường tương tác này giúp cải thiện đáng kể các quy định về lao động di cư và ngoại giao trong tương lai với các nước vùng Vịnh.
Những nỗ lực chưa đủ
Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh và Philippines đã thiết lập các hệ thống hỗ trợ ở các nước vùng Vịnh, để một khi người lao động nhập cư đến điểm đến của họ, họ có quyền tiếp cận đáng tin cậy với các dịch vụ như xác minh hợp đồng lao động và hỗ trợ pháp lý, nơi trú ẩn an toàn. Văn phòng Lao động ngoài nước của Philippines cung cấp các dịch vụ như vậy cho người lao động di cư của mình trên khắp vùng Vịnh; cung cấp chương trình văn hóa để thúc đẩy ý thức cộng đồng giữa người lao động, kết nối họ với nền văn hóa của nước sở tại.
Công nhân Đông Nam Á tại một công trường xây dựng ở vùng Vịnh. Ảnh: ShutterStock. |
Đại sứ quán và lãnh sự quán của Ấn Độ là nguồn hỗ trợ chính cho lao động nhập cư ở vùng Vịnh. Nhưng nhiều người lao động nhập cư Ấn Độ không biết về các dịch vụ này, họ cũng không cảm thấy các dịch vụ đó đáp ứng đầy đủ nhu cầu của họ. Các quốc gia như Pakistan và Bangladesh có các bộ phận quản lý lao động nước ngoài, nhưng chỉ có thể cung cấp hỗ trợ hạn chế cho người lao động.
Dù đã có nhiều cố gắng, nhìn chung, các nước Nam Á và Đông Nam Á vẫn thiếu sự hiện diện mạnh mẽ trong quản lý, bảo vệ người lao động di cư ở vùng Vịnh. Với các dịch vụ (và nhận thức về chúng) còn thiếu, các quốc gia này cần cải tiến hệ thống hỗ trợ của họ và các phương pháp mà thông qua đó các dịch vụ được quảng bá. Các chính phủ cũng nên tìm kiếm quan hệ đối tác với các không gian cộng đồng lao động nhập cư hiện có ở vùng Vịnh, chẳng hạn như nơi thờ tự. Xây dựng nguồn viện trợ tại chỗ để hỗ trợ và điều này có thể cải thiện theo cấp số nhân cuộc sống cho người lao động nhập cư.
(Dịch từ http:// southasiajournal.net/howsouth-asian-countries-canprotect-their-migrant-workersabroad/ngày 12/09/2022).
Nhiều nguyên nhân khiến hoạt động IPO tại Đông Nam Á sụt giảm mạnh Số lượng tiền huy động được thông qua hoạt động chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng - IPO tại khu vực Đông ... |
Bảo vệ người lao động khi nợ bảo hiểm xã hội tăng Làm gì để bảo vệ quyền lợi người lao động trước làn sóng nợ bảo hiểm xã hội đang tăng? PV Báo Lao Động đã ... |
Kinh tế phục hồi, vốn nước ngoài tăng tốc, M&A sẽ được kích hoạt mạnh mẽ “Một khi kinh tế phục hồi, dòng vốn đầu tư nước ngoài tăng tốc vào Việt Nam, cộng hưởng với sự lớn mạnh của các ... |
Tin cùng chuyên mục
Phóng sự điều tra - 31/12/2024 19:30
Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm
Bác sĩ Lê Khắc Thu - Trưởng khoa Khám bệnh, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, đang rơi vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan" khi sau thời gian điều trị bệnh, ông chưa được bố trí công việc trở lại.
Phóng sự điều tra - 23/12/2024 17:50
Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu
Dù bác sĩ Lê Khắc Thu đã gửi đơn trình báo về việc đi làm trở lại hơn 2 tuần qua, tới nay lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế) vẫn chưa phản hồi, bố trí công việc cụ thể.
Phóng sự điều tra - 29/11/2024 18:47
Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi
Nhiều lần người lao động yêu cầu được ký hợp đồng lao động, nhưng công ty vẫn phớt lờ. Nghiêm trọng hơn, công ty còn nợ lương người lao động kéo dài nhiều tháng khiến cuộc sống của họ vô cùng khốn đốn…
Phóng sự điều tra - 21/11/2024 16:27
Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
Nữ lao động là trụ cột chính trong gia đình, việc bị nợ lương đã khiến cuộc sống của cô lâm vào cảnh túng quẫn.
Phóng sự điều tra - 15/11/2024 20:50
Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam
Sáng nay (15/11), đại diện Công ty TNHH Outcubator Việt Nam đã tới làm việc với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Tây Hồ (Hà Nội) về vụ tranh chấp lao động xảy ra tại công ty này.
Phóng sự điều tra - 13/11/2024 14:33
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?
Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định bác sĩ Lê Khắc Thu có đủ sức khỏe để làm việc. Tuy nhiên, thực tế chứng minh điều ngược lại.