Bình Dương: Doanh nghiệp FDI luôn là thị trường ưu tiên xúc tiến đầu tư
Kinh tế - Xã hội - 23/12/2022 17:44 TẤN MÂN
Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương - Nguyễn Văn Lợi đến thăm Công ty TNHH Motomotion. Ảnh: ST |
Kết quả thu hút vốn đầu tư FDI tại Bình Dương
Năm 2022, lãnh đạo tỉnh cùng các sở, ban, ngành, Ban quản lý Các KCN tỉnh Bình Dương đã phối hợp cùng chủ đầu tư cơ sở hạ tầng KCN tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư trực tuyến thị trường các nước: Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản, Bỉ, Hàn Quốc, Hà Lan, Đang Mạch…tiếp tục hoạt động tích cực, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Công tác cải cách thủ tục hành chính tiếp tục được hoàn thiện, tăng cường trách nhiệm, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hầu như không có hồ sơ bị quá hạn giải quyết và đặc biệt là cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng hạ tầng tốt, cải cách thủ tục hành chính thông thoáng nên Bình Dương đã thu hút vốn FDI đạt 3 tỷ 078 triệu USD.
Như vậy tính đến nay, tổng số dự án đầu tư FDI của tỉnh còn hiệu lực đã tăng lên 4.082 dự án, tổng số vốn đăng ký đạt 39,7 tỷ USD, chiếm khoảng 9,2% tổng số vốn đầu tư của cả nước, đứng thứ ba chỉ sau TP.HCM và Hà Nội.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã tập trung đầu tư vào 06 ngành, lĩnh vực: công nghiệp chế biến, chế tạo, kinh doanh bất động sản, bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ; hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ và sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa…
Trong số các nhà đầu tư hiện đang có dự án tại Bình Dương thì Đan Mạch là nước có tổng vốn đầu tư lớn nhất với 1,32 tỷ USD. Hà Lan là nước đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư là 609,6 triệu USD. Trung Quốc là nước đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư là 258,6 triệu USD, tiếp theo lần lượt là Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Seychelles, Hoa Kỳ…
Theo TS Lê Đăng Doanh, đến thời điểm này, chúng ta đã có thể chúc mừng Bình Dương khi trở thành trung tâm phát triển năng động của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là điểm sáng trong tứ giác kinh tế phát triển. Tương lai, Bình Dương được nhìn nhận vẫn sẽ là địa bàn trọng điểm về đầu tư trực tiếp nước ngoài của vùng Đông Nam Bộ.
Doanh nghiệp tại Bình Dương có nhiều cơ hội phát triển, thu hút lao động đến làm việc. Ảnh HL |
Các doanh nghiệp trong KCN hoạt động ổn định
Đến nay, Bình Dương có 31 khu công nghiệp với tổng diện tích hơn 12.700 ha, trong đó có 29 khu công nghiệp và 12 cụm công nghiệp đang hoạt động. Nơi đây cũng đang là điểm đến của nhiều nhà đầu tư nước ngoài lẫn trong nước với mật độ doanh nghiệp FDI chiếm gần 13%.
Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trong các KCN của Bình Dương khá ổn định và phát triển bền vững. Nếu thời điểm năm 2013, Bình Dương thu hút được 1.268 dự án, trong đó 883 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 5,95 tỷ USD và 385 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 24.511 tỷ đồng, thì đến nay toàn tỉnh đã có 4.082 dự án đầu tư FDI với tổng số vốn 39,7 tỷ USD, có 59.484 doanh nghiệp trong nước với tổng vốn 627 ngàn tỷ đồng. Các doanh nghiệp hoạt động rất hiệu quả. Sự tăng tưởng tổng sản phẩm khu vực của Bình Dương liên tiếp nằm trong tóp các địa phương dẫn đầu. Đặc biệt, ngay cả khi dịch Covid-19 bùng phát khiến tốc độ tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm phía nam bị chững lại và giảm mạnh, Bình Dương vẫn giữ tốc độ ổn định so với toàn vùng và cả nước.
Tình hình sử dụng lao động trong các KCN tỉnh Bình Dương tính đến ngày 15-11- 2022 là khá tốt. Tổng số lao động đang làm việc trong các KCN của tỉnh là 503.710 người, tăng 21,438 người so với năm 2021, thu nhập bình quân đạt 7.300.000 đồng/ tháng/1 lao động trực tiếp sản xuất, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI là 423.839 người chiếm 84,1% và 79.871 người làm việc trong các doanh nghiệp trong nước.
FDI tại Bình Dương tăng cao sau từng năm. Ảnh: HL |
Trong năm, số vụ ngừng việc tập thể xảy ra 16 vụ, tăng 6 vụ so cùng kỳ năm 2021. Nguyên nhân của ngừng việc chủ yếu do doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về lao động, công tác quản lý, chính sách tiền lương, các phúc lợi chưa hợp lý dẫn đến mâu thuẫn. Tuy nhiên, các vụ ngừng việc tập thể này đều được giải quyết ổn thỏa, không xảy ra điểm nóng.
Lao động người nước ngoài chiếm tỷ lệ cao nhất trong các KCN Bình Dương là người Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc. Đến nay tỉnh đã cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài là 13.494 giấy phép.
TS Lê Đăng Doanh cho biết thêm, để tiếp tục thu hút vốn FDI, Bình Dương cần một cơ chế đặc thù về trao quyền chủ động, chính sách thu hút đầu tư, quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và sự phối hợp trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, xúc tiến đầu tư…
Tại buổi họp báo công bố thông tin của tỉnh được UBND tổ chức mới đây mới đây Ông Nguyễn Tầm Dương, Chánh văn phòng UBND tỉnh Bình Dương cho biết: Trong năm 2022 các chỉ số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh đều tăng so cùng kỳ và vượt kế hoạch đề ra nhưng vẫn còn nhiều khó khăn do thị trường đã phục hồi nhưng còn chậm. Một số doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn do bị cắt giảm đơn hàng trong những tháng cuối năm nên ảnh hưởng đến giảm giờ làm của NLĐ. Lãnh đạo, các sở, ban, ngành luôn tìm nhiều biện pháp giải quyết các vấn đề thiếu việc làm cho NLĐ, chế độ đãi ngộ Tết 2023 cho công nhân, nhằm duy trì ổn định nguồn lực lao động cho doanh nghiệp.
Nhà máy Ocany - sản xuất nước ion kiềm công nghệ Nhật Bản đi vào hoạt động Ngày 19/12, lễ bàn giao công nghệ sản xuất nước ion kiềm thế hệ mới giữa Công ty TNHH Ocany Việt Nam và Công ty ... |
Nhiều hoạt động văn hóa lành mạnh đón tết Nguyên đán được tổ chức tại Bình Dương Tỉnh Bình Dương đã lên kế hoạch chi tiết cho các hoạt động văn hóa đón Tết cổ truyền của dân tộc. Theo đó, nhiều ... |
Bình Dương tiếp tục đầu tư 45.000 tỷ đồng xây nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp Bình Dương sẽ đầu tư khoảng 45.000 tỷ đồng và dùng hơn 1.000 héc ta đất công để làm nhà ở xã hội (NƠXH), nhà ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 14:42
Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
Các doanh nghiệp và cơ quan quản lý trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đã không ngừng nỗ lực triển khai các biện pháp phòng cháy chữa cháy (PCCC) để giảm thiểu tối đa rủi ro, bảo vệ môi trường và tài sản.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 11:30
Địa ốc Đà Nẵng lột xác toàn diện, bước vào giai đoạn tăng trưởng mới
Trong đà tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường địa ốc Đà Nẵng năm 2024, ghi nhận dấu ấn và vai trò lực đẩy của những tổ hợp bất động sản đẳng cấp ven sông Hàn với quy hoạch bài bản cùng hệ thống tiện ích cao cấp theo mô hình “all-in-one” tiên phong.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 21:00
Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ được thực hiện thông qua ứng dụng VNeID (tài khoản định danh điện từ) cài đặt trên điện thoại di động.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 20:00
Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?
Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy không phải hiếm gặp. Nguyên nhân do đâu, cách xử lý như thế nào, mời bạn đọc cùng tìm hiểu.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 13:23
Ford Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ tại PVOIL VOC 2024
Bạn đã bao giờ tưởng tượng mình sẽ lái một chiếc Ford Ranger chinh phục những địa hình hiểm trở? PVOIL VOC 2024 đã biến điều đó thành hiện thực cho hàng trăm người đam mê off-road tại Việt Nam.
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng