Bệnh viện Dã chiến Tiên Sơn - Đà Nẵng: 84 giờ thần tốc qua lời kể "người trong cuộc"
Đời sống - 13/08/2020 16:04 PV
Bệnh viện Dã chiến tại Cung Thể thao Tiên Sơn (Đà Nẵng). |
Bệnh viện Dã chiến tại Cung Thể thao Tiên Sơn (Đà Nẵng) đã hoàn thành và bàn giao cho thành phố, nhưng anh Trung vẫn đang tất bật chạy đi chạy lại để tiếp tục cùng Sun Group và các nhà thầu hỗ trợ Đà Nẵng hoàn thiện các hạng mục tiếp theo, trước khi đưa bệnh viện vào vận hành chính thức vào ngày 14/8 tới. Hỏi anh “có thấy mệt không?”, anh cười bảo “Chả hiểu sao lúc đầu nghĩ thì thấy nhiệm vụ này kinh khủng lắm, vậy mà cứ nghĩ đến việc phải làm gì đó để góp phần đưa Đà Nẵng trở lại bình thường thì… mệt cũng bay đâu mất”.
Kỹ sư Đoàn Khắc Trung – Trưởng Ban Chiến dịch thi công BVDC tại Cung Thể thao Tiên Sơn (Đà Nẵng). |
PV: Để hoàn thành Bệnh viện Dã chiến (BVDC) này trong vòng 84 giờ, anh đã phải vượt qua những trở khó khăn, trở ngại nào?
Theo cam kết của lãnh đạo Sun Group với thành phố, BVDC sẽ được thi công xong trong vòng tối đa 6 ngày nhưng anh em chúng tôi lại đặt cho mình một mục tiêu khác: Cần phải sớm hơn thế, chỉ 4 ngày. Quả thực khi đó chúng tôi cam kết bằng lý trí, chứ cũng không hiểu làm sao có thể hoàn thành tiến độ trong vòng 4 ngày khi vẫn còn quá nhiều khó khăn chưa thể giải đáp.
Thứ nhất là việc thi công BVDC là nhiệm vụ bất ngờ và quá mới mẻ với chúng tôi. Mặc dù lúc đó thành phố đã có mẫu thiết kế rồi, nhưng để kịp tiến độ thì chúng tôi xác định mẫu thiết kế phải phù hợp với thực tế mà vẫn phải đảm bảo các tiêu chuẩn. Ngay chiều hôm đó, chúng tôi cùng với các nhà thầu đã đưa ra 3 phương án thiết kế phù hợp với thực tế tại Cung thể thao Tiên Sơn và rất may mắn cùng đôi chút tự hào khi thành phố đã ủng hộ phương án đưa ra của chúng tôi. Kết quả cuối cùng chính là BVDC mà chúng ta đã có tại Cung Thể thao Tiên Sơn hiện nay, vừa đảm bảo chất lượng đạt chuẩn, vừa tiết kiệm chi phí nhất.
Khó khăn thứ hai là làm sao có thể huy động đủ nhân sự thi công trong bối cảnh quá ngặt nghèo của Đà Nẵng, vừa dịch bệnh, vừa giãn cách xã hội. Ấy vậy mà sau vài tiếng trao đổi qua lại với các bên, với các nhà thầu sau khi nhận nhiệm vụ, ngay chiều hôm đó, tôi đã huy động được 120 công nhân. Nhiều người dân Quảng Nam – Đà Nẵng đã xung phong tham gia mặc dù tình hình dịch bệnh rất phức tạp. Chứng kiến anh em công nhân đứng dàn hàng ngăn nắp đâu vào đó, tôi biết chắc chắn mình sẽ kiểm soát được tiến độ và đạt tiến độ rồi.
Vấn đề thứ ba là làm sao có thể mua sắm đầy đủ thiết bị, vật tư để làm bệnh viện chỉ trong 2-3 ngày? Bình thường để làm đủ thủ tục, quy trình theo quy định thì có lẽ phải mất đến cả tháng, chưa nói đến sự khó khăn của bối cảnh giãn cách xã hội, dịch bệnh. Nhưng để đạt tiến độ thi công BVDC, mọi quy trình, thủ tục đều phải… “phá” hết. Có lẽ vì tất cả các phòng ban chức năng đều hiểu tính chất và ý nghĩa của công trình này nên ai cũng hỗ trợ hết lòng, việc chạy ro ro. Chỉ sau 2 ngày thì thiết bị vật tư đầy đủ, không thiếu thứ gì.
Bên cạnh đó, còn một số khó khăn kỹ thuật khác liên tục nảy sinh trong suốt quá trình thi công, chẳng hạn như việc thi công một BVDC trong nhà thi đấu nhưng không được "đụng chạm" đến thảm sàn nhà thi đấu, không được làm trầy xước nền, liên kết của kết cấu khung không được liên kết xuống nền, nhưng vẫn phải đảm bảo đúng thiết kế và các tiêu chuẩn khắt khe đã đặt ra. Nhờ những kinh nghiệm sau nhiều năm làm công trình nên chúng tôi cũng đã giải quyết ổn thoả.
PV: Nhiều ý kiến cho rằng làm BVDC khá đơn giản khi chỉ cần dựng khung và xếp giường vào là xong, anh nghĩ sao về điều này?
Có lẽ khi mọi người nhìn vào thì thấy mọi thứ khá đơn sơ, chỉ là những chiếc giường, tấm vách, quạt, đèn…, nhưng thực tế còn rất nhiều yếu tố khác phức tạp để xây dựng BVDC. Điển hình như hệ thống vệ sinh cho BVDC. Đây vốn là Cung thể thao phục vụ cho khán giả đến xem thi đấu nên nhu cầu vệ sinh khá đơn giản, không có tắm giặt. Nhưng khi biến thành BVDC, sẽ phát sinh việc cần trang bị các thiết bị phục vụ nhu cầu tắm giặt cho y bác sĩ, bệnh nhân tại đây. Chúng tôi phải chế thêm nhiều vòi sen để phục vụ nhu cầu thực tế phát sinh.
Bên cạnh đó, trước đây nước ở đây chỉ là nước sinh hoạt thông thường, có thể thông qua hệ thống xử lý sơ bộ nhất như bể tự hoại để xả vào hệ thống thoát nước của thành phố. Nhưng bây giờ BVDC sẽ có khu truyền nhiễm, nên toàn bộ hệ thống xử lý nước thải phải sửa lại hết để đảm bảo không được phép xả vào hệ thống cống chung của thành phố, làm lây nhiễm cho cộng đồng. Vì vậy, chúng tôi phải chạy một hệ thống thu gom, thoát nước riêng cho BVDC.
Sau khi thống nhất phương án với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế và Công ty thoát nước, chúng tôi đã phải xử lý để gom hết tất cả các điểm xả tại các trục chính của tòa nhà để xử lý, sát khuẩn và bơm đi. Hệ thống thu gom nước thải dưới tầng hầm của BVDC được trang bị đầy đủ hiện đại với các bước sục ozone, chlorine nén xử lý nước và dùng hệ thống đèn UV sát khuẩn không khí đầu ra của các bồn chứa.
Ngoài ra, hệ thống thông gió của BVDC cũng phải làm lại theo yêu cầu của các chuyên gia y tế. Chúng tôi phải đầu tư một bộ hệ thống lọc gió rất hiện đại để trang bị riêng cho BVDC, đảm bảo gió được lọc sạch sẽ, trước khi được hút và xả ra môi trường, đảm bảo không lây lan virus ra ngoài cộng đồng.
Hệ thống xử lý rác thải của phòng xét nghiệm cũng phải được trang bị riêng để thu gom, xử lý bằng chlorine nén, tia UV để sát khuẩn, rất phức tạp chứ không chỉ đơn giản như những thứ nhìn thấy trên hình.
PV: Việc xây dựng BVDC này có ý nghĩa thế nào với anh?
Điều quý giá nhất tôi nhận được qua công trình BVDC này, chính là tình người trong tâm dịch. Đó là sự quan tâm hết lòng, tinh thần quyết liệt vì Thành phố Đà Nẵng của lãnh đạo tập đoàn, là sự hỗ sợ, đồng hành sát sao của lãnh đạo thành phố cùng các sở ban ngành và trên tất cả là sự ủng hộ hết lòng của anh em các ban chức năng, nhà thầu và những người dân Đà Nẵng. Đó là sự ủng hộ vô cùng to lớn, tạo động lực để chúng tôi về đích trước kế hoạch.
So với sự hy sinh, vất vả của lực lượng tuyến đầu như các y bác sĩ, các cán bộ y tế, công an, bộ đội và các lãnh đạo Thành phố Đà Nẵng, lãnh đạo Bộ Y tế…, những đóng góp công sức của anh em chúng tôi trong việc thi công BVDC là vô cùng nhỏ bé, chưa thấm vào đâu. Nhưng được góp một tay để chia sẻ với những khó khăn, vất vả với Thành phố Đà Nẵng trong cuộc chiến chống dịch này, tôi cảm thấy tự hào và may mắn.
Xin cảm ơn anh!
Nguồn: VTC1
Ngày 12/8, Bệnh viện Dã chiến Tiên Sơn - Đà Nẵng tiến hành vận hành thử Sáng 10/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn - Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại TP Đà Nẵng đã có mặt tại Trung tâm cấp cứu 115 TP Đà Nẵng đã có mặt tại Bệnh viện dã chiến Tiên Sơn để kiểm tra việc triển khai trước khi hoạt động. Thứ trưởng đánh giá cao các cơ quan chức năng, lực lược thi công về tiến độ thi công Bệnh viện dã chiến Tiên Sơn. Cũng tại Bệnh viện dã chiến Tiên Sơn chiều 10/8, Sở Y tế Đà Nẵng tổ chức cuộc họp thẩm định dưới sự chủ trì của bà Ngô Thị Kim Yến – Giám đốc Sở Y tế Đà nẵng. Bác sĩ Nguyễn Trọng Khoa (Đội trưởng Đội Điều trị của Bộ phận thường trực đặc biệt phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại Đà Nẵng) cùng tham dự cuộc họp. Theo Sở Y tế Đà Nẵng, Bệnh viện dã chiến Tiên Sơn hiện nay được lắp đặt 500 giường, trong đó 480 giường điều trị bệnh nhân nhẹ, 20 giường cấp cứu. Để vận hành Bệnh viện dã chiến, cơ quan chức năng sẽ huy động các bác sĩ được tăng cường từ Hải Phòng, Bình Định và khoảng 400 sinh viên tình nguyện từ trường Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng. TS Đỗ Trọng Sơn (Phó trưởng Khoa Cấp cứu BV Bạch Mai) được Bộ Y tế cử làm phó giám đốc chuyên môn Bệnh viện dã chiến Tiên Sơn. Theo TS Đỗ Trọng Sơn, bước đầu bệnh viện sẽ điều trị ở mức cơ bản, có một phác đồ điều trị cơ bản để các bác sĩ có thể cùng sử dụng, nhưng trong phương án điều trị của bệnh viện luôn sẵn sàng cho phương án bệnh nhân bất ngờ có diễn biến nặng. Theo dự kiến, ngày 12/8 tới Bệnh viện dã chiến Tiên Sơn sẽ được bàn giao và tiến hành vận hành thử, trước khi chính thức đón bệnh nhân. |
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 13/8 Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 13/8, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã lên tới hơn 20,7 triệu, hơn 751 ... |
Ngày đầu thực hiện phiếu đi chợ tại Đà Nẵng, nhiều người vẫn bỡ ngỡ Hôm nay (12/8), Đà Nẵng bắt đầu thực hiện đi chợ bằng phiếu, nhiều người dân vẫn còn bỡ ngỡ khi sử dụng. |
Vắc xin Nga và tiền của đại gia Việt Tuyên bố của Tổng thống Putin rằng Nga đã có vắc xin ngừa Covid-19 chuẩn bị tiêm đại trà đang gây xôn xao và cả ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 06/12/2024 15:52
Không để người lao động bị ảnh hưởng tâm lý vì dôi dư!
Sau sáp nhập, sắp xếp sẽ có một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, người lao động dôi dư bị ảnh hưởng tâm lý và phải mất thời gian để sắp xếp, bố trí hoặc giải quyết chế độ, chính sách.
Đời sống - 05/12/2024 16:42
Số người thấy hạnh phúc khi đi làm ở mức thấp nhất trong 5 năm qua
Chỉ 39% trong hơn 65.000 người đi làm từ hơn 700 doanh nghiệp thuộc 18 nhóm ngành trên toàn quốc được khảo sát, cho rằng tìm thấy niềm vui và sự hứng khởi trong công việc. Tỷ lệ này có sự sụt giảm đáng kể so với năm ngoái.
Đời sống - 02/12/2024 15:17
Những mô hình “kinh doanh hạnh phúc” của người lao động khiếm khuyết
Một số cơ sở kinh doanh trở nên đặc biệt hơn khi các nhân viên đều là người khiếm khuyết. Tuy gặp hạn chế về giao tiếp, ngôn ngữ, nhưng họ có thể phục vụ khách hàng chu đáo, chuyên nghiệp và hòa nhập với cộng đồng.
Đời sống - 26/11/2024 18:02
Công chức, viên chức trước cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy
Trong bối cảnh cải cách hành chính ngày càng được đẩy mạnh, việc tinh gọn bộ máy nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội trở thành xu thế tất yếu. Đảng và Nhà nước đã có những chỉ đạo và bước đi quyết liệt nhằm giảm thiểu sự cồng kềnh, chồng chéo và kém hiệu quả trong hệ thống.
Kinh tế - Xã hội - 26/11/2024 11:08
Vi chất dinh dưỡng – Nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ
Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tại chuyến thăm và kiểm tra công tác tổ chức Chiến dịch bổ sung vitamin A cho trẻ em của huyện Cao Phong (tỉnh Hoà Bình) hồi tháng 6 vừa qua. Thứ trưởng nhấn mạnh: Các vi chất dinh dưỡng nói chung, trong đó có vitamin A rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.