Hướng dẫn tổ chức Hội nghị người lao động mới nhất

Hội nghị người lao động định kỳ giữa doanh nghiệp và người lao động được thực hiện định kỳ hằng năm.

Hội nghị người lao động do người sử dụng lao động và công đoàn cơ sở tổ chức hàng năm nhằm tổng kết, đánh giá, công khai kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động công đoàn cơ sở, chia sẻ, trao đổi thông tin và thực hiện các quyền dân chủ của người lao động, người sử dụng lao động trong Công ty.

Hiện nay, việc tổ chức Hội nghị người lao động được công đoàn hướng dẫn tại Hướng dẫn 11/HD-TLĐ năm 2024 Công đoàn tham gia thực hiện dân chủ ở cơ sở do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành, cụ thể như sau:

1. Thời gian, hình thức, quy mô tổ chức Hội nghị người lao động

(1) Thời gian: Hội nghị người lao động được tổ chức ít nhất 1 năm một lần (đối với doanh nghiệp nhà nước vào quý I).

2. Thành phần tham dự Hội nghị người lao động

(1) Đối với hội nghị toàn thể: Là toàn thể NLĐ trong Công ty.

(2) Đối với hội nghị đại biểu: NSDLĐ thống nhất với BCH CĐCS phân bổ số lượng, cơ cấu phù hợp, đồng đều cho các bộ phận. Căn cứ vào số lượng phân bổ, các Tổ công đoàn phối hợp với chuyên môn chọn cử đại diện NLĐ đơn vị mình tham dự Hội nghị NLĐ cấp doanh nghiệp và cấp trên.

(3) Đại biểu đương nhiên bao gồm: Hội đồng quản trị; Ban Giám đốc; Ban kiểm soát; Kế toán trưởng, Trưởng phòng nhân sự; BCH CĐCS; đại diện cấp ủy đảng, đại diện các tổ chức chính trị - xã hội (nếu có); ban thanh tra nhân dân (nếu có); đại diện BCH công đoàn cấp trên (nơi chưa có CĐCS).

3. Công tác chuẩn bị tổ chức hội nghị

(i) Xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị người lao động:

Công đoàn chủ động đề xuất, thống nhất với doanh nghiệp vận dụng, áp dụng công tác chuẩn bị để xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị người lao động và phổ biến đến người lao động trong doanh nghiệp.

(ii) Xây dựng các báo cáo:

- Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng: Báo cáo kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết Hội nghị người lao động trước đó và những quy định về thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc; báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp năm trước và phương hướng, kế hoạch sản xuất kinh doanh năm tiếp theo liền kề; báo cáo đánh giá, tổng kết và kiểm điểm trách nhiệm vai trò của doanh nghiệp trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm trước; báo cáo tổng kết phong trào thi đua, kết quả xét khen thưởng, nội dung giao ước thi đua; các nội quy, quy định, quy chế nội bộ, thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp (nếu có).

- Công đoàn có trách nhiệm xây dựng: Báo cáo tổng hợp các đề xuất, kiến nghị của người lao động tại các hội nghị người lao động của các đơn vị trực thuộc doanh nghiệp.

- Ban Thanh tra nhân dân: xây dựng báo cáo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân trong năm và chương trình công tác năm tiếp theo (Công đoàn hướng dẫn Ban Thanh tra nhân dân thực hiện).

4. Trình tự tổ chức Chương trình hội nghị người lao động

Hội nghị NLĐ Công ty chỉ tổ chức khi có ít nhất 70% tổng số đại biểu triệu tập tham dự. Chương trình hội nghị diễn ra cụ thể như sau:

- Bầu chủ trì hội nghị, cử thư ký hội nghị (biểu quyết giơ tay).

- Thông qua Chương trình Hội nghị.

- Đại diện các bên trình bày các báo cáo tại điểm c khoản 5 Điều 11 Hướng dẫn 11/HD-TLĐ năm 2024.

- Đại biểu thảo luận, kiến nghị, đề xuất.

- NSDLĐ giải đáp thắc mắc; bàn giải pháp đảm bảo việc làm, thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho NLĐ; nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cải tiến điều kiện làm việc...

- Phát biểu của lãnh đạo (nếu có).

- Ký kết, sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể (nếu có).

- Bầu thành viên tham gia đối thoại bên đại diện NLĐ (nếu có).

- Bầu Ban Thanh tra nhân dân đối với doanh nghiệp nhà nước (nếu có).

- Tổ chức khen thưởng, phát động thi đua, ký giao ước thi đua (nếu có).

- Thông qua Nghị quyết hội nghị.

5. Phổ biến, triển khai, giám sát thực hiện Nghị quyết hội nghị

- NSDLĐ phối hợp với BCH CĐCS tổ chức phổ biến nội dung Nghị quyết hội nghị đến toàn thể NLĐ trong Công ty.

- BCH CĐCS có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết hội nghị của NSDLĐ.

- Định kỳ 6 tháng một lần, NSDLĐ phối hợp với CĐCS tổ chức đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết hội nghị; kết quả thực hiện, kiến nghị, đề xuất của NLĐ.

7 thay đổi lớn của chính sách bảo hiểm xã hội năm 2025

7 thay đổi lớn của chính sách bảo hiểm xã hội năm 2025

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 sẽ bắt đầu có hiệu lực từ 01/7/2025. Theo đó, sẽ có 07 điều mà người dân cần biết về chính sách BHXH 2025, cụ thể như sau:
8 nhiệm vụ trọng tâm của Công đoàn Việt Nam trong tháng 02/2025

8 nhiệm vụ trọng tâm của Công đoàn Việt Nam trong tháng 02/2025

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xác định 8 nhiệm vụ trọng tâm của Công đoàn Việt Nam trong tháng 2/2025. Cụ thể như sau:
Những điểm mới quan trọng trong Luật Công đoàn (sửa đổi)

Những điểm mới quan trọng trong Luật Công đoàn (sửa đổi)

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Luật Công đoàn 2024 thay thế Luật Công đoàn 2012.
6 điểm mới trong chế độ thai sản năm 2025 cho người tham gia BHXH bắt buộc

6 điểm mới trong chế độ thai sản năm 2025 cho người tham gia BHXH bắt buộc

Vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025. Trong đó có 6 điểm mới dành cho đối tượng tham gia BHXH bắt buộc được bổ sung. Đáng chú ý, lao động nữ phá thai, dù là phá thai bệnh lý hay ngoài ý muốn, đều được hưởng chế độ thai sản.
Chiến sĩ thi đua các cấp năm 2025 sẽ được nhận mức thưởng bao nhiêu?

Chiến sĩ thi đua các cấp năm 2025 sẽ được nhận mức thưởng bao nhiêu?

Mức tiền thưởng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua” các cấp năm 2025 sẽ được tính dựa trên mức lương cơ sở, với mức cao nhất lên đến 10.530.000 đồng. Quy định này không chỉ tạo động lực cho người lao động mà còn đảm bảo sự công bằng trong xét thi đua, khen thưởng.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với Công đoàn thế nào?

Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với Công đoàn thế nào?

Công đoàn là tổ chức đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Để đảm bảo môi trường làm việc công bằng, hài hòa, người sử dụng lao động có trách nhiệm quan trọng trong việc phối hợp với Công đoàn, tuân thủ các quy định của pháp luật nhằm thúc đẩy quan hệ lao động lành mạnh.
Phương hướng, nhiệm vụ công đoàn Việt Nam 2025: Đẩy mạnh phát triển đoàn viên

Phương hướng, nhiệm vụ công đoàn Việt Nam 2025: Đẩy mạnh phát triển đoàn viên

Năm 2025, các cấp công đoàn Việt Nam sẽ tập trung thực hiện hiệu quả nhiệm vụ "Năm phát triển đoàn viên", với mục tiêu phát triển cả về số lượng và chất lượng đoàn viên, đặc biệt trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước và lao động khu vực phi chính thức. Để đạt được mục tiêu này, công đoàn cần triển khai đồng bộ các giải pháp sáng tạo và đổi mới trong công tác tuyên truyền, phát triển đoàn viên, cũng như nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn cơ sở.
Trực tết 2025, cán bộ, công chức được hưởng lương như thế nào?

Trực tết 2025, cán bộ, công chức được hưởng lương như thế nào?

Theo quy định, khi trực Tết, công chức, viên chức được hưởng thêm tiền lương làm thêm giờ, tiền làm đêm. Mức hưởng ít nhất là 300% lương.
Quyền và trách nhiệm của đoàn viên công đoàn như thế nào?

Quyền và trách nhiệm của đoàn viên công đoàn như thế nào?

Luật Công đoàn năm 2024 đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ.
Quyền và trách nhiệm của công đoàn với người lao động: Hiểu đúng để thực hiện tốt

Quyền và trách nhiệm của công đoàn với người lao động: Hiểu đúng để thực hiện tốt

Công đoàn là tổ chức đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Dưới đây là các quyền và trách nhiệm cụ thể của công đoàn.