Khát vọng từ khung cửi

Trong nhịp điệu hối hả tại Tổng Công ty May 10, tiếng máy may vang lên như bản hòa tấu của những đôi tay tài hoa. Giữa không gian ấy, Đỗ Thị Thúy - Đảng viên Chi bộ Phòng Thiết kế thời trang - tỏa sáng với nụ cười rạng rỡ và ánh mắt quyết tâm. Ở chị hội tụ tình yêu nghề, niềm tin vững vàng vào lý tưởng Đảng, sự tận tụy trong công việc và khát khao cống hiến không ngừng.
Nữ đảng viên doanh nghiệp FDI hết lòng vì công việc

Từng sợ mình không đủ giỏi, đủ tốt…

Sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng, với ông ngoại và bố đều là những đảng viên kiên trung, niềm tự hào và ý thức trách nhiệm đã thấm sâu vào chị Đỗ Thị Thúy từ thuở nhỏ.

Bố chị Thúy - một người lính, đảng viên gương mẫu - sau khi xuất ngũ tiếp tục cống hiến qua nhiều công việc khác nhau. Dù ở đâu, ông cũng tận tâm, trách nhiệm, hết lòng phục vụ nhân dân. Những lần theo bố công tác ở vùng sâu, vùng xa, chị Thúy thấm thía ý nghĩa của sự hy sinh. “Dù đường đi khó khăn, vất vả, nhưng chưa khi nào thấy bố than mệt. Ông luôn dặn tôi: Đã là đảng viên, phải biết chia sẻ, thấu hiểu, khó khăn này có là gì”, chị nhớ lại.

Khát vọng từ khung cửi
Chị Đỗ Thị Thúy - Đảng viên Chi bộ Phòng Thiết kế thời trang, TCT May 10. Ảnh: NVCC

Chính những bài học từ ông ngoại và bố đã gieo vào chị Thúy “hạt giống” yêu nước và khát khao cống hiến. Điều đó thôi thúc chị không ngừng học tập, rèn luyện, phấn đấu để trở thành đảng viên tận tâm và trách nhiệm.

Thế nhưng, khi nghiêm túc suy nghĩ về việc gia nhập Đảng, chị Thúy không khỏi lo lắng, băn khoăn. Liệu bản thân có đủ năng lực, phẩm chất để đảm đương trách nhiệm của đảng viên? Chị tâm sự: “Thú thật, lúc đầu tôi rất sợ. Tôi sợ mình không đủ giỏi, không đủ tốt để trở thành đảng viên. Tôi sợ mình làm sai điều gì đó, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng. Tôi cứ tự hỏi mãi, liệu mình có thực sự xứng đáng hay không. Đó cũng là lý do mà mãi đến tận sau này tôi mới vào Đảng”.

Hành trình đến với Đảng

Chị Thúy nhớ lại những buổi học đầu tiên tại lớp cảm tình Đảng. Những kiến thức thật gần gũi, dễ hiểu. Chị bắt đầu hiểu rõ hơn về bản chất, vai trò lãnh đạo của Đảng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong quá trình ấy, chị đặc biệt quan tâm đến trách nhiệm của đảng viên. Từ đó, chị dành nhiều thời gian hơn cho công việc và các hoạt động xã hội. Điều này khiến chị gặp không ít khó khăn trong việc cân bằng giữa công việc và gia đình. Có những ngày cao điểm sản xuất, chị chỉ ngủ 3-4 tiếng, đôi khi muốn bỏ cuộc.

Thấu hiểu điều đó, gia đình và lãnh đạo phòng, công ty May 10 luôn tạo điều kiện để chị tiếp tục cống hiến. Tham gia tổ chức Đảng, chị cũng tích cực hoạt động tại địa phương qua hội phụ nữ, văn nghệ, thể thao… Nhờ đó, chị có cơ hội tiếp xúc với nhiều hoàn cảnh khó khăn, càng thôi thúc chị tìm cách giúp đỡ.

Nhìn những người mẹ vất vả nuôi dạy con nhỏ trong khi chồng lâm bệnh, chị giúp kết nối họ với các nguồn vay vốn, giúp họ tìm cơ hội phát triển kinh tế gia đình, hy vọng phần nào san sẻ được gánh nặng.

Chị còn theo sát, thăm hỏi đời sống của đồng nghiệp, hỗ trợ kịp thời khi họ gặp khó khăn. Công nhân quê xa, sống trọ nơi Thủ đô thế nào, chị đều nắm rõ. Những thực tập sinh, công nhân mới vào cũng do chị dìu dắt, hướng dẫn, giúp họ hòa nhập với môi trường làm việc.

Khát vọng từ khung cửi
Chị Đỗ Thị Thúy vừa nỗ lực phát triển bản thân, vừa giúp đỡ các đồng nghiệp trong quá trình làm việc. Ảnh: NVCC

Anh Tô Phương Nam, một “học trò” từng được chị Thúy hướng dẫn, chia sẻ: “Chị Thúy là người rất tận tâm và nhiệt tình, luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Khi tôi mới vào công ty, còn nhiều bỡ ngỡ, chị đã hướng dẫn, giúp tôi nhanh chóng làm quen với công việc. Chị còn chia sẻ với tôi những kinh nghiệm sống, giúp tôi trưởng thành hơn rất nhiều”.

Từ bàn máy, giờ đây, cuộc sống của đảng viên trẻ Đỗ Thị Thúy như mở rộng hơn, gắn kết chị với nhiều mảnh đời. “Tôi vẫn luôn nuối tiếc vì không vào Đảng sớm hơn. Thế nhưng dù sớm hay muộn, thì việc trở thành đảng viên chính là vinh dự lớn, đòi hỏi mỗi người phải không ngừng nỗ lực, hoàn thiện bản thân hơn mỗi ngày”, chị Thúy chia sẻ.

Những hành động thiết thực của chị Thúy đã được chi bộ, đồng nghiệp ghi nhận, đánh giá cao.

“Bàn tay vàng” ngành may

Ngày được kết nạp Đảng đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời chị. Không còn đơn thuần là một công nhân, chị Thúy nỗ lực không ngừng để hoàn thiện bản thân, nâng cao tay nghề và lan tỏa tinh thần trách nhiệm đến đồng nghiệp. Từ công nhân may, chị được tín nhiệm giao nhiệm vụ cán bộ xưởng, rồi trở thành nhân tố quan trọng của Phòng Thiết kế thời trang.

Khát vọng từ khung cửi
Chị Đỗ Thị Thúy (ngoài cùng bên trái) cùng các đồng nghiệp nhận danh hiệu "Bàn tay vàng" tại Hội thi thợ giỏi ngành Dệt may năm 2023. Ảnh: NVCC

Trong quá trình công tác, chị Thúy không ngừng đổi mới sáng tạo, đưa ra nhiều sáng kiến giúp tối ưu quy trình sản xuất, giảm thiểu chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Những cải tiến trong kỹ thuật may nơ, ly cầu vai, ép dựng đai vải... đã góp phần nâng cao năng suất lao động đáng kể. Năm 2023, chị vinh dự đạt danh hiệu “Bàn tay vàng” trong Hội thi thợ giỏi ngành Dệt may - một minh chứng cho sự nỗ lực và tài năng của chị.

Không chỉ giỏi chuyên môn, chị Thúy còn là đảng viên gương mẫu, nhiệt huyết trong công tác xây dựng tổ chức Đảng tại doanh nghiệp. Chị luôn sẵn sàng hỗ trợ, dìu dắt đồng nghiệp trẻ, giúp họ rèn luyện tay nghề, nâng cao nhận thức chính trị, từng bước trở thành những đảng viên ưu tú.

20 năm thực hiện mong ước vào Đảng của nữ công nhân 20 năm thực hiện mong ước vào Đảng của nữ công nhân

Ấn tượng đầu tiên của tôi về chị Trần Thị Phượng - nhân viên văn phòng xưởng hoàn thành của Công ty TNHH Vina Korea ...

Đảng viên trẻ với tinh thần Đảng viên trẻ với tinh thần "có lệnh là lên đường"

Hơn 10 năm công tác tại Nhà máy nước Diễn Vọng (thuộc Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh), anh Nguyễn Văn Hải đã ...

Nữ đảng viên doanh nghiệp FDI hết lòng vì công việc Nữ đảng viên doanh nghiệp FDI hết lòng vì công việc

Từ ung thư đến mất người con gái đầu lòng, các nỗi đau dồn dập ập đến nhưng bằng ý chí mạnh mẽ chị Ngô ...

Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 4: Rủi ro chực chờ trên từng cuốc xe

Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 4: Rủi ro chực chờ trên từng cuốc xe

Nghề xe ôm công nghệ, shipper ngày càng trở thành lựa chọn của nhiều lao động phổ thông do tính linh hoạt và không yêu cầu trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, ẩn sau vẻ ngoài tự do là một thực tế đầy rủi ro: Thu nhập bấp bênh, nguy cơ tai nạn cao, bị lừa đảo, hành hung, và không có bảo hiểm lao động.
Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 3: Cần mạnh tay xử lý hành vi bạo lực với shipper

Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 3: Cần mạnh tay xử lý hành vi bạo lực với shipper

Hai vụ việc shipper bị hành hung tại Hà Nội và Đà Nẵng mới đây đã gây bức xúc trong dư luận, đặt ra vấn đề về sự an toàn và bảo vệ quyền lợi cho lực lượng lao động giao hàng – những người đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế số.
Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 2: Shipper và những lỗ hổng bảo vệ

Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 2: Shipper và những lỗ hổng bảo vệ

Sự phát triển của nền kinh tế nền tảng đã thay đổi hoàn toàn cách thức làm việc của shipper, biến họ từ người lao động (NLĐ) truyền thống thành “đối tác” của các công ty công nghệ. Từ đó, shipper rơi vào tình trạng yếu thế, không được bảo vệ bởi pháp luật lao động, không có BHXH, y tế hay cơ chế giải quyết tranh chấp hợp lý. Lỗ hổng pháp lý và sự kiểm soát bằng thuật toán càng khiến họ bị động trước những quyết định từ phía công ty nền tảng.
TS Nguyễn Ngọc Ân: “Thay đổi cách thi cử, học thêm sẽ không còn chỗ đứng”

TS Nguyễn Ngọc Ân: “Thay đổi cách thi cử, học thêm sẽ không còn chỗ đứng”

Trao đổi với Tạp chí Lao động và Công đoàn, TS Nguyễn Ngọc Ân – Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho rằng vấn đề cốt lõi của dạy thêm, học thêm nằm ở câu hỏi: “Học thêm để làm gì? Để học sinh giỏi hơn, hay để các em thi đỗ?".
TS Nguyễn Ngọc Ân: Giáo viên có “lách luật” dạy thêm cũng không hẳn vì tăng thu nhập

TS Nguyễn Ngọc Ân: Giáo viên có “lách luật” dạy thêm cũng không hẳn vì tăng thu nhập

TS Nguyễn Ngọc Ân - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam, đã có những chia sẻ thẳng thắn xoay quanh Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về vấn đề dạy thêm, học thêm. Ông nhấn mạnh rằng việc dạy thêm cần được quản lý chặt chẽ nhưng cũng phải nhìn nhận thực tế từ nhiều góc độ.
Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 1: Lao động tự do ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 1: Lao động tự do ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Lao động tự do (còn được biết đến là lao động phi chính thức hay lao động có việc làm phi chính thức) là những người làm công việc tự do, thời vụ như bán hàng rong, bán hàng tại các khu chợ, phụ hồ, xe ôm, những người làm thuê khoán trong các xưởng sản xuất, gia công... Họ luôn đối mặt với sự vất vả trong điều kiện làm việc và thiệt thòi trong tham gia mạng lưới an sinh xã hội do thường làm việc không có hợp đồng lao động. Việc tồn tại tỷ lệ bộ phận lao động này cao sẽ là rào cản cho sự phát triển của thị trường lao động cũng như phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Nữ đảng viên luôn “dấn thân” vì công nhân lao động

Nữ đảng viên luôn “dấn thân” vì công nhân lao động

Với chị Như, khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng, từ chỗ một người đến tuổi trưởng thành, lên đường lập nghiệp nhưng chưa có lý tưởng phấn đấu rõ ràng, chị Như đã trở thành người có ước mơ, khát vọng cống hiến, đóng góp cho quê hương, đất nước…
Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm: Nỗi lo, giải pháp và kỳ vọng

Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm: Nỗi lo, giải pháp và kỳ vọng

Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành từ 14/2/2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), mang theo kỳ vọng về một sự chấn chỉnh mạnh mẽ trong hoạt động dạy thêm, học thêm, đảm bảo quyền lợi chính đáng của cả giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, vẫn còn đó những trăn trở, khó khăn mà các giáo viên cùng với các bậc phụ huynh đang phải đối mặt.
Bài 2: Thời điểm thuận lợi để đàm phán tăng lương công nhân dệt may

Bài 2: Thời điểm thuận lợi để đàm phán tăng lương công nhân dệt may

Đã đến lúc công đoàn chủ động đàm phán, thương lượng để tăng lương cho công nhân dệt may; đây cũng là con đường ngắn và hiệu quả nhất giúp cải thiện đời sống người lao động làm việc trong ngành này.
Bài 1: Công nhân ngành Dệt may lương thấp, môi trường làm việc khắc nghiệt

Bài 1: Công nhân ngành Dệt may lương thấp, môi trường làm việc khắc nghiệt

Công nhân ngành Dệt may làm việc trong môi trường khắc nghiệt, thu nhập thấp hơn thu nhập bình quân chung của cả nước; trong đó tỷ lệ tiền lương chỉ chiếm 72% trong cơ cấu thu nhập.