Những điểm mới quan trọng trong Luật Công đoàn (sửa đổi)

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Luật Công đoàn 2024 thay thế Luật Công đoàn 2012.

Luật Công đoàn (sửa đổi) có 6 chương, 37 điều (tăng 4 điều so với Luật hiện hành) và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Luật có 12 điểm mới quan trọng cụ thể như sau:

1. Mở rộng quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn cho “người làm việc không có quan hệ lao động” (Điều 5).

Người lao động Việt Nam có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn”, bao gồm cả người làm việc không có quan hệ lao động.

2. Mở rộng quyền gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động là công dân nước ngoài (Điều 5).

3. Bổ sung quyền gia nhập Công đoàn Việt Nam của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp (Điều 6)

+ Tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp, tự nguyện tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam thì có quyền gia nhập Công đoàn Việt Nam.

+ NLĐ là thành viên của tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp tự nguyện và đủ điều kiện gia nhập Công đoàn Việt Nam theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam thì được công nhận là đoàn viên công đoàn.

4. Bổ sung nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam và làm rõ hơn nguyên tắc, nội dung hợp tác quốc tế về công đoàn (Điều 7, điều 9)

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam là “hợp tác, phối hợp với người sử dụng lao động, đồng thời bảo đảm tính độc lập của tổ chức Công đoàn” nhằm bảo đảm phù hợp với tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản.

5. Quy định cụ thể hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam (Điều 8).

Xác định và phân định rõ “Công đoàn Việt Nam” với “Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam”. Theo đó, Công đoàn Việt Nam là tổ chức thống nhất bao gồm 4 cấp: cấp trung ương; cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương; cấp trên trực tiếp cơ sở; cấp cơ sở. Trong đó, cấp trung ương là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

6. Bổ sung và quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm (Điều 10)

Bên cạnh các hành vi có tính chất phân biệt đối xử, can thiệp thao túng; các hành vi liên quan đến đóng, quản lý sử dụng kinh phí công đoàn (không đóng, chậm đóng, đóng không đúng mức quy định, đóng không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng; quản lý, sử dụng kinh phí công đoàn không đúng quy định), nhận viện trợ, tài trợ, tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật trái quy định của pháp luật…

7. Quy định cụ thể hơn quyền, trách nhiệm đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn và người lao động (Điều 11)

+ Đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, công trình văn hóa, thể thao, hạ tầng kỹ thuật có liên quan để phục vụ đoàn viên công đoàn, NLĐ theo quy định của pháp luật

+ Tổ chức các hoạt động chăm lo, nâng cao đời sống, văn hoá, tinh thần; động viên, khen thưởng, hỗ trợ khi ốm đau, thai sản, khó khăn, hoạn nạn và các hoạt động chăm lo khác cho đoàn viên công đoàn và NLĐ…

+ Bổ sung sung quyền, trách nhiệm đại diện, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn và NLĐ bảo đảm đồng bộ với hệ thống pháp luật

8. Bổ sung quyền giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn (Điều 16, Điều 17)

Bổ xung, quy định cụ thể về hoạt động chủ trì giám sát mang tính xã hội của Công đoàn, bao gồm nguyên tắc, hình thức, quyền, trách nhiệm của Công đoàn, quyền, trách nhiệm của NSDLĐ cơ quan, tổ chức được giám sát

9. Bổ sung quy định về quyền, trách nhiệm của đoàn viên công đoàn (Điều 21, Điều 22)

+ Được thụ hưởng chính sách thuê nhà ở xã hội của Tổng Liên đoàn;

+ Được tuyên dương, khen thưởng khi có thành tích trong lao động, sản xuất và hoạt động công đoàn;

+ Quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

10. Đảm bảo cho cán bộ công đoàn (Điều 28)

+ NSDLĐ không được đơn phương chấm dứt HĐLĐ với CBCĐ không chuyên trách nếu không có ý kiến bằng văn bản của “công đoàn cấp trên trực tiếp”.

+ Công đoàn là “đại diện theo pháp luật” cho CBCĐ để khởi kiện trong trường hợp NLĐ là CBCĐ không chuyên trách bị NSDLĐ chấm dứt HĐLĐ, HĐLV...

+ Hỗ trợ cho CBCĐ không chuyên trách trong thời gian gián đoạn việc làm, không thể trở lại làm công việc cũ do bị NSDLĐ chấm dứt HĐLĐ...

11. Bổ sung các trường hợp miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí (Điều 30)

+ Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thực hiện giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật thì được xem xét miễn số tiền chưa đóng kinh phí công đoàn.

+ Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gặp khó khăn vì lý do kinh tế hoặc bất khả kháng thì được xem xét giảm mức đóng kinh phí công đoàn.

+ Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc không có khả năng đóng kinh phí công đoàn thì được xem xét tạm dừng đóng kinh phí công đoàn trong thời gian không quá 12 tháng.

12. Sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm làm rõ nguyên tắc quản lý, sử dụng tài chính công đoàn (Điều 31, Điều 33, Điều 34)

+ Bổ sung các nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho đoàn viên, NLĐ thuê.

+ Nghiên cứu khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của tổ chức công đoàn.

+ Hỗ trợ cho cán bộ công đoàn không chuyên trách trong thời gian gián đoạn việc làm, không thể trở lại làm công việc cũ do bị NSDLĐ chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc, buộc thôi việc hoặc sa thải trái pháp luật;

+ Hỗ trợ CĐCS nơi được miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn…

+ Bổ sung quy định Tổng Liên đoàn định kỳ hai năm báo cáo Quốc hội về tình hình thu, chi và quản lý sử dụng tài chính công đoàn.

+ Bổ sung quy định Kiểm toán nhà nước, định kỳ hai năm một lần, thực hiện kiểm toán việc quản lý và sử dụng tài chính công đoàn và báo cáo kết quả với Quốc hội cùng thời điểm Tổng Liên đoàn báo cáo Quốc hội và thực hiện kiểm toán đột xuất theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Luật Công đoàn (sửa đổi): Luật của thời kỳ hội nhập sâu rộng và kỷ nguyên vươn mình Luật Công đoàn (sửa đổi): Luật của thời kỳ hội nhập sâu rộng và kỷ nguyên vươn mình

Luật Công đoàn (sửa đổi) vừa chính thức được Quốc hội bấm nút thông qua ngày 27/11 vừa qua. Bên cạnh những ý kiến của ...

Nhiệm vụ trọng tâm đưa Luật Công đoàn (sửa đổi) vào cuộc sống Nhiệm vụ trọng tâm đưa Luật Công đoàn (sửa đổi) vào cuộc sống

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) - còn gọi là Luật Công đoàn 2024. Từ ...

6 điểm mới trong chế độ thai sản năm 2025 cho người tham gia BHXH bắt buộc

6 điểm mới trong chế độ thai sản năm 2025 cho người tham gia BHXH bắt buộc

Vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025. Trong đó có 6 điểm mới dành cho đối tượng tham gia BHXH bắt buộc được bổ sung. Đáng chú ý, lao động nữ phá thai, dù là phá thai bệnh lý hay ngoài ý muốn, đều được hưởng chế độ thai sản.
Chiến sĩ thi đua các cấp năm 2025 sẽ được nhận mức thưởng bao nhiêu?

Chiến sĩ thi đua các cấp năm 2025 sẽ được nhận mức thưởng bao nhiêu?

Mức tiền thưởng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua” các cấp năm 2025 sẽ được tính dựa trên mức lương cơ sở, với mức cao nhất lên đến 10.530.000 đồng. Quy định này không chỉ tạo động lực cho người lao động mà còn đảm bảo sự công bằng trong xét thi đua, khen thưởng.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với Công đoàn thế nào?

Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với Công đoàn thế nào?

Công đoàn là tổ chức đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Để đảm bảo môi trường làm việc công bằng, hài hòa, người sử dụng lao động có trách nhiệm quan trọng trong việc phối hợp với Công đoàn, tuân thủ các quy định của pháp luật nhằm thúc đẩy quan hệ lao động lành mạnh.
Phương hướng, nhiệm vụ công đoàn Việt Nam 2025: Đẩy mạnh phát triển đoàn viên

Phương hướng, nhiệm vụ công đoàn Việt Nam 2025: Đẩy mạnh phát triển đoàn viên

Năm 2025, các cấp công đoàn Việt Nam sẽ tập trung thực hiện hiệu quả nhiệm vụ "Năm phát triển đoàn viên", với mục tiêu phát triển cả về số lượng và chất lượng đoàn viên, đặc biệt trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước và lao động khu vực phi chính thức. Để đạt được mục tiêu này, công đoàn cần triển khai đồng bộ các giải pháp sáng tạo và đổi mới trong công tác tuyên truyền, phát triển đoàn viên, cũng như nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn cơ sở.
Trực tết 2025, cán bộ, công chức được hưởng lương như thế nào?

Trực tết 2025, cán bộ, công chức được hưởng lương như thế nào?

Theo quy định, khi trực Tết, công chức, viên chức được hưởng thêm tiền lương làm thêm giờ, tiền làm đêm. Mức hưởng ít nhất là 300% lương.
Quyền và trách nhiệm của đoàn viên công đoàn như thế nào?

Quyền và trách nhiệm của đoàn viên công đoàn như thế nào?

Luật Công đoàn năm 2024 đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ.
Quyền và trách nhiệm của công đoàn với người lao động: Hiểu đúng để thực hiện tốt

Quyền và trách nhiệm của công đoàn với người lao động: Hiểu đúng để thực hiện tốt

Công đoàn là tổ chức đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Dưới đây là các quyền và trách nhiệm cụ thể của công đoàn.
12 nhóm chỉ tiêu cụ thể toàn hệ thống công đoàn năm 2025

12 nhóm chỉ tiêu cụ thể toàn hệ thống công đoàn năm 2025

Năm 2025, Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, đồng thời đặt ra 12 nhóm chỉ tiêu cụ thể để toàn hệ thống công đoàn phấn đấu thực hiện. Dưới đây là nội dung cụ thể.
Điều kiện nào để xét chọn biểu dương công nhân tiêu biểu là đảng viên năm 2025?

Điều kiện nào để xét chọn biểu dương công nhân tiêu biểu là đảng viên năm 2025?

Năm 2025, Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ tổ chức Hội nghị toàn quốc nhằm tôn vinh những công nhân lao động xuất sắc, tiêu biểu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là sự kiện trọng đại, ghi nhận những đóng góp nổi bật của lực lượng lao động trong mọi lĩnh vực.
4 nhiệm vụ trọng tâm của các cấp công đoàn trong và sau Tết

4 nhiệm vụ trọng tâm của các cấp công đoàn trong và sau Tết

Với tinh thần chủ động, công đoàn đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực nhằm đảm bảo mọi người lao động đón Tết đầm ấm, an toàn và trở lại làm việc đúng thời gian quy định, sẵn sàng bước vào năm mới với khí thế mới.